Giáo án Âm nhạc 9 chân trời Bài 14: Hát Lí ngựa ô, Nhạc cụ thể hiện tiết tấu

Giáo án Bài 14: Hát Lí ngựa ô, Nhạc cụ thể hiện tiết tấu sách Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 6: HƯỚNG VỀ CỘI NGUỒN

(4 tiết)

BÀI 14: 

- HÁT: LÍ NGỰA Ô

- NHẠC CỤ THỂ HIỆN TIẾT TẤU

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hát: hát đúng giai điệu, lời ca và sắc thái của bài Lí ngựa ô.
  • Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: biết sử dụng nhạc cụ thể hiện tiết tấu để gõ đệm cho bài hát Lí ngựa ô.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất sôi nổi, rộn ràng của bài hát Lí ngựa ô.
  • Biết sử dụng nhạc cụ thể hiện tiết tấu để gõ đệm cho bài hát Lí ngựa ô.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức tìm hiểu truyền thống của quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của quê hương.
  • Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa, tích cực tham gia các HĐ bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa.
  • Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo. 
  • File âm thanh bài hát Lí ngựa ô, Lí cây đa, Lí cây bông, Lí dĩa bánh bò, Lí mười thương,...
  • Đàn phím điện tử hoặc kèn phím, nhạc cụ thể hiện tiết tấu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 9 và internet. 

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

  • Dùng lời, thực hành luyện tập, làm mẫu, giải quyết vấn đề, hợp tác, trò chơi,...

2. Kĩ thuật dạy học

  • Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não,...

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

 

HÁT: LÍ NGỰA Ô

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi âm nhạc Nghe dân ca đoán xuất xứ.

c. Sản phẩm: HS kể tên các bài hát về lí thuộc dân ca Nam Bộ.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi âm nhạc Nghe dân ca đoán xuất xứ.

- GV phổ biến luật chơi và cách chơi: Nghe một số bài lí và trả lời tên bài hát, xuất xứ:

+ Lí ngựa ô: https://youtu.be/rn9k8vFJuCA?si=vZv5DebsW_ikGBmg 

+ Lí cây đa: https://youtu.be/h7XCBy7ujhI?si=eDTMU6n3fTv00Szn 

+ Lí cây bông: https://youtu.be/n3Pqt-63NJU?si=feFFMfC4dvu_O_0o 

+ Lí dĩa bánh bò: https://youtu.be/y4A8szzhLjo?si=CvLYWYtiRkj8HI7J 

+ Lí mười thương: https://youtu.be/XyndcxgkVMM?si=1a5CWUOYGZT86CL7 

+ Lí kéo chài: https://youtu.be/NSmL05kjAgU?si=3hVNxv5ImA-6k0wq 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi xuất xứ các bài hát được nghe.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Lí ngựa ô: có xuất xứ từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

+ Lí cây đa: có xuất xứ từ vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

+ Lí cây bông: có xuất xứ từ miền Nam Việt Nam.

+ Lí dĩa bánh bò: có xuất xứ từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Lí mười thương: có xuất xứ từ miền nam Việt Nam.

+ Lí kéo chài: có xuất xứ từ miền Trung Việt Nam, ở các vùng ven biển.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các bài dân ca ngắn gọn chúng ta vừa nghe đều là lí. Lí là một thể loại ca hát trong dân gian, xuất hiện ở khắp các vùng miền trên đất nước ta. Nội dung các bài lí thường mô tả về thiên nhiên, tình cảm của con người hay những truyền thống văn hóa và ít gắn liền với hoạt động lao động như thể loại hò. Lí được phát triển ở khu vực miền Trung và miền Nam. Đặc biệt lí đã trở thành một thể loại dân ca tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ. Để hiểu rõ hơn về thể loại lí, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 14: Hát – Lí ngựa ô.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe và nêu cảm nhận về bài hát Lí ngựa ô

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lắng nghe và nêu được cảm nhận của bản thân về bài hát Lí ngựa ô.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS lắng nghe và nêu được cảm nhận của bản thân về bài hát Lí ngựa ô.

c. Sản phẩm: Cảm nhận của HS về tính chất âm nhạc sau khi lắng nghe bài hát Lí ngựa ô và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS cả lớp lắng nghe bài hát Lí ngựa ô.

https://youtu.be/rn9k8vFJuCA?si=G8uBcOcrsS980Ej3

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài hát Lí ngựa ô.

- GV đưa các phương án để HS lựa chọn:

a. Vui tươi, nhí nhảnh.

b. Trữ tình, trong sáng.

c. Hơi nhanh, rộn ràng.

d. Vừa phải, tha thiết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và có cảm nhận về tính chất âm nhạc bài hát Lí ngựa ô.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc bài hát Lí ngựa ô. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận cảm nhận về tính chất âm nhạc bài hát  Lí ngựa ô.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Nghe và nêu cảm nhận về bài hát Lí ngựa ô

Bài hát Lí ngựa ô có tính chất hơi nhanh, rộn ràng.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài hát Lí ngựa ô

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu về điệu lí (dân ca Nam Bộ) và nêu được nội dung, ý nghĩa, cấu trúc và các kí âm nhạc trong bài hát Lí ngựa ô.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu điệu lí (dân ca Nam Bộ); bài hát Lí ngựa ô theo các nội dung: tác giả, bài hát Lí ngựa ô (nội dung, cấu trúc, cách chia câu hát).

c. Sản phẩm: HS nắm được điệu lí (dân ca Nam Bộ); thông tin tác giả, bài hát Lí ngựa ô và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung SGK tr.46 và trả lời câu hỏi: Trình bày hiểu biết của em về điệu lí (dân ca Nam Bộ).

- GV cho HS nghe lại bài Lí ngựa ô, kết hợp đọc thông tin SGK tr.46 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài hát Lí ngựa ô.

https://youtu.be/rn9k8vFJuCA?si=nIo0UKIv9vFnwSnR

- GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy tìm hiểu về các kí hiệu âm nhạc đã học trong bài (nhịp, dấu nhắc lại, khung thay đổi, cao độ, bè). 

CHỦ ĐỀ 6: HƯỚNG VỀ CỘI NGUỒN

- GV giải thích một số từ của Nam Bộ như “búp sen lá dậm”: là miếng lót hai bên hông ngựa hình búp sen.

- GV hướng dẫn HS quan sát lại bản nhạc và nhận biết cấu trúc của bài hát.

- GV hướng dẫn chia câu hát trên bản nhạc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe giai điệu, quan sát bản nhạc Lí ngựa ô và tìm hiểu về bài hát.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện một số HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận, tìm hiểu về điệu lí (dân ca Nam Bộ) và bài hát Lí ngựa ô (nội dung, ý nghĩa, cấu trúc và các kí âm nhạc). 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về thông tin điệu lí (dân ca Nam Bộ); tác giả, bài hát Lí ngựa ô.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

2. Tìm hiểu bài hát Lí ngựa ô

* Điệu lí (dân ca Nam Bộ)

- Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc, có khoảng 200 bài lí được ghi nhận ở miền Nam.

- Hầu hết các bài lí đều có cấu trúc ngắn gọn, giai điệu dễ hát, dễ thuộc, ca từ mộc mạc, thể hiện tính cách đặc trưng của người Nam Bộ.

* Bài hát Lí ngựa ô

- Tính chất âm nhạc: hơi nhanh, rộn ràng.

- Giai điệu: sôi nổi, rộn ràng, dí dỏm.

- Nội dung, ý nghĩa: thể hiện sự trẻ trung, trong sáng, trân trọng tình yêu đôi lứa của các chàng trai Nam Bộ xưa. Nội dung mô tả chàng trai chọn những gì quý giá, đắt tiền, trang trí cho con ngựa của mình để đón rước người yêu (kiệu vàng), đó là thể hiện sự trân trọng.  

- Cấu trúc: bài hát được viết ở hình thức 1 đoạn, lời ca được xây dựng từ hai câu thơ lục bát.

Ngựa ô anh thắng kiệu vàng

Anh tra khốp bạc đưa nàng về dinh

- Kí hiệu:

+ Nhịp: 2/4.

+ Nhịp độ hơi nhanh.

+ Có dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu luyến, nốt hoa mĩ, đảo phách,...

- Cách chia câu hát:

+ Câu 1: Khốp con ngựa ngựa ô (2 lần).

+ Câu 2: Ngựa ô anh thắng anh thắng kiệu vàng.

+ Câu 3: Anh tra khốp bạc lục lạc đồng đen búp sen lá dặm.

+ Câu 4: Dây cương nhuộm thắm cán roi anh bịt đồng (thà) ư ư ừ.

+ Câu 5: Anh ư anh đưa nàng anh đưa nang anh đưa nàng về dinh ư ư.

+ Câu 6: nhắc lại câu 5.

Hoạt động 4: Khởi động giọng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với lời bài hát.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với lời bài hát.

c. Sản phẩm: HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với lời bài hát và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với bài hát ở điệu thức 5 âm.

CHỦ ĐỀ 6: HƯỚNG VỀ CỘI NGUỒN

- GV đàn cho HS đọc thang âm theo tên nốt từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp; sau đó có thể dùng các nguyên âm a, i, u,... hoặc các từ ma, mi, mu,...

- GV yêu cầu HS đọc với 3 nhóm nốt như D – E – D, E – G – A, G – A – B,...

- GV lưu ý HS luyện các âm thanh đến nốt cao nhất có thể, HS nữ hát pha giọng, chuyển giọng (còn gọi là giả thanh), không hát giọng cổ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận  

- GV mời cả lớp khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp.

- GV sửa tư thế, khẩu hình, hơi thở và âm thanh cho HS (hát vang, sáng, nhẹ nhàng).

- GV mời đại diện tổ, nhóm, cá nhân khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chỉnh sửa tư thế, khẩu hình cho HS. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

4. Khởi động giọng

HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với lời bài hát.

Hoạt động 5: Dạy bài hát

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tập hát được từng câu, hát cả bài bài hát Lí ngựa ô.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tập hát bài Lí ngựa ô theo các bước. 

c. Sản phẩm: HS hát, gõ phách và hát bè bài hát Lí ngựa ô và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đàn cho HS tập hát từng câu.

https://youtu.be/rn9k8vFJuCA?si=nIo0UKIv9vFnwSnR 

- GV hát mẫu, thực hiện những nốt hoa mỹ, luyến láy và các tiết tấu đảo phách để HS tập hát chuẩn.

- GV giải thích cho HS những từ đệm (hư từ) sử dụng trong dân ca Việt Nam và cách thể hiện bằng cách ngậm miệng, phát âm trong cổ.

- GV chú ý HS cách xử lí các dấu lặng, các nghịch phách ở câu hát cuối.

- GV lưu ý HS: gõ phách nhẹ nhàng trong lúc hát để giữ được tốc độ ổn định và xác định các chuyển động của tiết tấu, việc gõ phách là rất cần thiết.

- GV chia HS theo tổ/ nhóm, hướng dẫn HS luyện tập bài hát theo từng câu/đoạn. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tập hát từng câu, đoạn theo đàn/beat theo hướng dẫn của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời cá nhân, tổ/nhóm, cả lớp thể hiện bài hát Lí ngựa ô.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS (hát tốt), chỉnh sửa cho HS hát chưa tốt (nếu cần thiết). 

5. Dạy bài hát

HS tập hát từng câu, từng đoạn theo đàn/beat. 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát bài hát Lí ngựa ô với nhịp độ hơi nhanh, thể hiện tính chất vui tươi, sôi nổi, rộn ràng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS luyện tập hát bài hát Lí ngựa ô theo các nội dung:

- Hát bài Lí ngựa ô với nhịp độ hơi nhanh, thể hiện tính chất vui tươi, sôi nổi, rộn ràng.

- Hát theo nhạc đệm, kết hợp gõ đệm theo nhịp bằng nhạc cụ thể hiện tiết tấu.

c. Sản phẩm: HS trình bày bài hát Lí ngựa ô với nhịp độ hơi nhanh, thể hiện tính chất vui tươi, sôi nổi, rộn ràng kết hợp gõ đệm theo nhịp bằng nhạc cụ thể hiện tiết tấu. 

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS theo tổ/nhóm để thực hiện nội dung luyện tập.

- GV yêu cầu các tổ/nhóm thực hiện nhiệm vụ: Hát bài Lí ngựa ô với nhịp độ hơi nhanh, thể hiện tính chất vui tươi, sôi nổi, rộn ràng.

https://youtu.be/rn9k8vFJuCA?si=nIo0UKIv9vFnwSnR 

- GV yêu cầu HS hát theo nhạc đệm, kết hợp gõ đệm theo nhịp bằng nhạc cụ thể hiện tiết tấu.

- GV lưu ý HS: sử dụng các nhạc cụ gõ mang đặc trưng dân tộc như song loan, mõ, trống con, thanh phách,...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS luyện tập tích cực theo tổ/nhóm. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình luyện hát (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện nhóm/tổ trình bày bài hát Lí ngựa ô với nhịp độ hơi nhanh, thể hiện tính chất vui tươi, sôi nổi, rộn ràng kết hợp gõ đệm theo nhịp bằng nhạc cụ thể hiện tiết tấu.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS (hát tốt), chỉnh sửa cho HS hát chưa tốt (nếu cần thiết).

- GV chuyển sang nội dung mới.  

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 - 12 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: Ma trận, lời giải, thang điểm
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay