Giáo án kì 2 sinh học 10 cánh diều

Giáo án sinh học 10 học kì 2 bộ sách cánh diều. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 sinh học 10 cánh diều. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 sinh học 10 cánh diều
Giáo án kì 2 sinh học 10 cánh diều
Giáo án kì 2 sinh học 10 cánh diều
Giáo án kì 2 sinh học 10 cánh diều
Giáo án kì 2 sinh học 10 cánh diều
Giáo án kì 2 sinh học 10 cánh diều
Giáo án kì 2 sinh học 10 cánh diều
Giáo án kì 2 sinh học 10 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 sinh học 10 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 8: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

BÀI 16: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm, nguyên lí của công nghệ tế bào.
  • Kể được một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật.
  1. Về năng lực
  • Năng lực sinh học:
  • Nhận thức sinh học:

+ Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ tế bào.

+ Trình bày được tại sao công nghệ tế bào có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đánh giá được tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ tế bào trong thực tiễn.

  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học:

 + Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về công nghệ tế bào dựa trên kết quả đã đạt được từ việc thực hiện các hoạt động ở các bài trước.

+ Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến công nghệ tế bào thực vật và ứng dụng công nghệ tế bào.

  • Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến công nghệ tế bào; ý tưởng và thảo luận các vấn đề về công nghệ tế bào phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp tương lai.
  1. Phẩm chất

Chăm chỉ: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Dạy học theo nhóm.

- Dạy học trực quan.

- Dạy học bằng phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề.

- Kĩ thuật khăn trải bàn, think – pair – share.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án.

- Tranh ảnh trong SGK phóng to.

- Một số video công nghệ tế bào thực vật.

  1. Đối với học sinh

- SGV, SBT, vở ghi, vở bài tập.

- Đồ dùng học tập, tư liệu, hình ảnh,... liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết với kiến thức mới.
  4. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về vấn đề được đề cập ở đầu bài.

- HS suy nghĩ, trao đổi, đưa ra câu trả lời.

  1. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của HS về nhân nhanh giống cây bằng nuôi cấy mô.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh họa SGK tr.95 và đặt vấn đề: Người ta có thể nuôi mảnh mô lá, thân, rễ,... trong môi trường nhân tạo để nhân giống nhanh tạo ra hàng loại cây con. Việc nhân nhanh giống cây như trên có ý nghĩa như thế bào trong thực tiễn?

- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, khuyến khích HS thảo luận nhanh và phát biểu ý kiến.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng những kiến thức đã biết, suy nghĩ, trao đổi, trả lời câu hỏi của GV.

- GV khuyến khích HS đưa ra nhiều phương án khác nhau.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong chia sẻ ý kiến.

- GV mời các HS khác nhận xét, đưa ra những ý kiến khác.

* Gợi ý: Việc nhân nhanh giống cây giúp tăng năng suất trồng trọt, dễ dàng tạo ra những cá thể cây mới, phục vụ mục đích thực tế.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài học mới: Hiện nay, công nghệ tế bào đã và đang trở thành một ngành quan trọng, mang đến nhiều bước tiến mới trong các lĩnh vực y học, nông nghiệp,... Để tìm hiểu về nguyên lí cũng như những thành tựu của công nghệ tế bào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 16: Công nghệ tế bào.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Hoạt động 1: Tìm hiểu về công nghệ tế bào

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm công nghệ tế bào.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I (SGK tr.95) để hiểu được khái niệm công nghệ tế bào.

- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để HS nắm được nội dung kiến thức.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm công nghệ tế bào.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN –

HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS xác định những công nghệ có quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong ống nghiệm nhằm nhân nhanh giống cây trồng, nhấn mạnh đó là các công nghệ tế bào.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I (SGK tr.95) để tìm hiểu khái niệm công nghệ tế bào.

- GV đặt câu hỏi cho HS: Em hiểu thế nào là công nghệ tế bào? Công nghệ tế bào được phát triển dựa trên cơ sở nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của GV.

- GV quan sát, gợi ý cho HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, kết luận khái niệm và chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Công nghệ tế bào là một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong ống nghiệm (in vitro) nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô, từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.

  1. NGUYÊN LÍ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lí công nghệ tế bào

  1. Mục tiêu: Nêu được nguyên lí của công nghệ tế bào.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát sơ đồ mục II (SGK tr.95 – 96) để tìm hiểu nguyên lí công nghệ tế bào.

- GV sử dụng phương pháp dạy học hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn HS thảo luận nội dung SGK và trả lời các câu hỏi.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN –

HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát sơ đồ mục II (SGK tr.95 – 96) để tìm hiểu nguyên lí công nghệ tế bào.

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:
+ Quan sát hình 16.2 SGK, trình bày sự khác nhau giữa biệt hóa và phân biệt hóa tế bào.

+ Nêu nguyên lí của công nghệ tế bào.

+ Trong hai loại tế bào (hồng cầu và hợp tử), loại nào có tính toàn năng? Giải thích.

- GV yêu cầu các cặp đôi thảo luận nhóm 4 người để thống nhất đáp án.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đôi nghiên cứu thông tin SGK, trao đổi để tìm ra câu trả lời.

- HS tiếp tục chia sẻ thông tin, thảo luận trong nhóm 4 để thống nhất đáp án, chuẩn bị trình bày trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét chung, chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

II. NGUYÊN LÍ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

- Công nghệ tế bào dựa trên nguyên lí về tính toàn năng của tế bào, khả năng biệt hoá và phản biệt hoá của tế bào. Dựa trên nguyên lí này, người ta có thể nuôi cấy tế bào trên môi trường nhân tạo hình thành dòng tế bào, mô, cơ quan và cơ thể hoàn chỉnh.

- Tính toàn năng của tế bào là khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp.

- Biệt hoá là quá trình một tế bào biến đổi thành một loại tế bào mới, có tính chuyên hoá về cấu trúc và chức năng, từ đó phân hoá thành các mô, cơ quan đặc thù trong cơ thể.

- Phản biệt hoá là quá trình kích hoạt tế bào đã biệt hoá thành tế bào mới giảm hoặc không còn tính chuyên hoá về cấu trúc và chức năng. Tế bào sinh dưỡng khi được kích hoạt phản biệt hoá sẽ hình thành mô sẹo ở thực vật và tế bào gốc ở động vật.

 

III, IV. MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật và động vật.

  1. Mục tiêu: Kể tên được một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục III, IV (SGK tr.96 – 99) và lần lượt thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi – đáp nêu vấn đề, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ học tập.

  1. Sản phẩm học tập: HS trình bày được một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật và động vật.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN –

HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

●       Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu công nghệ tế bào thực vật

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 – 5 HS), yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục III (SGK tr.96 – 97) để tìm hiểu một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật.

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:

+ Trình bày một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật. Cho ví dụ.

+ Vì sao người ta thường áp dụng kĩ thuật vi nhân giống để nhân nhanh các giống cây quý hiếm như các cây dược liệu, cây gỗ quý, câu thuộc loại nằm trong Sách Đỏ? Kỹ thuật này có ý nghĩa gì?

+ Kể tên một số giống cây trồng được tạo ra bằng công nghệ tế bào mà em biết.

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Mỗi thành viên trong nhóm làm việc độc lập, đọc thông tin SGK, suy nghĩ để trả lời các câu hỏi và viết câu trả lời ra giấy.

- Cả nhóm thảo luận, thống nhất đáp án từ những ý kiến cá nhân.

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời lần lượt các câu hỏi.

- Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV khích lệ HS, chốt kiến thức và chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

●       Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu công nghệ tế bào động vật

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục IV (SGK tr.97– 99) để tìm hiểu một số thành tựu của công nghệ tế bào động vật.

- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn HS thảo luận.

* Vòng 1: Nhóm chuyên gia

- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về ứng dụng công nghệ tế bào để tạo mô, cơ quan thay thế.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về ứng dụng công nghệ tế bào trong nhân bản vô tính ở động vật.

- Mỗi nhóm nghiên cứu thông tin cần tìm hiểu SGK, thảo luận và tóm tắt các ý chính.

●       Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép

- GV thành lập các nhóm mảnh ghép từ thành viên trong các nhóm chuyên gia. (Mỗi nhóm mảnh ghép có ít nhất 1 thành viên của nhóm chuyên gia)

- Các nhóm mảnh ghép thảo luận để hoàn thành trả lời các câu hỏi:

+ Trình bày bản chất và thành tựu của việc nuôi cấy tế bào động vật để tạo mô, cơ quan thay thế.

+ Nêu ví dụ chuyển gene ở động vật cho sản phẩm dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh ở người.

+ Nhân bản vô tính ở động vật là gì? Trình bày một số ứng dụng của nhân bản vô tính động vật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK, làm việc theo sự điều phối của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm mảnh ghép trình bày phần thảo luận của nhóm.

- Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV khích lệ HS, chốt kiến thức và hướng dẫn HS đọc mục Em có biết (SGK tr.99)

- GV cho HS xem thêm video về ứng dụng công nghệ tế bào: https://youtu.be/wuSdFU4GlVY

- GV cho HS đọc phần Ghi nhớ (SGK tr.99) và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

III. MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT

- Nhân nhanh giống cây trồng;

- Tạo giống cây trồng mới;

- Sản xuất các chất có hoạt tính sinh học trong tế bào thực vật.

IV. MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ TẾ BÀO ĐỘNG VẬT

- Tạo mô, cơ quan thay thế;

- Tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene;

- Nhân bản vô tính ở động vật.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua các câu hỏi, bài tập củng cố, khắc sâu kiến thức về công nghệ tế bào.
  3. Nội dung: GV yêu cầu các nhóm HS hoàn thành các bài tập củng cố kiến thức; HS thảo luận, làm bài tập vào vở.
  4. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu các nhóm thảo luận, hoàn thành các bài tập sau:

  1. Quan sát hình 16.5 và cho biết tế bào gốc được kích hoạt từ tế bào sinh dưỡng có thể biệt hóa để tạo thành các dòng tế bào nào. Nếu dùng dòng tế bào gốc này để điều trị cho người khác thì có thể gặp những khó khăn gì?
  2. Vẽ sơ đồ về công nghệ tế bào.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sử dụng những kiến thức đã học, thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh để hướng dẫn HS báo cáo và chia sẻ sản phẩm.

- GV cho HS bình chọn nhóm có sản phẩm tốt nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét bài làm của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề thực tiễn. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng.
  3. Nội dung:

- GV giao bài tập vận dụng, yêu cầu HS thực hiện ngoài giờ học.

- HS làm việc theo nhóm, trao đổi để hoàn thành bài tập.

  1. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời và ý kiến thảo luận của HS về việc ứng dụng kiến thức vào thực tiễn.
  2. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

- GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi để hoàn thành các bài tập sau:

  1. Trong thực tiễn sản xuất, người nông dân thường dùng kĩ thuật giâm cành đối với một số cây trồng như sắn, mía, rau muống, khoai lang,... Đặc tính nào của thực vật là nguyên lí để thực hiện kĩ thuật trên?
  2. Tìm hiểu trong thực tiễn ở địa phương em về việc áp dụng công nghệ tế bào trong đời sống và sản xuất.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm đôi, hoàn thành bài tập ngoài giờ học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, phân chia công việc và tìm kiếm thông tin.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết. GV lưu ý cho HS về cách trình bày, chọn lọc, tổng hợp thông tin, hình ảnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các cặp đôi báo cáo kết quả tìm hiểu trước lớp.

- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS, chốt kiến thức.

- GV tuyên dương nhóm có phần trình bày tốt.

* Hướng dẫn về nhà:

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài Ôn tập phần 2: Thành phần hóa học ở tế bào.

 

Giáo án kì 2 sinh học 10 cánh diều
Giáo án kì 2 sinh học 10 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: Giáo án kì 2 sinh học 10 cánh diều, Giáo án kì 2 sinh học 10 cánh diều đầy đủ, Giáo án kì 2 sinh học 10 cánh diều bản word

Giáo án word đủ các môn 

Soạn giáo án Tin học 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Quốc phòng an ninh 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công nghệ 10 thiết kế công nghệ cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Âm nhạc 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều
 
Soạn giáo án Địa lí 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Lịch sử 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Sinh học 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Vật lí 10 cánh diều theo công văn mới nhất
 
Soạn giáo án Hoá học 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Thể dục 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Toán 10 cánh diều theo công văn mới nhất

Giáo án điện tử đủ các môn

Giáo án điện tử tin học 10 cánh diều
Giáo án điện tử âm nhạc 10 cánh diều
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cánh diều
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 bản 1 cánh diều
 
Giáo án điện tử địa lí 10 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử 10 cánh diều
Giáo án điện tử sinh học 10 cánh diều
Giáo án điện tử vật lí 10 cánh diều
 
Giáo án điện tử hoá học 10 cánh diều
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều
Giáo án điện tử toán 10 cánh diều

Chat hỗ trợ
Chat ngay