Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 2: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Giáo án bài 2: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ sách Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 2: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ

(4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với từng lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.  

  • Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Hiểu nghĩa của từ ngữ, hình ảnh miêu tả sự vất vả của người mẹ, tình yêu thương của mẹ dành cho con, vẻ đẹp của tình mẫu tử,... Hiểu được điều bài đọc muốn nói thông qua hình ảnh người mẹ Tà-ôi: Tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu của người mẹ dành cho con hoà chung với tình yêu quê hương đất nước, tạo thành một tình cảm lớn, mang lại nhiều cảm xúc cho người đọc.

  • Đọc câu chuyện viết về người tốt, việc tốt; biết ghi phiếu đọc sách theo yêu cầu. 

  • Viết được mở bài và kết bài cho bài văn tả người.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực văn học: 

  • Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

  • Biết trân trọng những con người lao động bình dị, thấy được phẩm chất tốt đẹp từ những việc làm nhỏ bé của người lao động.

  • Yêu thương mẹ, yêu thương người thân và gia đình ; yêu quê hương, đất nước. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.

  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.

  • Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,… về em bé được địu trên lưng cha mẹ trong những ngữ cảnh khác nhau (đi chợ, đi làm, đi du lịch,...). 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.

  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

                                                   TIẾT 1 - 2: ĐỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV cho HS xem 1 video ngắn bài hát Bài hát khởi động – Đi học sau đây: 

https://www.youtube.com/watch?v=Id5-njk1p0A

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Nêu nội dung mỗi bức tranh dưới đây. Theo em, những bức tranh đó thể hiện điều gì?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS:

+ Tranh 1. Người mẹ bế con trên tay. Vòng tay mẹ ôm con vào lòng. Ánh mắt của mẹ nhìn con đầy âu yếm. 

+ Tranh 2. Trên đường phố, một người mẹ đưa con đi học. Cậu bé ngồi sau lưng mẹ. Có lẽ, cậu bé học lớp 2 hoặc lớp 3.

+ Tranh 3. Không gian gia đình, người con đang chăm chú học bài. Mẹ đặt một cốc nước cạnh bàn học và lặng lẽ ngắm con học bài. Cử chỉ của mẹ nói lên sự quan tâm, chăm sóc con tận tình, chu đáo.

+ Tranh 4. Không gian tại một trường đại học trong ngày lễ trao bằng cử nhân. Người con tay cầm bằng đại học, người mẹ đứng cạnh con. Khuôn mặt của mẹ rạng ngời niềm tự hào hạnh phúc

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.13, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: 

Bài thơ cho ta cảm nhận được tình thương sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Và em bé cũng là sự hi vọng, niềm tin vào tương lai của người mẹ. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ câu thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. 

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc chậm rãi, tình cảm; nhấn giọng ở những từ ngữ, hình ảnh miêu tả sự vất vả trong công việc của người mẹ, từ ngữ thể hiện lời ru của mẹ dành cho con,... 

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ một số câu thơ:

+ Luyện đọc một số từ khó: ngủ cho ngoan, ngủ ngoan a-kay ơi,… 

+ Luyện đọc câu dài: Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối/ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/ Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng/..

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng, luyện đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “tim hát thành lời”.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “vung chảy lún sân”.

+ Đoạn 3: Còn lại.

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó. 

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. 

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ A-kay (tiếng dân tộc Tà-ôi): con. 

+ Núi Ka-lưi: một ngọn núi ở phía tây Thừa Thiên Huế và Quảng Trị. 

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi dưới đây:

+ Câu 1: Bài thơ như lời ru ngọt ngào của người mẹ dành cho con. Những từ ngữ nào cho em biết điều đó? 

+ Câu 2: Người mẹ làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào? 

+ Câu 3: Những mong ước gì của người mẹ được gửi gắm trong lời ru ở khổ thơ thứ hai? 

+ Câu 4: Em hiểu thế nào về hai dòng thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi / Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”? 

+ Câu 5: Nêu chủ đề của bài thơ. 

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

+ Câu 1: Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi; Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi.  

+ Câu 2: 

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi

 Hai câu thơ nói về công việc của người mẹ Tà-ôi. Mẹ địu con giã gạo góp phần nuôi bộ đội, phục vụ kháng chiến. Rồi mẹ địu con tỉa bắp trên núi Ka-lưi. Người mẹ ấy đang làm công việc lao động sản xuất của người dân kháng chiến. 

Hình ảnh: mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi cho biết công việc ấy vất vả biết chừng nào. Để có mẻ gạo trắng ngần, mẹ không chỉ kiên trì mà còn phải dùng sức lực, sự dẻo dai của đôi bàn tay. 

Công việc mẹ trỉa bắp được miêu tả bằng hình ảnh tương phản “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ” giúp làm nổi bật nỗi vất vả trong công việc trỉa bắp của người mẹ giữa núi rừng mênh mông. 

=> Những chi tiết miêu tả đó đã giúp khắc hoạ rõ hơn tình yêu, trách nhiệm của người mẹ đối với đất nước, bản làng. Tình yêu của người mẹ không bó hẹp trong gia đình, không chỉ dành cho em cu Tai mà còn dành cho đất nước, cho dân tộc. Người mẹ ấy đã đóng góp công sức bé nhỏ của mình vào công cuộc kháng chiến, giải phóng dân tộc bằng những công việc nhỏ bé, thầm lặng: giã gạo nuôi bộ đội, tăng gia sản xuất lương thực.  

+ Câu 3: 

– Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần: Người mẹ gửi gắm vào lời ru con ước mơ về cuộc sống no đủ, sung túc. Con mang vào giấc ngủ ước mơ bình dị của người mẹ: dân làng có cuộc sống ấm no, bình yên, hạnh phúc.

– Mai sau con lớn vung chày lún sân: Trong lời ru, người mẹ còn gửi gắm niềm tin, ước mơ về tương lai của em cu Tai qua hình ảnh “vung chày lún sân”. Mẹ mong ước mai sau con sẽ khôn lớn, trở thành chàng trai mạnh khoẻ, tài giỏi, góp công sức và tài năng của mình vào công cuộc xây dựng bản làng, quê hương tươi đẹp. Hình ảnh “vung chày lún sân” cho thấy người mẹ yêu con biết chừng nào. Trong tâm trí của mẹ, mai sau lớn lên, em cu Tai trở thành một thanh niên cường tráng, mang vẻ đẹp của những chàng dũng sĩ trong những câu chuyện cổ tích.

+ Câu 4: Hình ảnh “mặt trời” trong hai câu thơ có nhiều ý nghĩa. Bắp trên nương tươi tốt nhờ ánh nắng mặt trời. Cu Tai cũng giống như mặt trời toả nắng sưởi ấm trái tim mẹ để giúp mẹ có thêm sức mạnh vượt qua những khó khăn. Em là mặt trời bé bỏng, thân yêu của mẹ.

+ Câu 5: Thông qua khúc hát ru của người mẹ Tà-ôi dành cho em cu Tai, bài thơ ca ngợi tình cảm thắm thiết của người mẹ dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. 

Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: 

  • Rút ra ý đoạn 1: 2 khổ đầu: Khúc hát ru thứ nhất là khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội.

  • Rút ra ý đoạn 2: 2 khổ tiếp: Khúc hát ru thứ hai là người mẹ ru con và thương dân làng.

  • Rút ra ý đoạn 3: Còn lại: Khúc hát ru thứ ba là khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước. 

  • Rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của khổ thơ. 

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. 

- Học thuộc lòng bài thơ. 

b. Tổ chức thực hiện 

…………..

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe video. 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi. 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. 

- HS quan sát, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. 

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.  

 

 

- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

................

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Tải về

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD TUẦN 1 - 4: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

 

 

GIÁO ÁN WORD TUẦN 14 - 17: NGHỆ THUẬT MUÔN MÀU

 

GIÁO ÁN WORD TUẦN 18: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ 1

GIÁO ÁN WORD TUẦN 27: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II

GIÁO ÁN WORD TUẦN 32 - 34: THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 1 - 4: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 9: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ 1

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 14 - 17: NGHỆ THUẬT MUÔN MÀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 18: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 23 - 26: HƯƠNG SẮC TRĂM MIỀN

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 27: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II

 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 32 - 34: THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM TUẦN 1 - 4: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM TUẦN 19 - 22: VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG

 
 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay