Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 3: Hạt gạo làng ta

Giáo án bài 3: Hạt gạo làng ta sách Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 3: HẠT GẠO LÀNG TA

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Hạt gạo làng ta. Biết đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng theo nhịp của bài thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ nêu giá trị của hạt gạo và những khó khăn, vất vả mà người nông dân phải trải qua trong quá trình sản xuất lúa gạo. 

  • Thơ và đặc trưng của văn bản thơ (ngôn ngữ giàu hình ảnh, khổ thơ, vần nhịp trong thơ,...); hiểu biết về nhà thơ Trần Đăng Khoa và thơ viết cho thiếu nhi của 

Trần Đăng Khoa. Nhận biết được giá trị của hạt gạo thông qua các hình ảnh so sánh. 

  • Hiểu điều tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ: Ca ngợi tinh thần vượt lên khó khăn, vất vả; ca ngợi phẩm chất cần cù, chịu khó của người nông dân trong việc sản xuất ra lúa gạo, nuôi sống con người. 

  • Nhận biết được các vế của câu ghép; cách nối các vế của câu ghép bằng một kết 

từ và cách nối trực tiếp các vế của câu ghép (không dùng kết từ mà chỉ dùng các dấu câu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy,...); nhận biết được kết từ (từ dùng để nối, các cụm từ, các vế câu);....

  • Biết cách quan sát, nhận ra những đặc điểm nổi bật về ngoại hình, hoạt động, sở thích, sở trường,… của một người để viết bài văn tả người đó.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực văn học: 

  • Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

  • Biết quý hạt gạo, trân trọng công sức của người nông dân trong việc sản xuất lúa gạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.

  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.

  • Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về lao động. 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Tiếng Việt 5.

  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

                                                   TIẾT 1: ĐỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV cho HS xem một số hình ảnh người lao động làm ra hạt gạo: 

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

 

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn những điều em biết về công việc của người nông dân?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Người nông dân là 

những người lao động sống ở nông thôn nên công việc của họ thường là: cày bừa, gieo hạt, ươm mầm, chăm sóc vườn cây, ruộng đồng, thu hoạch, gặt hái,...

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.17, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: 

Làm ra hạt gạo đối với người nông dân cực kì vất vả. Bài thơ Hạt gạo làng ta sẽ giúp chúng ta hiểu được những điều đó. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ. 

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm; ngắt giọng đúng để tạo nhịp điệu cho câu thơ. 

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thơ:

+ Luyện đọc một số từ khó: phù sa, hương sen, bão tháng Bảy, súng, quang trành, quết, tiền tuyến,… 

+ Luyện đọc một số câu thơ: 

Hạt gạo làng ta/

Có vị phù sa/

Của sông Kinh Thầy/

Có hương sen thơm/

Trong hồ nước đầy/

Có lời mẹ hát/

Ngọt bùi đắng cay...

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng, luyện đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài thơ có thể chia thành năm khổ để luyện đọc và tìm ý:

+ Khổ 1: Từ đầu đến “Ngọt bùi đắng cay …”.

+ Khổ 2: Tiếp theo đến “Mẹ em xuống cấy …”.

+ Khổ 3: Tiếp theo đến “Thơm hào giao thông …”.

+ Khổ 4: Tiếp theo đến “Quang trành quết đất”.

+ Khổ 5: Phần còn lại

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

 

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó. 

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Kinh Thầy: tên một con sông ở tỉnh Hải Dương. 

+ Hào giao thông: đường đào sâu dưới đất để đi lại được an toàn trong chiến tranh.

+ Trành (còn gọi là giành): dụng cụ đan bằng tre, nứa, đáy phẳng, có thành, dùng để vận chuyển đất, đá, phân trâu bò,… 

+ Tiền tuyến: tuyến trước, nơi trực tiếp chiến đấu với giặc. 

+ Sa (giọt mồ hôi sa): rơi xuống. 

+ Mẻ (vục mẻ miệng gàu): miệng gàu vỡ một miếng nhỏ.  

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi:

+ Câu 1: Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết nào cho thấy hạt gạo được kết tinh từ những tinh tuý của thiên nhiên?

+ Câu 2: Bài thơ cho thấy nét đẹp gì của người nông dân trong quá trình làm ra hạt gạo? Nét đẹp ấy được thể hiện qua những hình ảnh nào?

+ Câu 3: Hai dòng thơ “Bát cơm mùa gặt/ Thơm hào giao thông” gợi cho em suy nghĩ gì? Em chọn ý nào dưới đây? Vì sao?

A. Trong kháng chiến, người nông dân là hậu phương vững chắc.

B. Người nông dân luôn kề vai sát cánh cùng các chiến sĩ bộ đội.

C. Mối quan hệ gắn bó giữa hậu phương và tiến tuyến.

+ Câu 4: Các bạn nhỏ đã đóng góp những gì để làm ra hạt gạo?

+ Câu 5: Trong bài thơ, vì sao hạt gạo được gọi là “hạt vàng" (ý nói quý như vàng)? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Vì hạt gạo nuôi sống con người từ bao đời nay.

B. Vì hạt gạo kết tinh từ những tinh tuý của đất trời.

C. Vì hạt gạo chứa dựng bao mồ hôi, công sức của người nông dân.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

+ Câu 1: Chi tiết cho thấy hạt gạo được kết tinh từ những tinh tuý của thiên nhiên là: phù sa của sông Kinh Thầy, hương sen thơm trong hồ nước đầy. 

+ Câu 2: Bài thơ cho thấy sự cần cù, chịu khó, tinh thần vượt lên thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên, sức làm việc bền bỉ và tình yêu lao động của người nông dân trong quá trình làm ra hạt gạo. Nét đẹp ấy được thể hiện qua các hình ảnh: bão 

tháng Bảy, mưa tháng Ba, giọt mồ hôi sa, nước như ai nấu, chết cả cá cờ, cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy...

+ Câu 3: Hai dòng thơ “Bát cơm mùa gặt/ Thơm hào giao thông” gợi cho em suy nghĩ: A. Trong kháng chiến, người nông dân là hậu phương vững chắc.

Hai câu thơ cho chúng ta thấy vai trò của người nông dân trong cuộc kháng chiến. Họ là những người làm ra hạt gạo, là hậu phương cho nơi tiền tuyến. Trong bất kì hoàn cảnh nào, họ luôn trong tâm thế chiến đấu bảo vệ tổ quốc, những người ra chiến trận là thế nhưng luôn có hậu phương vững chắc vẫn tăng gia sản xuất, làm ra những hạt gạo và nấu thành cơm để cung cấp, hỗ trợ cho chiến trường không ngại hiểm nguy. Những người nông dân đã trở thành tấm gương và hậu phương vững chắc cho chiến trường để người lính vững bước cùng nhau hợp lực chiến thắng mọi kẻ thù.

+ Câu 4: 

…………….

 

 

 

 

- HS xem và quan sát tranh. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi. 

 

 

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. 

- HS quan sát, tiếp thu. 

 

 

 

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.  

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

.....................

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án kì I + 1/2 giáo án kì II
  • Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
  • Ít nhất 6 đề kiểm tra theo cấu trúc mới: Với ma trận, đáp án, thang điểm

Phí Đặt

1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh

  • Giáo án word: 450k/môn
  • Giáo án Powerpoint:  500k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 900k/môn

2. Với các môn còn lại

  • Giáo án word: 300k/môn
  • Giáo án Powerpoint: 350k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì

  • Giáo án word: 1500k
  • Giáo án Powerpoint: 1700k
  • Trọn bộ word + PPT: 2500k

=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 1200k . Lấy về dùng thực tế. THấy hài lòng thì 7 ngày sau gửi nốt phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Chuyển phí vào TK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- Ngân hàng VCB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD TUẦN 1 - 4: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

 

 

GIÁO ÁN WORD TUẦN 14 - 17: NGHỆ THUẬT MUÔN MÀU

 

GIÁO ÁN WORD TUẦN 18: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ 1

GIÁO ÁN WORD TUẦN 27: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II

GIÁO ÁN WORD TUẦN 32 - 34: THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 1 - 4: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 9: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ 1

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 14 - 17: NGHỆ THUẬT MUÔN MÀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 18: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 23 - 26: HƯƠNG SẮC TRĂM MIỀN

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 27: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II

 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 32 - 34: THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM TUẦN 1 - 4: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM TUẦN 19 - 22: VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG

 
 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay