Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 1: Tiếng hát của người đá

Giáo án bài 1: Tiếng hát của người đá sách Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 1: Tiếng hát của người đá

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐIỂM: VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG

BÀI 1: TIẾNG HÁT CỦA NGƯỜI ĐÁ

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Tiếng hát của người đá. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài; biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi hình ảnh đẹp, những câu văn diễn tả những tình tiết kì ảo của câu chuyện cổ tích. 

  • Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Tiếng hát của người đá:  Những hành động, việc làm của chú bé người đá trong câu chuyện cổ tích thể hiện tình yêu đối với cuộc sống và con người. Hiểu được những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp so sánh, nhân hoá,... góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của cuộc sống: thiên nhiên cũng như con người, đều góp phần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp hơn. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt và hiểu được chủ đề của văn bản.

  • Nhận biết được các đơn và câu ghép; vận dụng kiến thức đã học để thực hành tạo lập câu ghép, qua đó phát triển kỹ năng viết nói chung, kĩ năng tạo lập văn bản nói riêng. 

  • Viết được bài văn tả người (biết cách lựa chọn chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật đặc điểm của người được tả như đặc điểm ngoại hình, hoạt động, sở trường,…).

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

  • Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu. 

Năng lực văn học: 

  • Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

  • Biết yêu thiên nhiên, cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu của cảnh vật thiên nhiên và mối quan hệ giữa thiên nhiên với cuộc sống của con người.

  • Yêu cuộc sống, yêu con người, làm những việc tốt vì một cuộc sống hòa bình. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.

  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.

  • Tranh, ảnh, video,…về truyện cổ tích. 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Tiếng Việt 5.

  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

                                                   TIẾT 1: ĐỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện 

- GV giới thiệu chủ điểm bài học: Chủ điểm Vẻ đẹp cuộc sống tiếp tục khai thác vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống,... Ở lớp 5, tập trung khai thác vẻ đẹp bình dị trong đời sống thường ngày. Đó là vẻ đẹp mà bất cứ ai cũng có thể tạo nên để góp phần làm đẹp cuộc sống.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về truyện cổ tích Việt Nam: 

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về những câu chuyện cổ tích mà em đã từng đọc? 

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. 

 

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr.8, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Bài đọc Tiếng hát của người đá kể về những hành động, việc làm của chú bé người đá. Tiếng hát của người đá là câu chuyện cổ của dân tộc Ra-glai (một trong các dân tộc thiểu số của Việt Nam). Nội dung câu chuyện thú vị, cảm động về một chú bé được hoá thân từ một mỏm đá hình người. Câu chuyện chứa đựng rất nhiều ý nghĩa để các em tìm hiểu, khám phá.  

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ câu. 

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ phù hợp: những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ câu:

+ Luyện đọc một số từ khó: đỉnh núi, tia nắng, dân làng, bông lách, bông lau,…  

+ Luyện đọc diễn cảm các câu có những từ ngữ gợi tả, điệp từ, điệp ngữ: Những tia nắng vàng dịu, những hạt mưa trong vắt thay nhau tắm gội, sưởi ấm cho mỏm đá. Gió rì rào kể cho mỏm đá nghe những câu chuyện về mọi miền. Chim hót cho mỏm đá nghe những điệu ca du dương. / Ngày nọ, giặc kéo đến đông như lá rừng, nhanh như chớp giật, giáo mác chĩa lên trời tua tủa như bông lách, bông lau./... 

+ Luyện đọc ngắt giọng ở những câu dài: 

Ngày nọ,/ giặc kéo đến đông như lá rừng,/ nhanh như chớp giật,/ giáo mác chĩa lên trời tua tủa như bông lách,/ bông lau.// Dân làng không kể trẻ già,/ trai gái vội cầm tên nỏ,/ khiên đao đuổi giặc.// Bốn phương lửa cháy rừng rực.// Nai Ngọc trèo lên một mỏm núi,/ cất tiếng hát kêu gọi những kẻ xâm lược chớ đi ăn cướp,/ hãy trở về với vợ con,/ đi hái rau ngọt,/ cắt lúa vàng,/ tối ngủ bên lửa ấm,/ sáng thức dậy theo mặt trời,...// Giọng hát của Nai Ngọc/ khiến giặc đứng sững như những pho tượng,/ vũ khí tuột khỏi tay.//

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành bốn đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “mỏm đá hình em bé”.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “là Nai Ngọc”.

+ Đoạn 3: Từ “Ngày nọ” đến “vũ khí tuột khỏi tay”.

+ Đoạn 4: Phần còn lại. 

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó. 

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. 

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. 

b. Tổ chức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ mỏm đá: phần đất hoặc đá nhô cao lên hoặc chìa ra trên một địa hình. 

+ giáo mác: binh khí thời xưa nói chung. 

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi:

+ Câu 1: Mỏm đá trên đỉnh núi cao có gì đặc biệt? Mỏm đá được mọi vật yêu quý như thế nào? 

Nắng

Mưa 

 

+ Câu 2: Chuyện gì xảy ra vào ngày mỏm đá hóa thành một em bé? Mọi người được chứng kiến điều gì kì lạ khi em bé người đá cất tiếng hát vang khắp núi rừng? 

+ Câu 3: Khi giặc kéo đến, dân làng và em bé người đá đã làm gì để đuổi giặc? 

+ Câu 4: Theo em, lời hát của em bé người đá thể hiện ước nguyện gì của con người? 

+ Câu 5: Nêu một kết thúc khác cho câu chuyện theo mong muốn của em.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

+ Câu 1: 

Mỏm đá xanh giống hình một em bé cưỡi voi. Mỏm đá được mọi vật yêu quý, chăm chút.

Những tia nắng vàng dịu

sưởi ấm cho mỏm đá. 

Những hạt mưa trong vắt

tắm gội cho mỏm đá. 

Gió

rì rào kể cho mỏm đá nghe những câu chuyện về mọi miền. 

Chim

hót cho mỏm đá nghe những điệu ca du dương. 

  • Cứ thế, năm này qua năm khác, những câu chuyện của gió, những bài ca của chim thấm sâu vào mỏm đá hình em bé. 

 

+ Câu 2: Khi mỏm đá hoá thành một em bé, em bé liền bước xuống núi, đúng lúc muông thú từng đàn kéo về phá nương rẫy. Thấy dân làng đuổi đằng đông, dồn đằng tây mà chẳng được, em bé liền cất giọng hát. Tiếng hát của em vang khắp núi rừng. Mọi người được chứng kiến điều kì lạ: muông thú quên cả phá lúa, nhảy múa theo tiếng hát.

+ Câu 3: 

– Khi giặc kéo đến đông như lá rừng, nhanh như chớp giật, dân làng chung sức, đồng lòng cầm vũ khí (tên nỏ, khiên đao) đuổi giặc. 

– Trước cảnh bốn phương lửa cháy rừng rực, em bé người đá đã trèo lên một mỏm núi, cất tiếng hát kêu gọi những kẻ xâm lược chớ đi ăn cướp, hãy trở về với gia đình,... Lời hát của em bé người đá khiến giặc đứng sững như những pho tượng, vũ khí tuột khỏi tay.

+ Câu 4: Em bé người đá đã giú p dân làng đuổi giặc. Em trèo lên một mỏm núi, cất tiếng hát kêu gọi những kẻ xâm lược chớ đi ăn cướp, hãy trở về với vợ con, đi hái rau ngọt, cắt lú a vàng, tối ngủ bên lửa ấm, sáng thức dậy theo mặt trời,... Lời hát của em bé người đá thể hiện ước nguyện của con người về một cuộc sống hoà bình, không có cảnh chết chóc, chính nghĩa luôn chiến thắng phi nghĩa.

+ Câu 5: HS nêu ý tưởng, có thể đưa ra nhiều cách kết thúc khác nhau. VD: 

  • Em bé người đá bay lên trời xanh. Mỗi khi đất nước gặp nguy nan, em bé người đá lại xuất hiện để giú p đỡ dân làng.  

  • Xúc động trước niềm mong nhớ khôn nguôi của dân làng, em bé người đá đã trở về sống cùng và giúp đỡ dân làng. 

  • ...

Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: 

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 1:

  • Rút ra ý đoạn 1: Giới thiệu mỏm đá hình em bé ở vùng Chư Bô-đa.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 2:

……………..

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV giới thiệu chủ điểm. 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi. 

 

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. 

- HS quan sát, tiếp thu. 

 

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.  

 

 

- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

................

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 750k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD TUẦN 1 - 4: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

 

 

GIÁO ÁN WORD TUẦN 14 - 17: NGHỆ THUẬT MUÔN MÀU

 

GIÁO ÁN WORD TUẦN 18: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ 1

GIÁO ÁN WORD TUẦN 27: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II

GIÁO ÁN WORD TUẦN 32 - 34: THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 1 - 4: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 9: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ 1

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 14 - 17: NGHỆ THUẬT MUÔN MÀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 18: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 23 - 26: HƯƠNG SẮC TRĂM MIỀN

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 27: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II

 

GIÁO ÁN POWERPOINT TUẦN 32 - 34: THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM TIẾNG VIỆT 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM TUẦN 1 - 4: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM TUẦN 19 - 22: VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG

 
 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay