Giáo án và PPT Ngữ văn 10 kết nối Bài 9: Con đường không chọn (Rô-bớt Phờ-rót – Robert Frost)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 9: Con đường không chọn (Rô-bớt Phờ-rót – Robert Frost). Thuộc chương trình Ngữ văn 10 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 10 kết nối tri thức
VĂN BẢN 2. CON ĐƯỜNG KHÔNG CHỌN
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
+ Bạn đã bao giờ cảm thấy khó khăn khi phải đứng trước nhiều khả năng lựa chọn?
+ Điều gì đã khiến bạn đưa ra quyết định lựa chọn của mình khi ẩy? Bạn thấy may mắn hay tiếc nuối vì lựa chọn đó của bạn thân?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
Sản phẩm dự kiến:
1. Tác giả:
- Tên: Rô-bớt Phờ-rớt (1874 – 1963)
- Quê: là nhà thơ Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn trong văn học hiện đại.
- Gia đình:
+ Cha là chủ biên một tờ báo à Qua đời vì bệnh lao phổi
+ Mẹ: Giáo sư trung học
- Bản thân: Từng theo học trường Harvard nhưng sau đó thôi học vì được ông nội cho cho một trang trại nhỏ
=> Là điều kiện giúp ông được sống giữa thiên nhiên hùng vĩ. Đó là điều kiện giúp ông sau này sáng tác nhiều bài thơ hay, nổi tiếng.
=> Cho đến nay ông là nhà thơ duy nhất từng được bốn lần nhận giải thưởng Pu – lít -dơ – giải thưởng thường niên uy tín của Mỹ trao cho các lĩnh vực như báo chí, văn chương, âm nhạc…
- Sự nghiệp:
+ Năm 1913: Thành công với tập A Boy’s Will”.
+ Năm 1914: xuất bản tập thơ thứ hai “North of Boston” cũng được nhiều người khen ngợi.
+ Năm 1916, ông cho phổ biến tập thơ “Mountain Interval”, trong đó có bài thơ “Birches” và “The Road Not Taken”.
2. Tác phẩm:
- Sáng tác năm 1915, lấy cảm hứng từ những cuộc đi dạo trong rừng với người bạn của ông, lấy cảm hứng từ những cuộc đi dạo trong rừng với người bạn của ông – nhà thơ nhà thơ É-uốt Thô-mớt-xơ (1878 – 1917).
- Theo lời của Phờ-rét, trong những cuộc đi dạo ấy, Thô-mớt-xơ thường băn khoăn không biết nên chọn lổi nào để đi, rồi sau khi đã lựa chọn, ông lại nuối tiếc, đáng lẽ nên chọn một lối khác.
- Bài thơ của Phờ-rót ra đời vào thời điểm nhiều người hoài nghi về lựa chọn của bản thân và thường nghĩ rằng họ nên quay lại con đường mình từng từ bỏ. Không lâu sau khi nhận được bài thơ của Phờ-rót trong một lá thư, Ét-uốt Thô-mát-xơ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và ông đã tử trận trong trận A-rát-xơ vào năm 1917.
Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản
GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu:
+ Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt của bài thơ?
+ Em hãy tóm tắt nội dung bài thơ theo ý hiểu và chia bố cục bài thơ.
+ Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ?
Sản phẩm dự kiến:
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Thể loại: Thể thơ tự do
- Bố cục: 3 phần
+ Khổ 1. Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình
+ Khổ 2,3. Cách chọn đường của nhân vật trữ tình
+ Khổ 4. Tâm trạng của nhân vật trữ tình
- Nhan đề “Con đường không chọn”
+Làm rõ tâm lí phổ biến của con người: Thường nuối tiếc về những gì mình đã không chọn, vì phần lớn những lựa chọn thực tế đều có vẻ bất toàn, không dẫn đến điều mong đợi.
+Tâm lý “đứng núi này trông núi nọ” khiến người ta không dốc lòng vào con đường mà mình đã chọn, cũng không đủ can đảm để làm lại, bỏ sang con đường có thể chọn nhưng cuối cùng đã không chọn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu hoàn cảnh của nhân vật trữ tình
GV đưa ra câu hỏi:
+ Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai và đang đứng trước tình huống nào?
+ Em đã biết những bài thơ nào nói đến hình ảnh con đường?
+ Con đường trong khổ thơ có điểm gì giống và khác so với con đường mà bài thơ khác nói đến?
+ Hình ảnh “con đường” và “lối rẽ” trong khổ thơ ẩn dụ cho điều gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Tình huống:
+“thân phận lữ hành”,“đứng mãi”
+“chỉ có thể chọn một”
+“nhìn theo một lối rẽ bên này”
=> Nhân vật trữ tình đang đứng trước con đường có 2 lối rẽ, đang phải chọn một lối đi, đang băn khoăn không biết nên chọn lối đi nào.
- Hình ảnh “con đường’ và “lối rẽ” là ẩn dụ về đường đời, về những khúc ngoặt mà bất cứ ai cũng có lúc phải lựa chọn. “lối rẽ” là ẩn dụ chỉ những quyết định dẫn đến những hướng đi khác nhau trên đường đời.
………………………………………
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Văn bản Con đường không chọn được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ lục bát
B. Thơ Đường luật
C. Thơ tự do
D. Thơ bảy chữ
Câu 2: Rô-bớt Phờ-rót lấy cảm hứng từ ai để viết tác phẩm “Con đường không chọn”?
A. Người cha
B. Người bạn
C. Nhà thơ Ét-uốt Thô-mát-xơ
D. Người yêu
Câu 3: Tác phẩm “Con đường không chọn” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 4: Ý nghĩa của tác phẩm “Con đường không chọn” là gì?
A. Khuyến khích lựa chọn ngẫu nhiên
B. Tôn vinh sự lựa chọn đúng đắn
C. Suy tư về việc lựa chọn trong cuộc sống
D. Kêu gọi không lựa chọn con đường nào
Câu 5: “Con đường” và “lối rẽ” trong bài thơ ẩn dụ cho điều gì?
A. Con đường là những lựa chọn và lối rẽ là quyết định cuối cùng.
B. Con đường là câu hỏi và lối rẽ là những lựa chọn.
C. Cả hai là những khó khăn trong cuộc sống.
D. Cả hai đều là những sự lựa chọn trong cuộc sống.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - C | Câu 2 - C | Câu 3 - C | Câu 4 - C | Câu 5 - B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1. Từ bài thơ này, theo em, làm thế nào để chúng ta can đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi trên.
Câu 2. Em đã có định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của mình chưa? Em có đang băn khoăn giữa các phương án lựa chọn nào? Hãy chia sẻ cùng các bạn và cả lớp.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 550k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 10 kết nối tri thức
NGỮ VĂN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
Soạn giáo án Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
Đề thi ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
NGỮ VĂN 10 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn giáo án Ngữ văn 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án điện tử ngữ văn 10 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 10 kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 10 kết nối tri thức
Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức
NGỮ VĂN 10 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm ngữ văn 10 cánh diều
Soạn giáo án Ngữ văn 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều