Giáo án và PPT Tiếng Việt 4 kết nối Bài 19: Luyện tập về biện pháp nhân hóa
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 19: Luyện tập về biện pháp nhân hóa. Thuộc chương trình Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
TIẾT 2: LUYỆN TẬP VỀ BIỆN PHÁP NHÂN HÓA
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong những đoạn thơ, đoạn văn dưới đây. Cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào.
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Tìm các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong những đoạn thơ, đoạn văn dưới đây. Cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào.
Sản phẩm dự kiến:
Đoạn | Vật, hiện tượng được nhân hóa | Cách nhân hóa | ||
Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người | Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả vật, hiện tượng tự nhiên | Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với ng | ||
a | Chim |
| Mừng, rủ nhau về |
|
Cào cào |
| Mặc (áo xanh, đỏ); giã gạo |
| |
Hạt (lúa) |
| Níu, nhờ |
| |
Gió | Chị | Mách tin |
| |
b | Rặng phi lao |
| Vật vã, chao đảo, không...chịu gục, reo hát, chào | Ly vẫy tay chào lại: - Lớn mau lên, lớn mau lên nhé! |
c | Chích chòe, khướu, chào mào, cu gáy |
| Nhanh nhảu, lắm điều, đỏm dáng, trầm ngâm |
|
Hoạt động 2: Em thích hình ảnh nhân hoá nào trong đoạn thơ? Nêu tác dụng của hình ảnh nhân hoá đó.
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Em thích hình ảnh nhân hoá nào trong đoạn thơ? Nêu tác dụng của hình ảnh nhân hoá đó.
Sản phẩm dự kiến:
Tác dụng của biện pháp nhân hoá giúp cho sự vật, hiện tượng vô tri, vô giác trở nên có hồn hơn, sinh động hơn, giống với con người, gần gũi với con người hơn.
Hoạt động 3: Đặt 2 -3 câu có hình ảnh nhân hóa nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên.
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Đặt 2 -3 câu có hình ảnh nhân hóa nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên.
Sản phẩm dự kiến:
Gà trống hét lên mỗi sáng, mặt trời mỉm cười khi ló dạng trên đỉnh núi, bông hoa khoe sắc tím trên cánh đồng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Cách nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì?
- A. Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
- B. Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
- C. Nói với sự vật như nói với người.
- D. Cả A và B.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.
Chị mây vừa kéo đến
Trăng sao trốn cả rồi
Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào, mưa ơi!
Mưa! Mưa xuống thật rồi!
Đất hả hê uống nước
Ông sấm vỗ tay cười
Làm bé bừng tỉnh giấc.
Chớp bỗng loè chói mắt
Soi sáng khắp ruộng vườn
Ơ! Ông trời bật lửa
Xem lúa vừa trổ bông.
(Đỗ Xuân Thanh)
Câu 2: Các sự vật trời, mây, sấm được gọi bằng những từ ngữ nào?
- A. Ông – chị – ông.
- B. Chị – ông – ông.
- C. Ông – ông – chị.
- D. Ông – ông – ông.
Câu 3: Các sự vật trăng sao, đất được tả bằng những từ ngữ nào?
- A. Trốn – nóng lòng.
- B. Trốn – chờ đợi, hả hê uống nước.
- C. Trốn – hả hê uống nước.
- D. Trốn – nóng lòng chờ đợi, hả hê uống nước.
Câu 4: Câu thơ nào cho thấy tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người?
- A. Ơ! Ông trời bật lửa.
- B. Xuống đi nào mưa ơi.
- C. Mưa! Mưa xuống thật rồi!
- D. Cả B và C.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ.
(Đoàn Thị Lam Luyến)
Câu 5: Trong đoạn thơ trên, những sự vật nào đã được nhân hóa?
- A. Chim sẻ, gà mái, chuối mật.
- B. Nhà, chim sẻ, ngô bắp.
- C. Gà mái, chuối mật, ngô bắp.
- D. Gà mái, chim sẻ, chuối bắp.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: D
Câu 2: A
Câu 3: D
Câu 4:D
Câu 5:C
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cho đoạn thơ sau:
Ông trời mặc áo giáp đen ra trận
Muôn nghìn cây mía múa gươm
Kiến hành quân đầy đường
Chỉ ra biện pháp nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ?
Câu 2: Cho ví dụ sau: Chú Ong buồn bã và chán nản không còn muốn lấy mật như ngày thường. Biện pháp nhân hóa được sử dụng như thế nào?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án Tiếng việt 4 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời