Giáo án và PPT Tiếng Việt 4 kết nối Bài 19: Thanh âm của núi
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 19: Thanh âm của núi. Thuộc chương trình Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
BÀI 19: THANH ÂM CỦA NÚI
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Em nhớ nhất bức vẽ nào của bạn nhỏ? Vì sao?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HS thảo luận trả lời câu hỏi: HS nêu những từ khó, từ dễ phát âm sai và cách đọc, ngắt nhịp?
Sản phẩm dự kiến:
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: vấn vương trong lòng, xếp, khéo léo,...
+ Cách ngắt giọng ở những câu dài:
Đến Tây Bắc./ bạn sẽ được gặp những nghệ nhân người Mông/ thổi khèn nơi đỉnh núi.
Núi vút ngàn cao,/ rừng bao la rộng/ cũng chẳng thể làm chìm khuất tiếng khèn/ đầy khát khao, dạt dào sức sống.
+ Nhấn giọng ở một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả khi nghe tiếng khèn người Mông: Ai đã một lần lên Tây Bắc, được nghe tiếng khèn của người Mông, sẽ thấy nhớ, thấy thương, thấy vấn vương trong lòng.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
câu hỏi 1: Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận như thế nào về tiếng khèn của người Mông?
câu hỏi 2: Đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn (vật liệu làm khen; những liên tưởng, tưởng tượng gợi ra từ hình dáng cây khèn).
câu hỏi 3: Theo em, vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông?
câu hỏi 4: Đoạn cuối bài đọc muốn nói điều gì về tiếng khèn và người thổi khèn?
câu hỏi 5: Xác định chủ đề của bài đọc Thanh âm của núi.
Sản phẩm dự kiến:
Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận về tiếng khèn của người Mông: nhớ, thương, vấn vương, đắm say.
Người Mông chúng tôi rất tự hào về chiếc khèn được người xưa tạo ra. Khèn của người Mông chúng tôi được chế tác bằng gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Với chúng tôi, sáu ống trúc này tượng trưng cho tình anh em tụ họp. Chúng được xếp khéo léo, song song trên thân khẻn. Các bạn hãy nhìn và tưởng tượng thêm một chút, sẽ thấy chúng như dòng nước đang trồi. Đúng hơn đó là dòng thanh âm chứa đựng tình cảm, cảm xúc của người Mông chúng tôi qua mỗi chặng đường của cuộc sống.
Mỗi nhạc cụ truyền thống đều là sản phẩm sáng tạo của con người qua mỗi chặng đường. Sản phẩm đó không chỉ thể hiện tài năng, óc sáng tạo của con người mà còn chứa đựng cảm xúc, tình yêu cuộc sống của người xưa. Với người Mông, tiếng khèn như “báu vật” tinh thần của người xưa đề lại. Bởi nó không thể thiếu vắng trong cuộc sống tâm hồn, tình cảm của người Mông. Tiếng khèn vang lên trong bản làng mỗi độ xuân về, tiếng khèn cùng người Mông khi lên nương, lúc xuống chợ,... Tiếng khèn là một phần quý báu trong đời sống tinh thần của người Mông.
Đoạn 1: Ấn tượng khái quát về tiếng khèn của người Mông.
Đoạn 2: Giới thiệu đặc điểm cây khèn (cấu tạo, vật liệu làm khèn).
Đoạn 3: Ý nghĩa của tiếng khèn đối với người Mông.
Đoạn 4: Vẻ đẹp của nghệ nhân thổi khèn và sức sống của tiếng khèn người Mông giữa rừng núi Tây Bắc.
Đáp án C.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Câu văn: "Dòng nước đó chở âm thanh huyền diệu, chảy mãi từ nguồn lịch sử cho đến tận bến bờ hiện tại" cho thấy vai trò gì của tiếng Khèn?
- A. Giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc
- B. Kết nối quá khứ và hiện tại, tiếp nối lịch sử hào hùng của dân tộc Mông
- C. Âm thanh tiếng khèn vang xa, vô tận
- D. Âm thanh tiếng khèn kết hợp với tiếng suối chảy tạo nên một điệu nhạc tuyệt vời
Câu 2: Từ "vấn vương" có nghĩa là gì?
- A. Dai dẳng, kéo dài
- B. Thường cứ phải nghĩ đến, nhớ đến, không dứt ra được
- C. Băn khoăn suy nghĩ không ngừng nghỉ
- D. Khó dứt khoát, luôn trong trạng thái luyến tiếc
Câu 3: Đến Tây Bắc, khách du lịch sẽ gặp ai thổi khèn của người Mông?
- A. Người dân
- B. Ca sĩ
- C. Nghệ sĩ
- D. Nghệ nhân
Câu 4: Những nghệ nhân người Mông thường thổi khèn ở đâu?
- A. Nhà sàn
- B. Nhà rông
- C. Nhà văn hóa
- D. Đỉnh núi mênh mang lộng gió
Câu 5: Đoạn cuối bài đọc muốn nói điều gì về tiếng khèn và người thổi khèn?
- A. những người Mông thổi khèn là những nghệ nhân thuộc về tuyệt tác của thiên nhiên
- B. tiếng khèn của họ sẽ sống mãi với mảnh đất Tây Bắc
- C. lan tỏa vẻ đẹp của âm thanh không chỉ trong phạm vi những thế hệ sau của người Mông mà còn tới cả những du khách khi tới xứ Mông.
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: B
Câu 2: B
Câu 3: D
Câu 4:D
Câu 5:D
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Khèn của người Mông được chế tác như thế nào? Những liên tưởng gợi ra từ hình dáng cây khèn?
Câu 2: Đoạn cuối của bài đọc muốn nói đều gì về tiếng khèn và người thổi khèn?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án Tiếng việt 4 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời