Giáo án vật lí 10 chân trời bài 5: Chuyển động tổng hợp (2 tiết)

Giáo án bài 5: Chuyển động tổng hợp (2 tiết) sách vật lí 10 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của vật lí 10 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án vật lí 10 chân trời bài 5: Chuyển động tổng hợp (2 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Vật lí 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5. CHUYỂN ĐỘNG TỔNG HỢP (2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:
  • Viết được công thức tính vận tốc tổng hợp: Vận tốc tuyệt đối bằng tổng vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.
  • Biết xác định độ dịch chuyển tổng hợp.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và học tập: Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về vận tốc, tốc độ để giải quyết vấn đề.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; có tinh thần tôn trọng ý kiến bạn học, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

- Năng lực môn vật lí:

  • Năng lực nhận thức vật lí: Xác định được độ dịch chuyển tổng hợp, vận tốc tổng hợp.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng công thức tính vận tốc, tốc độ.
  1. Phẩm chất:

+ Trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực.

+ Tích cực tìm tòi sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • Sách giáo khoa
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng, kích thích sự tò mò cho HS trước khi vào bài học mới.
  3. Nội dung:

+ GV tổ chức cho HS ôn lại kiến thức cũ liên quan đến độ dịch chuyển và vận tốc. 

+ GV yêu cầu HS thảo luận về câu hỏi mở đầu bài học

+ GV đặt vấn đề gợi ý để bắt đầu bài mới.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ 1: Ôn lại kiến thức liên quan đến độ dịch chuyển và vận tốc.

- GV chia lớp thành những nhóm 4 -5 HS, mỗi nhóm GV sẽ phát cho một cái bảng phụ để ghi câu trả lời.

- GV yêu cầu HS viết những kiến thức liên quan đến độ dịch chuyển và vận tốc vào bảng phụ trong thời gian 5 phút

- HS thảo luận nhóm, sau 5 phút treo bảng có câu trả lời lên.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận về câu hỏi mở đầu bài học

CH: Bạn C đứng yên trên sân ga vẫy tay tiễn bạn A và bạn B trên tàu hỏa. Khi tàu chạy, bạn C thấy bạn B đang chuyển động ra xa trong khi bạn A lại thấy bạn B đứng yên trên tàu. (Hình 5.1). Tại sao?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện trao đổi nhóm, thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

NV1:

+ Tốc độ trung bình:  với  là độ biến thiên thời gian

+ Tốc độ tức thời là tốc độ trung bình tính trong khoảng thời gian rất nhỏ, diễn tả sự nhanh chậm của chuyển động tại mỗi thời điểm.

+ Độ dịch chuyển chính là độ biến thiên tọa độ của vật: d =  =

+ Vận tốc trung bình:  =

+ Độ lớn vận tốc tức thời chính bằng tốc độ tức thời.

NV2: Bạn C thấy bạn B đang chuyển động trong khi đó bạn A lại thấy bạn B đứng yên, sở dĩ như vậy là do phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc.Cụ thể là:

+ Bạn C chọn sân ga làm mốc, khi tàu chạy thì tàu sẽ dần đi xa sân ga nên sẽ thấy bạn B ngồi trên tàu cũng chuyển động ra xa.

+ Bạn A lại chọn toa tàu làm mốc nên khi tàu chạy, thì bạn A và B cùng chuyển động theo tàu nên A sẽ không thấy B đứng yên.

Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

Từ câu hỏi mở đầu bài học, ta có thể thấy một vật có thể xem là đứng yên hay chuyển động phụ thuộc vào việc chọn hệ quy chiếu, ta cùng đi tìm hiểu rõ hơn tính chất chuyển động của một vật thông qua bài học này. Chúng ta đi vào bài học Bài 5. Chuyển động tổng hợp.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Độ dịch chuyển tổng hợp, vận tốc tổng hợp.

  1. Mục tiêu:

+ Giúp HS hiểu được tính tương đối của chuyển động; khái niệm vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối, vận tốc kéo theo

+ HS xác định được công thức tính vận tốc tổng hợp, độ dịch chuyển tổng hợp.

  1. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: HS xác định được tính tương đối của chuyển động trong một số trường hợp đơn giản. Viết được công thức xác định vận tốc tổng hợp, độ dịch chuyển tổng hợp
  3. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình 5.2 SGK và yêu cầu trả lời câu hỏi

Thảo luận 1: Quan sát hình 5.2.

Mô tả chuyển động của:

a. Bé trai ở hình a đối với mẹ trên thanh cuộn và đối với bố cùng em gái đứng trên mặt đất.

b. Thuyền giấy hình b đối với nước và đối với người quan sát đứng yên trên mặt đất.

- Từ câu hỏi mở đầu bài học và Thảo luận 1 ở trên, kết hợp với việc đọc thông tin SGK, GV yêu cầu HS rút ra nhận xét về tính tương đối của chuyển động.

 

- GV đưa ra xác nhận về hệ quy chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động:

+ Sân ga trong hình 5.1 hay người quan sát đứng trên mặt đất trong hình 5.2 được gọi là hệ quy chiếu đứng yên.

+ Tàu hỏa chuyển động so với sân ga ở hình 5.1 và bậc thang cuốn đang hoạt động so với mặt đất và dòng nước đang trôi so với người đứng yên ở hình 5.2 được gọi là hệ quy chiếu chuyển động.

=> Vậy, em hãy cho biết hệ quy chiếu đứng yên là gì, hệ quy chiếu chuyển động là gì?

- Sau đó, GV nhấn mạnh vào mối liên hệ của người quan sát vào các hệ quy chiếu.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện 2- 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời

- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu độ dịch chuyển tổng hợp – vận tốc tổng hợp.

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình bày ví dụ trong hình 5.3 để đưa ra công thức cho độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp.

 Bạn B đi từ cuối lên đầu của một toa tàu đang chuyển động. Để xem xét độ dịch chuyển của bạn B ta quy ước:

+ Vật số 1 (người) là vật chuyển động đang xét

+ Vật số 2 (toa tàu) là vật chuyển động được chọn làm gốc của hệ quy chiếu chuyển động.

+ Vật số 3 (đường ray) là vật đứng yên được chọn làm gốc của hệ quy chiếu đứng yên.

Khi vật số 1 có độ dịch chuyển  trong hệ quy chiếu chuyển động. Đồng thời, hệ quy chiếu chuyển động cũng có độ dịch chuyển   so với hệ quy chiếu đứng yên. Dựa vào hình 5.3 phương pháp tọa độ của toán học, ta suy ra:

Độ dịch chuyển tổng hợp là:

 +  (5.1)

Vận tốc tổng hợp là:

 +   (5.2)

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và nêu được khái niệm của các đại lượng trong công thức 5.2.

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS làm việc theo từng cá nhân, trả lời câu hỏi ở Thảo luận 2: Em hãy đưa ra dự đoán để so sánh  thời gian chuyển động của thuyền khi chạy xuôi dòng và khi chạy ngược dòng giữa hai vị trí cố định trên bờ sông (Hình 5.4)

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi luyện tập: Trên đường đi học, một bạn phát hiện để quên tài liệu học tập ở nhà. Vì vậy, bạn đó đã gọi điện thoại nhờ anh trai của mình đem đến giúp. Giả sử hai xe cùng chuyển động thẳng đều. Áp dụng công thức vận tốc tổng hợp, hãy giải thích trong trường hợp nào dưới đây bạn đó sẽ nhận được tài liệu nhanh hơn.

a. Anh trai chạy đuổi theo bạn đó với vận tốc   trong khi bạn đó tiếp tục chạy cùng chiều với vận tốc  ( )

b. Anh trai chạy đến đó với vận tốc   Trong khi bạn đó chạy ngược lại với vận tốc 

( Gợi ý cho HS:

+ Chon chiều dương như thế nào?

+ Chọn hệ nào làm hệ quy chiếu đứng yên, hệ quy chiếu chuyển động.

+ Áp dụng công thức tổng hợp vận tốc như thế nào?)

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin sgk, chú ý nghe giảng, trao đổi ý kiến với bạn để đưa đáp án cho phần câu hỏi thảo luận, tự suy nghĩ tìm lời giải cho câu hỏi cá nhân.

- GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2-3 bạn trả lời các câu hỏi, các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tính tương đối của chuyển động

a. Định nghĩa về tính tương đối của chuyển động

Trả lời:

a) Bé trai đứng yên so với mẹ và chuyển động xa dần so với bố cùng em gái.

b) Thuyền giấy đứng yên đối với nước và chuyển động xa dần đối với người quan sát.

 

 

=> Một vật có thể xem như là đứng yên trong hệ quy chiếu này, nhưng lại chuyển động trong hệ quy chiếu khác. Đó chính là tính tương đối của chuyển động.

b. Một số khái niệm cơ bản về hệ quy chiếu.

- Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên.

- Hệ quy chiếu chuyển động là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên.

- Người quan sát (bạn C đứng yên trên sân ga, 2 bố con đứng yên trên mặt đất) sẽ gắn với hệ quy chiếu đứng yên.

- Người quan sát là bé trai thì sẽ vừa gắn với hệ quy chiếu đứng yên (đối với người mẹ), vừa gắn với hệ quy chiếu chuyển động (đối với bố và em gái).

 

 

 

 

 

b. Độ dịch chuyển tổng hợp – vận tốc tổng hợp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

Các đại lượng trong công thức 5.2:

+ : vận tốc tuyệt đối – là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên.

+: vận tốc tương đối – là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động.

+ : vận tốc kéo theo – là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên

Trả lời:

Vận tốc tổng hợp của thuyền () sẽ bằng vận tốc thực của thuyền () + vận tốc kéo theo mà dòng nước đẩy thuyền ().

a) Khi chạy xuôi dòng: Vì vận tốc của thuyền và dòng nước là cùng chiều nên độ lớn vận tốc tổng hợp của thuyền sẽ là:

 = .

b) Khi chạy ngược dòng: Vì vận tốc của thuyền và dòng nước là ngược chiều nên độ lớn vận tốc tổng hợp của thuyền sẽ là:

 = .

=> Vận tốc của thuyền khi chạy xuôi dòng sẽ lớn hơn khi chạy ngược dòng nên cần ít thời gian hơn.

Trả lời:

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của người anh trai. Gọi   ,   lần lượt là vận tốc của người anh trai và của bạn HS đối với mặt đường (hệ quy chiếu đứng yên).  là vận tốc của người anh trai đối với bạn HS ( hệ quy chiếu chuyển động).

Khi đó:  +

a. Khi người anh trai đuổi theo bạn HS và bạn HS tiếp tục chạy cùng chiều:  =  

=> ( vì

a. Khi người anh trai đuổi theo bạn HS và bạn HS chạy ngược lại:

 =

=>

Vậy trong trường hợp b bạn HS sẽ nhận được tài liệu nhanh hơn do:

>

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Vật lí 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

Giáo án vật lí 10 chân trời bài 1: Làm quen với vật lí (2 tiết)
Giáo án vật lí 10 chân trời bài 9: Chuyển động ném (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: BA ĐỊNH LUẬT NEWWTON. MỘT SỐ LỰC TRONG THỰC TIỄN

Giáo án vật lí 10 chân trời bài 13: Tổng hợp lực. Phân tích lực (2 tiết)
Giáo án vật lí 10 chân trời bài 14: Moment lực. Điều kiện cân bằng của vật (4 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: NĂNG LƯỢNG

Giáo án vật lí 10 chân trời bài 15: Năng lượng và công (4 tiết)
Giáo án vật lí 10 chân trời bài 16: Công suất – Hiệu suất (2 tiết)
Giáo án vật lí 10 chân trời bài 17. Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng (4 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7: ĐỘNG LƯỢNG

Giáo án vật lí 10 chân trời bài 18. Động lượng và Định luật bảo toàn động lượng (3 tiết)
Giáo án vật lí 10 chân trời bài 19: Các loại va chạm (3 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 8: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT VẬT LÍ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án điện tử vật lí 10 chân trời bài 9: Chuyển động ném

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4: BA ĐỊNH LUẬT NEWWTON. MỘT SỐ LỰC TRONG THỰC TIỄN

Giáo án điện tử vật lí 10 chân trời bài 12: Chuyển động của vật trong chất lưu

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: MOMENT LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG

Giáo án điện tử vật lí 10 chân trời bài 19: Các loại va chạm

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 8: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ VẬT LÍ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chat hỗ trợ
Chat ngay