Giáo án vật lí 10 chân trời bài 17. Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng (4 tiết)
Giáo án bài 17. Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng (4 tiết) sách vật lí 10 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của vật lí 10 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo
Xem: => Giáo án vật lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Vật lí 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 17. ĐỘNG NĂNG VÀ THẾ NĂNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG (4 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức:
- HS nêu được khái niệm, công thức tính, đơn vị của động năng, thế năng.
- Biết cách xác định cơ năng và phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các câu thảo luận.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.
- Năng lực môn vật lí:
- Năng lực nhận thức vật lí:
+ Nêu được công thức tính thế năng trong trường trọng lực đều.
+ Phân tích được sự chuyển hóa động năng và thế năng của vật trong một số trường hợp đơn giản.
+ Nêu được khái niệm cơ năng; phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng.
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Từ phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu bằng không. Rút ra được động năng của vật có giá trị bằng công của lực tác dụng lên vật.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Vận dụng được công thức thế năng trọng trường trong một số trường hợp đơn giản.
+ Vận dụng được định luật bảo toàn cơ năng trong một số trường hợp đơn giản.
- Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo, có ý thức vuọt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập thông qua việc đọc SGK và trả lời câu thảo luận.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh:
- Sách giáo khoa
- Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Từ kiến thức đã học, khơi gợi kiến thức mới cho HS trước khi vào bài học mới.
- Nội dung: GV đặt câu hỏi yêu cầu HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nhắc lại định luật bảo toàn năng lượng đã được học ở bài 15.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại kiến thức cũ và câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 1 bạn HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV nhận xét câu trả lời của HS rồi đặt vấn đề: Như mô hình thủy điện các em đã được thiết kế trong bài 15 hay nhà máy thủy điện sản xuất điện năng từ dòng nước chảy từ trên cao xuống ( Hình 17.1), chúng ta đã biết năng lượng của nước đã được chuyển hóa thành năng lượng điện để thắp sáng bóng đèn. Vậy thì trong đó có những dạng năng lượng cơ học nào xuất hiện? Chúng co thể chuyển hóa qua lại với nhau hay không? Trong những điều kiện nào thì tổng của các dạng năng lượng cơ học đó được bảo toàn? Những vấn đề đó chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay bài 17. Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Động năng.
- Mục tiêu:
- HS nêu được khái niệm động năng.
- HS rút ra được mối liên hệ giữa động năng và công của lực tác dụng lên vật.
- HS nêu được đặc điểm của động năng.
- Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS đưa ra được khái niệm động năng, rút ra được động năng của vật có giá trị bằng công của lực tác dụng lên vật và nêu được 3 đặc điểm của động năng.
- Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu mối liên hệ giữa động năng và công. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát Hình 17.2 rồi trả lời câu Thảo luận 1: Hãy tìm các điểm chung về dạng năng lượng trong các trường hợp trên. Năng lượng này phụ thuộc vào những yếu tố nào? - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã được học từ những bài trước, em hãy cho biết: Khi một vật chịu lực tác dụng thì vật sẽ dịch chuyển với vận tốc như thế nào? - GV đưa ra công thức 17.1 và cho HS ghi chép vào vở.
- GV yêu cầu HS trả lời câu Thảo luận 2: Dựa vào phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều, rút ra biểu thức (17.1) GV gợi ý: HS cần dựa vào: + Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều. + Phương trình định luật 2 Newton + Biểu thức tính công của lực thực hiện trên quãng đường .
- GV đưa ra nhận xét dựa vào biều thức 17.1: Như vậy sau khi lực tác dụng vào vật thực hiện một công thì vật chuyển từ trạng thái đứng yên sang chuyển động. Nghĩa là tác nhân sinh ra lực đã chuyển một phần năng lượng vào vật và làm cho vật tăng năng lượng. Phần năng lượng thêm vào này ta gọi là động năng. Câu hỏi đặt ra: Vậy, em hãy cho biết động năng là gì và công thức xác định và đơn vị của nó?
- GV cho HS ghi chép công thức 17.2. Sau đó, giảng giải, dẫn dắt HS tìm hiểu phần mở rộng liên quan đến định lí động năng. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chú ý nghe giảng, lắng nghe câu hỏi và suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 1 bạn HS trình bày câu trả lời cho mỗi câu hỏi. - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS. - GV đưa ra kết luận về mối liên hệ giữa động năng và công rồi chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu đặc điểm của động năng. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi: Dựa vào biểu thức 17.2, em hãy cho biết: + Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? + Động năng có phải là đại lượng vô hướng và giá trị của biểu thức tính động năng có bao giờ âm không? - GV yêu cầu HS trả lời câu Thảo luận 3: Em đang ngồi yên trên chiếc xe buýt chuyển động thẳng đều với tốc độ 50 km/h. Xác định động năng của em trong trường hợp: a, Chọn hệ quy chiếu gần với xe buýt b, Chọn hệ quy chiếu gắn với hàng cây bên đường Sau đó cho HS rút ra động năng có giá trị phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Gv mời 1 bạn HS trả lời cho mỗi câu hỏi. - Những HS khác lắng nghe , nhận xét và góp ý. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét. => GV đưa ra đặc điểm của động năng và cho HS ghi vào vở, rồi chuyển sang nội dung mới.
| 1. Mối liên hệ giữa động năng và công. Trả lời: *Thảo luận 1: Những vật trong hình đều đang chuyển động nên chúng có năng lượng chuyển động. Năng lượng này phụ thuộc vào yếu tố vận tốc và khối lượng của vật. - Khi một vật chịu lực tác dụng thì vật sẽ dịch chuyển với vận tốc tăng lên hoặc giảm xuống tùy theo hướng của vectơ lực và vectơ độ dịch chuyển. - Đưa ra công thức 17.1: Xét một vật bắt đầu chuyển động với gia tốc , dưới tác dụng của một lực không đổi, vật dịch chuyển cùng hướng với vectơ lực. Sau một khoảng thời gian, tốc độ của vật là v. Công của lực thực hiện trên quãng đường này là: A= F.d= F.s= (17.1) *Thảo luận 2: - Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều: . Khi vật đang ở trạng thái đứng yên thì phương trình sẽ là: => d= (1) - Phương trình định luật 2 Newton: F=m.a. (2) - Biểu thức tính công của lực thực hiện trên quãng đường này là : A=F.d (3) Thay (1) và (2) vào (3) ta có: A= m.a. = m. = (dpcm) Trả lời: Động năng của một vật là năng lượng vật có được do chuyển động, có giá trị được tính theo công thức: (17.2) Trong đó: m là khối lượng của vật, v là tốc độ của vật tại thời điểm khảo sát. Động năng có đơn vị là : Jun (J) *Mở rộng: Nãy giờ là ta đang xét trường hợp vật bắt đầu chuyển động từ trạng thái đứng yên. Trong trường hợp vật đang chuyển động với tốc độ ban đầu , dưới tác dụng của lực , sau một khoảng thời gian, vật sẽ có vận tốc v. Khi đó: . => Rút ra định lí động năng: Độ biến thiên động năng của một vật trong khoảng thời gian bằng công của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. 2. Đặc điểm của động năng Trả lời: - Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật và tốc độ chuyển động của vật. - Động năng là đại lượng vô hướng và giá trị của biểu thức tính động năng không bao giờ âm vì giá trị m>0 và *Thảo luận 3: a. Khi em đang ngồi trên xe buýt, trong trường hợp hệ quy chiếu gắn với người A cũng đang ngồi yên trên xe thì em đang đứng yên. Do đó, động năng của em trong hệ quy chiếu gắn với người quan sát A (hay xe buýt) là bằng 0. b. Khi em đang ngồi trên xe buýt, vận tốc của em chính là vận tốc của xe buýt. Đối với trường hợp chọn hệ quy chiếu gắn người quan sát B đang đứng yên trên vỉa hè, em và xe buýt đang chuyển động với tốc độ v. Khi này động năng của em là trong hệ quy chiếu gắn với người quan sát B (hay hàng cây bên đường). *Đặc điểm của động năng: - Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật và tốc độ chuyển động của vật. - Động năng là một đại lượng vô hướng, không âm. - Động năng có giá trị phụ thuộc vào hệ quy chiếu. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Vật lí 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất