Nội dung chính ngữ văn 8 cánh diều Bài 9: Vẻ đẹp của bài thơ "Cảnh khuya"

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Vẻ đẹp của bài thơ "Cảnh khuya"  sách ngữ văn 8 cánh diều . Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 9. VĂN BẢN. VẺ ĐẸP CỦA BÀI THƠ CẢNH KHUYA

I. TÌM HIỂU CHUNG

  1. Tác giả, tác phẩm
  2. Tác giả

- Lê Trí Viễn (1919-2012) là giáo sư, nhà giáo nhân dân, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu đi tiên phong trong việc vận dụng quan điểm Mác-xit trong nghiên cứu và đóng góp cho lĩnh vực văn học Việt Nam hơn 40 công trình khoa học giá trị.

- Tác phẩm: Tìm hương trong văn Hồ Chí Minh (1986), Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao càng nhìn càng sáng (1981), Đến với thơ hay (1977),…

  1. Tác phẩm

- Trích trong tập “Đến với thơ hay”, NXB Giáo dục, 1997

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  1. Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya

- Tác giả đã giới thiệu bài thơ bằng cách giới thiệu xuất xứ - chùm thơ có chứa bài Cảnh khuya của Bác.

- Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” bàn về vẻ đẹp nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya.

+ Nhan đề: Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

+ Phần 1:

“Bài thơ Cảnh khuya nằm trong chùm thơ năm 1947 của Bác

Đêm đã khuya, núi lắng suy”

 

 

 

 

 

 

  1. Phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya

- Trong phần này, tác giả tập trung phân tích vẻ đẹp của cảnh vật, thiên nhiên trong câu thơ thứ nhất của bài Cảnh khuya.

- Yếu tố nghệ thuật: sự so sánh tiếng suối với tiếng hát trong câu thơ đầu được tác giả đặc biệt quan tâm khi phân tích.

- Lí lẽ:

+ Câu thơ vang lên hai thứ tiếng: tiếng suối và tiếng hát.

+ Tiếng suối rất trong ấy văng vẳng mơ hồ như một tiếng hát từ xa vọng lại.

+ Dẫn chứng:

- Tác giả so sánh tiếng suối trong bài thơ Cảnh khuya với tiếng suối trong các bài thơ khác như tiếng suối trong bài Côn Sơn của Nguyễn Trãi, tiếng suối trong thơ của Bạch Cư Dị.

    So sánh tiếng suối trong bài thơ Cảnh khuya của Bác với tiếng suối trong bài thơ của Bạch Cư Dị, Thế Lữ và tiếng suối trong thơ của Nguyễn Trãi, tác giả đã làm nổi bật lên cái hay, cái đẹp của tiếng suối trong thơ của Bác. Nếu tiếng suối trong thơ của Bạch Cư Dị và Nguyễn Trãi nghe như tiếng đàn, tiếng suối trong thơ Thế Lữ trong như nước ngọc tuyền thì tiếng suối trong thơ Bác lại là một tiếng hát, một tiếng hát trong trẻo, một tiếng hát như một hồi âm vọng về gợi lại trong kí ức.

=> Tiếng suối của Bác thể hiện một tâm hồn đẹp của người thi sĩ.

  1. Phân tích câu thơ thứ hai trong bài thơ Cảnh khuya

Tác giả cảm nhận vẻ đẹp của câu thơ chủ yếu bằng cách tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên có ánh trăng và cổ thụ, khóm hoa. Từ đó, cảm nhận vẻ đẹp khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, đẹp như một bức tranh thủy mặc.

  1. Phân tích hai câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh khuya

- Câu thơ “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

+ Tác giả lí giải mối quan hệ giữa người và cảnh: Câu thơ cắt ngang ở giữa, cái thế chạm nhau cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ đã bày ra nhưng không phải để đối lập người với cảnh vốn chan hòa sâu sắc như vừa thấy mà cốt cho nổi bật lên vị trí con người

  1. Sự cân bằng trong bài thơ Cảnh khuya và thái độ, quan điểm của tác giả thể hiện ở các phần trong văn bản
  2. Sự cân bằng trong bài thơ Cảnh khuya

Tác giả đã nhấn mạnh sự nhịp nhàng, hài hòa, một thế cân bằng tuyệt đỉnh trong bài thơ Cảnh khuya của Bác.

  1. Thái độ, quan điểm của tác giả thể hiện ở các phần trong văn bản

- Điểm chung về thái độ, quan điểm của tác giả thể hiện ở các phần trong văn bản là: Tác giả trân trọng, khâm phục trước nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya của Bác.

III. TỔNG KẾT

  1. Nội dung

Văn bản tập trung nói về vẻ đẹp của nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

  1. Nghệ thuật

- Các luận điểm có sự gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp theo hệ thống hợp lí (phân tích bài thơ theo trình tự các câu thơ) giúp người đọc dễ theo dõi, cảm nhận.

- Luận đề của văn bản được làm sáng tỏ, thuyết phục.

- Các lí lẽ giải thích, làm rõ luận điểm, tăng sức thuyết phục, cho bài viết.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 9 Đọc 1: Vẻ đẹp của bài thơ "Cảnh khuya"

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay