Nội dung chính ngữ văn 8 chân trời Bài 5: Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5: Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục sách ngữ văn 8 chân trời sáng tạo . Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
VĂN BẢN: ÔNG GIUỐC – ĐANH MẶC LỄ PHỤC
- TRI THỨC NGỮ VĂN - HÀI KỊCH
- Khái niệm
Hài kịch là một thể loại kịch dùng biện pháp gây cười để chế giễu các tính cách và hoạt động xấu xa, lố bịch, lỗi thời của con người. Lão hà tiện, Tác – tuýt, Trưởng giả học làm sang của Mô – li – e,…là những kiệt tác về hài kịch.
- Đặc điểm của hài kịch
- Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, gồm những hạng người hiện thân cho các thí tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội. Tính cách của các nhân vật hài kịch được thể hiện qua những biến cố dẫn đến sự phơi bày, phê phán cái xấu.
- Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của các nhân vật (bao gồm lời thoại, điệu bộ, cử chỉ,…) tạo nên nội dung của tác phẩm kịch. Hành động thể hiện qua lời thoại dưới các dạng: tấn công – phản công; thăm dò – lảng tránh; chất vấn – chối cãi; thuyết phục – phủ nhận/ bác bỏ; cầu xin – từ chối;….
- Xung đột kịch thường nảy sinh dựa trên sự đối lập, mâu thuẫn, tạo nên tác động qua lại giữa các nhân vật hay các thế lực. Có nhiều kiểu xung đột: Xung đột thường diễn ra giữa cái thấp kém với các thấp kém.
- Lời thoại: Là lời của các nhân vật hài kịch nói với nhau (đối thoại), nói với bản thân (độc thoại) hay nói với khán giả (bàng thoại), góp phần thúc đẩy xung đột hài kịch phát triển.
- Lời chỉ dẫn sân khấu: là những lời chú thích ngắn gọn của tác giả biên kịch (thường để trong ngoặc đơn) nhằm hướng dẫn, gợi ý về cách bài trí, xử lí âm thanh, ánh sáng, việc vào – ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật cùng trang phục, hành động, cử chỉ, cách nói năng của họ,…
- Thủ pháp trào phúng: Hài kịch thường sử dụng các thủ pháp trào phúng như phóng đại tính lô – gic, tính không hợp tình thế trong hành động của nhân vật (hành vi, lời nói, cử chỉ, trang phục,…) các thủ pháp tăng tiến, giễu nhại, mỉa mai; lối nói hóm hỉnh, lối chơi chữ, lối nói nghịch lí;…
- Căn cứ để xác định chủ đề
- Chủ đề là vấn đề chính mà tác phẩm muốn nêu lên một hiện tượng đời sống.
Để xác định được chủ đề văn học, cần dựa trên nhiều yếu tố như: nhan đề, hệ thống các chi tiết và mối quan hệ giữa chúng trong tác phẩm; giọng điệu; ngôn từ; thái độ; tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình (trong tác phẩm thơ); các xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng tình huống, hành động xung đột,…(trong tác phẩm truyện và tác phẩm kịch).
- TÌM HIỂU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
- Tác giả: Mô – li – e (1622 – 1673) là nhà soạn kịch lớn của Pháp, đồng thời là diễn viên thường đóng các vai chính trong một số vở kịch của chính mình.
- Tác phẩm
- Trích trong vở kịch năm hồi: “Trưởng giả học làm sang”(1670)
- Đoạn trích là lớp kịch kết thúc hồi II.
- Vở kịch nói về Ông giuốc đanh một nhà buôn giàu có nhưng dốt nát quê kệch học đòi làm sang → nhiều kẻ lợi dụng, nịnh hót để moi tiền.
- Gồm 2 cảnh:
- Cảnh 1:Từ đầu→ cho các nhà quý phái, gồm 4 nhân vật Giuốc-đanh,gia nhân, phó may, thợ phụ, cảnh này chỉ có lời thoại của 2 nhân vật Giuốc- đanh và tay thợ phụ→ nói chuyện trang phục nhất là chiếc áo.
- Cảnh 2: Phần còn lại, tăng thêm 4 nhân vật ( thợ phụ) và cộng thêm rất nhiều động tác : bốn tay thợ phụ cởi quần cộc áo ngắn của ông Giuốc-đanh rồi mặc lại cho ông bộ lễ phục theo nhịp điệu của dàn nhạc , ông Giuốc- đanh đi đi lại lại phố áo mới, chân bước , miệng nói theo điệu nhạc => Giuốc đanh mặc lễ phục.
III. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
- Cảnh 1: ông Giuốc – đanh và Phó may
- Tại phòng khách nhà ông Giuốc- đanh bác phó may mang bộ lễ phục đến
- Có 4 nhân vật : ông Giuốc - đanh , bác phó may , tay thợ phụ,gia nhân của giuốc đanh.
- Đối thoại chính: ông Giuốc- đanh và phó may.
- Chuyện xoay bộ trang phục mới của ông Giuốc - đanh (bộ lễ phục, đôi bít tất, giày, bộ tóc giả và lông đính mũ…)Chủ yếu là bộ lễ phục.
- Chiếc áo ngược hoa. Có thể do sơ xuất cũng có thể là cố tình mà phó may đã may chiếc áo hoa ngược khiến Giuốc - đanh thành trò cười.
- Ông Giuốc-đanh chưa phải mất hết tỉnh táo, vẫn nhận ra chiếc áo ngược hoa.
- Phó may vụng chèo khéo chống bịa ra lí lẽ thuyết phục khiến ông Giuốc-đanh hài lòng.
- Giuốc đanh phát hiện phó may ăn bớt vải. Phó may lảng sang chuyện khác→ nhắc Giuốc đanh mặc thử áo, đánh vào tâm lí.
=> Đoạn kịch có kịch tính cao Phó may đang ở thế bị động sang chủ động, tiếp đến ông Giuốc đanh phát hiện ra phó may ăn bớt vải chuyển sang chủ động
→ phó may chống trả yếu ớt. Nhưng ông ta đã đảo ngược tình huống bằng một nước cờ cao tay đánh vào tâm lí trưởng giả học làm sang của ông Giuốc- đanh.
.
=> Ông Giuốc đanh dốt nát dễ bị mắc lừa mà vẫn tưởng mình “sang”.
- Cảnh 2: Ông Giuốc – đanh và tốp thợ phụ
- Tác giả chuyển cảnh hết sức tự nhiên và khéo léo bằng việc ông Giuốc - đanh mặc lễ phục xong là được tốp thợ phụ tôn xưng → khiến ông ta tưởng mặc lễ phục vào là thành quý phái.
- Chúng nắm được điểm yếu để nịnh hót, tâng bốc → moi tiền.
- Phép tăng tiến trong lời tâng bốc
→ Sự học đòi làm sang càng ngày càng mãnh liệt (sẵn sàng cho hết tiền để được sang hão )
=> Ông Giuốc- đanh, thích học đòi, mua danh hão mâu thuẫn với sự dốt nát, bị người khác lợi dụng, kiếm chác => Cười hình ảnh Giuốc đanh mặc lễ phục thật hài trên sân khấu.
- Nhân vật hài kịch bất hủ
- Khán giả cười sự ngu dốt khiến phó may lợi dụng kiếm chác( tất chật, giày chật, ăn bớt vải …)
- Cười ông ngớ ngẩn mặc áo ngược hoa mà tưởng mình sang trọng quý phái , cười ông ta bỏ tiền để mua danh hão.
- Nhất là cảnh 4 tay thợ phụ lột quần áo ông Giuốc- đanh mặc cho ông ta bộ lễ phục ngược hoa lố lăng, sặc sỡ mà ông ta vẫn vênh váo tưởng mình quý phái làm cho khán giả cười vỡ rạp.
- TỔNG KẾT
- Thủ pháp trào phúng: Tính không hợp tình thế trong hoạt động của nhân vật (hành vi, lời nói, trang phục,…)
- Khắc họa tài tình, tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
- Thủ pháp phóng đại có tác dụng tô đậm, chế giễu sự ngớ ngẩn của ông Giuốc – đanh: ông tin vào một điều rất vô lí rằng: hoa may ngược trên lễ phục là “mốt” thời thượng, hay sở thích của những người quý phái.
=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 5 Đọc 1: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục