Nội dung chính Ngữ văn 9 kết nối Bài 3: Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
THỰC HÀNH ĐỌC: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
PHẦN I: TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.Tác giả Nguyễn Du
* Thân thế, thời đại
- Sinh năm 1765, mất năm 1820.
- Sinh ra, lớn lên trong thời đại lịch sử nhiều biến động.
- Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An (nay là huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
- Cuộc đời nhiều thăng trầm, vốn sống phong phú.
* Sự nghiệp văn học
- Tác phẩm chữ Hán: Thanh Hiên thi tập (78 bài); Nam trung tạp ngâm (40 bài); Bắc hành tạp lục (132 bài).
- Tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu: Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh.
- Nguyễn Du được suy tôn là đại thi hào của dân tộc, được UNESCO vinh danh và kỉ niệm 250 năm ngày sinh của ông.
2. Tác phẩm
- Vị trí, bố cục, nội dung đoạn trích:
+ Vị trí: từ câu 1033 đến câu 1054, thuộc phần Chia li trong cốt truyện của Truyện Kiều. Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa vào lầu xanh, Thuý Kiều phẫn uất rút dao tự tử nhưng không thành. Tú Bà đưa nàng đến ở lầu Ngưng Bích, tiếng là để dưỡng thương nhưng thực chất là giam lỏng, chờ cơ hội thực hiện âm mưu đưa nàng vào bẫy (với sự trợ giúp của Sở Khanh), ép nàng tiếp khách.
PHẦN II: TÌM HIỂU VĂN BẢN
1.Bố cục:
· 6 câu đầu: Hoàn cảnh tội nghiệp, đáng thương của Kiều;
· 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Kiểu;
· 8 câu cuối: Tâm trạng ngổn ngang, nặng trĩu lo âu của Kiều khi nghĩ về tương lai.
+ Nội dung: Đoạn trích tái hiện khung cảnh hoang vắng, lạnh lẽo ở lầu Ngưng Bích, hoàn cảnh lẻ loi, tội nghiệp của Thúy Kiều và tâm trạng bề bộn, ngổn ngang trăm mối của nhân vật.
2. Nội dung tác phẩm
Cảnh lầu Ngưng Bích và diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều được miêu tả qua lời người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật.
- Bút pháp: miêu tả thiên nhiên để thể hiện tâm trạng nhân vật; thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật qua dòng độc thoại nội tâm. Diễn biến tâm trạng: xót xa, đau đớn cho tình cảnh bản thân; nhớ thương, day dứt khi nghĩ đến những người thân; bất an trước hiện tại và tương lai. Tính cách: tinh tế, nhạy cảm; thuỷ chung, hiếu thảo; giàu lòng vị tha, đức hi sinh.
- Cảm thông, thương xót cho nỗi đau khổ, bất hạnh của Kiều; trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật; thấu hiểu, đồng tình với khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người.
3. Đặc sắc nghệ thuật:
+ Từ ngữ: phong phú, đa dạng, vừa cô đọng, hàm súc vừa chân thực, sống động (từ Hán Việt, điển tích, điển cố, từ láy, động từ, ... ).
+ Các thủ pháp nghệ thuật như đối, điệp, liệt kê, nhân hóa, ... được sử dụng linh hoạt.
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
+ Sự đan xen ngôn ngữ kể, tả và ngôn ngữ độc thoại nội tâm.