Nội dung chính Ngữ văn 9 kết nối Bài 4: "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng", một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường (Nguyễn Khắc Phi)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng", một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường (Nguyễn Khắc Phi) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
THỰC HÀNH ĐỌC:HOÀNG HẠC LÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNG, MỘT BÀI THƠ TIỄN BIỆT TIÊU BIỂU TRONG THƠ ĐƯỜNG
PHẦN I: TÁC PHẨM
1.Luận đề
- Luận đề: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng là một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường.
2. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng
Luận điểm 1: Niềm lưu luyến và sự náo nức của người đưa tien trong 2 câu thơ đầu.
Luận điểm 2: Linh hồn bài thơ là ở hai câu thơ cuối diễn tả tâm tình người ở lại.
PHẦN II: TÌM HIỂU VĂN BẢN
Luận điểm 1: Niềm lưu luyến và sự náo nức của người đưa tien trong 2 câu thơ đầu.
- Lí lẽ:
+ Lý Bạch kết giao và rất tôn kính, ngưỡng mộ Mạnh Hạo Nhiên.
+ Mạnh Hạo Nhiên về Dương Châu, Lý Bạch bịn rịn và lưu luyến.
+ Lý Bạch dùng ngôn từ bình dị và chuẩn xác đề diễn tả tình cảm của người đưa tiễn.
- Bằng chứng: những từ ngữ trong bài thơ như: cố nhân, tây, há và sử dụng nhận định của một nhà nghiên cứu.
Luận điểm 2: Linh hồn bài thơ là ở hai câu thơ cuối diễn tả tâm tình người ở lại.
- Lí lẽ:
+ Dùng cảnh biểu hiện tình bằng các thủ pháp so sánh, nhân hoá, đồng nhất tình và cảnh là thủ pháp thường được Lý Bạch và các nhà thơ cổ điển sử dụng.
+ Trong bài thơ của Lý Bạch, tình đã hoà tan vào cảnh.
+ Thực chất hai câu cuối là tả tình.
- Bằng chứng:
+ Một số câu thơ trong những bài thơ thuộc đề tài tống biệt của Lý Bạch, Hứa Hồn.
+ Những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ như: chiếc thuyền, bóng (thuyển).
Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm:
+ Lí lẽ xác đáng, chặt chẽ.
+ Bằng chứng phong phú, phù hợp với lí lẽ và làm sáng tỏ luận điểm.
- Ngôn ngữ của bài nghị luận vừa có tính khách quan vừa có tính biểu cảm, thuyết phục.