Nội dung chính Ngữ văn 9 kết nối Bài 7: Thực hành tiếng Việt (1)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Thực hành tiếng Việt (1) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
NGHĨA CỦA TỪ, BIỆN PHÁP TU TỪ
Bài tập 1
+ thao thức: trạng thái không ngủ được vì có diều phải suy nghĩ (nghĩa từ diển); trong câu thơ, từ này có nghĩa là trăn trở, nghĩ suy, bao bọc, giữ gin.
+ ăn cầu ngủ quán: chỉ cảnh dời lang thang, cơ nho, khong nha cửa; trong câu thơ, cum từ nay chi những con người có số phận bất hạnh, cuộc sống cực nhọc, vất vả.
+ vằng vặc: rất sáng, không một chút gợn, thường là chỉ ánh trăng (nghĩa từ điển); trong câu thơ, từ này có nghĩa là tấm lòng trong sáng, không chút vẩn đục.
+ mai, trúc: hai loại cây (1; chỉ sự nhớ nhung của hai người có tình cảm gắn bó.)
+ đắng cay: đau khổ xót xa (nghĩa từ điển); trong câu thơ, từ này chỉ những đau khổ của cuộc đời người mẹ.
+ trong trẻo: rất trong, gây cảm giác dễ chịu (nghĩa từ điển); trong câu thơ, từ này chỉ vẻ trong sáng của tâm hồn người Việt.
Bài tập 2
- Các từ láy: nhọc nhằn, dập dồn, tha thiết, ríu rít, chênh vênh.
- Giải nghĩa:
+ nhọc nhằn: vất vả, cực nhọc
+ dập dồn: liên tiếp, dợt cao dợt thấp
+ tha thiết: thanh âm đầy tình cảm, bồng trầm
+ ríu rít: tiếng trong, cao, tiếp liền nhau như tiếng chim
+ chênh vênh: không có chỗ dựa chắc chắn, thiếu vững chãi
Tác dụng của các từ láy trong câu thơ:
Việc sử dụng nhieu từ láy tạo cho câu thơ sự uyển chuyển, linh hoạt. Cac từ láy tượng hình (dập dồn, chênh vênh), tượng hình (riu rit), gợi cảm giác (nhọc nhằn,tha thiết) có tác dụng gợi ra những liên tưởng, những ấn tượng sống động về thanh âm và nghĩa của các từ tiếng Việt.
Bài tập 3
Gừng cay muối mặn: ẩn dụ về những gian nan, vất vả trong cuộc sống vợ
chồng. Đặt trong ngữ cảnh câu thơ "Đây muối mặn gừng cay lòng khế xót", thành ngữ này diễn tả tình cảm son sắt, thuỷ chung trong mối quan hệ vợ chồng.
- Chân trời góc biển: ẩn dụ chỉ những nơi xa xôi, cách trở. Trong câu thơ "Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển", thành ngữ nhấn mạnh noi nhớ tiếng mẹ đẻ tha thiết của người Việt dù họ có sinh sống ở nơi nào.
Bài tập 4
-Biện pháp tu từ so sánh: Như vị muối chung lòng biển mặn/ Như dòng sông thương mến chảy muôn đời > thể hiện sự hoà đồng của mỗi cá nhân với cộng đồng chung tiếng nói, tiếng nói cộng đồng làm nên dòng chảy lịch sử
Biện pháp tu từ so sánh: Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa/ Óng tre ngà và mềm mại như tơ > diễn tả vẻ đẹp mượt mà,mềm mại của tiếng Việt ...
c. Biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc: tạo nhịp điệu và sự đăng đối cho khổ thơ; thể hiện sức mạnh hoà hợp của ngôn ngữ dân tộc, hóa giải những hận thù, xa cách, kết nối con người.
d. Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối > khơi gợi ấn tượng về nghĩa của từ ngữ.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Thực hành tiếng Việt (1)