Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 kết nối Bài 3: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 

BÀI 3: SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG CỦA THIÊN NHIÊN

(49 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (30 CÂU)

Câu 1: Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều

  • A. Bắc – Nam, Đông – Tây, độ cao.
  • B. Bắc – Đông , Đông - Tây, độ cao.
  • C. Bắc – Nam, Đông – Tây, độ dài.
  • D. Bắc – Tây, Đông – Nam, độ cao.

Câu 2: Thiên nhiên nước ta phân hóa theo mấy chiều?

A. 1B. 2C. 3D. 4

Câu 3: Nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thổ phía Bắc?

A. Trên 200C.B. Dưới 200C.C. Trên 210C.D. Dưới 210C.

Câu 4: Đặc trưng khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc là

  • A. nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa thu mát.
  • B. nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh.
  • C. nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông mát.
  • D. nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa thu lạnh.

Câu 5: Phần lãnh thổ phía Bắc có các cảnh quan

  • A. rừng nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt, rừng ôn đới, rừng ngập mặn.
  • B. rừng ôn đới ẩm, rừng cận nhiệt, rừng lá kim núi cao, rừng ngập mặn.
  • C. rừng nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt, rừng lá kim núi cao, rừng ngập mặn.
  • D. rừng ôn đới ẩm, rừng ôn đới, rừng lá kim núi cao, rừng ngập mặn.

Câu 6: Nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thổ phía Nam?

A. 250CB. Dưới 250CC. 25.50C.D. Trên 250C.

Câu 7: Khí hậu phần lãnh thổ phía Nam mang sắc thái của khí hậu

A. cận xích đạo gió mùa.B. xích đạo gió mùa
C. nhiệt đới gió mùa.D. cận nhiệt gió mùa.

Câu 8: Biên độ nhiệt độ phần lãnh thổ phía Nam không quá

A. 3 – 40CB. 4 – 50CC. 5 – 60CD. 6 – 70C

Câu 9:  Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là

A. rừng xích đạo gió mùa.B. rừng cận nhiệt gió mùa.
C. rừng nhiệt đới gió mùa.D. rừng cận xích đạo gió mùa.

Câu 10: Từ đông sang tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành bao nhiêu dải?

A. 1B. 2C. 3D. 4

Câu 11:  Thiên nhiên phân quá theo chiều đông – tây thành các dải

  • A. vùng hồ và thềm lục địa, vùng đồng bằng, vùng đồi núi.
  • B. vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng, vùng đồi núi.
  • C. vùng sông và thềm lục địa, vùng đồng bằng, vùng đồi núi.
  • D. vùng biển và thềm lục địa, vùng cao nguyên, vùng đồi núi.

Câu 12:  Thiên nhiên nước ta được phân hóa thành mấy đai cao?

A. 6B. 5C. 4D. 3

Câu 13: Theo độ cao, thiên nhiên nước ta được phân hóa thành các đai

  • A. nhiệt đới gió mùa, nhiệt đới gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.
  • B. nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.
  • C. cận đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.
  • D. cận nhiệt gió mùa, nhiệt đới gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.

Câu 14: : Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình từ khoảng

A. 400 – 500m.B. 700 – 800m.C. 600 – 700m.D. 900 – 1000m.

Câu 15: Ở miền Nam, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình từ khoảng

A. 400 – 500m.B. 800 – 900m.C. 900 – 1000m.D. 700 – 800m.

Câu 16: Đai nhiệt đới gió mùa có hai nhóm đất chính là

A. đất phù sa và đất feralit.B. đất phù sa và đất mùn.
C. đất đen và đất feralit.D. đất đen và đất mùn.

Câu 17: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có khí hậu

  • A. mát mẻ, mùa hạ mát, mưa nhiều, độ ẩm cao.
  • B. mát mẻ, mùa hạ nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao.
  • C. mát mẻ, mùa hạ mát, mưa ít, độ ẩm cao.
  • D. mát mẻ, mùa hạ mát, mưa trung bình, độ ẩm cao.

Câu 18: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có các nhóm đất chính là

A. đất feralit, đất xám mùn.B. đất feralit mùn, đất đen.
C. đất feralit mùn, đất xám mùn.D. đất đen và đất phù sa.

Câu 19: Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ

  • A. 2500m trở lên.   B. 2600m trở lên.   C. 2700m trở lên.   D. 2800m trở lên.       

Câu 20: Nhiệt độ quanh năm đai ôn đới gió mùa trên núi là

A. dưới 150C.B. trên 150C.C. dưới 160C.D.trên 160C.

Câu 21: Nước ta có mấy miền địa lí tự nhiên

A. 1B. 2C. 3D. 4

Câu 22: Phạm vi của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ gồm

  • A. vùng đồi núi Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, biển đảo phía Đông.
  • B. vùng đồi núi Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, biển đảo phía Đông.
  • C. vùng đồi núi Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, biển đảo phía Tây.
  • D. vùng đồi núi Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, biển đảo phía Tây.

Câu 23: Ranh giới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ phía tây và tây nam từ

  • A. dọc hữu ngạn sông Hồng và rìa Đông Nam sông Hồng.
  • B. dọc hữu ngạn sông Hồng và rìa Tây Nam sông Hồng.
  • C. dọc hữu ngạn sông Hồng và rìa Tây Bắc sông Hồng.
  • D. dọc hữu ngạn sông Hồng và rìa Đông Bắc sông Hồng.

Câu 24: Địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hướng

  • A. vòng cung, cao phía nam thấp dần về phía đông.
  • B. vòng cung, cao phía bắc thấp dần về phía đông.
  • C. vòng cung, cao phía bắc thấp dần về phía nam.
  • D. vòng cung, cao phía nam thấp dần về phía tây.

Câu 25: Phạm vi của miền Tây và Bắc Trung Bộ gồm

  • A. Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.
  • B. Tây Bắc, Nam Trung Bộ và từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.
  • C. Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.
  • D. Tây Bắc, Nam Trung Bộ và từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.

Câu 26: Ranh giới của miền Trung và Bắc Trung Bộ

  • A. từ ranh giới miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đến dãy Bạch Mã.
  • B. từ ranh giới miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đến dãy Hoành Sơn.
  • C. từ ranh giới miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đến dãy Trường Sơn.
  • D. từ ranh giới miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đến đèo Ngang.

Câu 27: Miền Trung và Bắc Trung Bộ có nhóm đất

  • A. đất feralit trên đá ong và đất phù sa.
  • B. đất feralit trên đá vôi và đất phù sa.
  • C. đất feralit trên đá vôi và đất mùn.
  • D. đất feralit trên đá ong và đất mùn.

Câu 28: Ranh giới của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ từ

  • A. núi Hoành Sơn trở vào nam.
  • B. núi Trường Sơn trở vào nam.
  • C. núi Bạch Mã trở vào nam.
  • D. núi Hoàng Liên Sơn trở vào nam.

Câu 29:  Địa hình của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ gồm

  • A. khối núi, cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển.
  • B. khối núi, bình nguyên badan, đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển.
  • C. khối núi, sơn nguyên badan, đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển.
  • D. khối núi, thảo nguyên badan, đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển.

Câu 30: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu

A. cận xích đạo gió mùa.B. nhiệt đới gió mùa.
C. xích đạo gió mùa.D. cận nhiệt gió mùa.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Phần lãnh thổ phía Bắc có 2-3 tháng nhiệt độ dưới 180C do?

A. Gió mùa Tây Nam.B. Gió mùa Đông Bắc.
C. Gió mùa Đông Nam.D. Gió mùa Tây Bắc.

Câu 2: Cảnh quan nào sau đây không có ở phần lãnh thổ phía Bắc?

A. Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng.B. Rừng ôn đới ẩm lá rộng.
C. Rừng cận nhiệt lá rộng.D. Rừng lá kim núi cao.

Câu 3: Tại sao các khu vực phía Bắc lại có hệ sinh thái rừng khác nhau?

A. Vị trí địa lý.B. Con người.
C. Địa hình.D. Điều kiện khí hậu.

Câu 4: Dãy núi nào tạo nên sự khác biệt giữa vùng núi Tây Bắc với Đông Bắc?

A. Trường Sơn Bắc.B. Hoành Sơn.C. Hoàng Liên Sơn.D. Bạch Mã.

Câu 5: Tại sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là miền có mùa đông lạnh điển hình ở nước ta?

  • A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Tây Bắc.
  • B. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Tây Nam.
  • C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Nam.
  • D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc.

Câu 6: Mùa đông ở Tây Bắc ấm và ngắn hơn Đông Bắc do

A. Vị trí địa lý.B. Địa hình.
C. Điều kiện khí hậu.D. Con người.

Câu 7: Bắc Trung Bộ có khí hậu khô nóng vào đầu mùa hạ do

A. Vị trí địa lý.B. Điều kiện khí hậu.
C. Địa hình.D. Con người.

Câu 8: Tại sao phần lãnh thổ phía Bắc phát triển được vùng trồng cây cận nhiệt đới?

A. Vị trí địa lý.B. Điều kiện khí hậu.
C. Địa hình.D. Con người.

Câu 9: Các vùng núi cao có thể phát triển nông nghiệp ôn đới do

  • A. Khí hậu và độ cao địa hình.
  • B. Vị trí và độ cao địa hình.
  • C. Con người và độ cao địa hình.
  • D. Nhiệt độ và độ cao địa hình.

Câu 10: Đâu không phải là ảnh hưởng của sự phân hóa theo chiều đông – tây đến kinh tế - xã hội nước ta?

  • A. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
  • B. Phát triển thủy điện
  • C. Phát triển trồng cây lương thực.
  • D. Phát triển lâm nghiệp.

3. VẬN DỤNG ( 5 CÂU)

Câu 1: Rừng ngập mặn không phát triển ở khu vực nào dưới đây?

A. U Minh.B. Cần Giờ.C. Cà Mau.D. Hà Giang.

Câu 2: Đâu là đồng bằng châu thổ ở nước ta?

A.  Hoa Bắc.B. Hoa Nam.C.  Sông Cửu Long.D. Lưỡng Hà.

Câu 3:  Sông nào dưới đây phân bố ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

A. Sông Chảy.B. Sông Cả.C. Sông Hương.D. Sông Mã.

Câu 4:  Than đá ở nước ta phân bố ở tỉnh

A.  Quảng Ninh.B. Điện Biên.C. Hồ Chí Minh.D. Cà Mau.

Câu 5: Năm 2019, đỉnh Phan-xi-păng có độ cao?

A.  3143m.B. 3147m.C. 3145m.D. 3146m.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Tỉnh nào sau đây có thể phát triển tổng hợp kinh tế biển?

A. Lâm Đồng.B. Bắc Giang.
C. Hải Phòng.D. Lạng Sơn.

Câu 2: Sự khác nhau về mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên do tác động của dãy Trường Sơn cùng với gió

A. Đông NamB. Tây Nam.
C. Đông Bắc.D. Tây Bắc.

Câu 3: Sự phân hóa theo độ cao tạo điều kiện cho miền nào nước ra trồng được loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt tới ôn đới?

  • A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
  • B. Miền Trung và Bắc Trung Bộ.
  • C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
  • D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 4: Biện pháp nào sau đây không thích hợp để bảo vệ rừng ngập mặn?

  • A. Trồng phục hồi rừng.
  • B. Giáo dục ý thức.
  • C. Quản lý khai thác rừng.
  • D. Chặt phá rừng trái phép.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay