Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 kết nối Bài 10: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 

BÀI 10: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

(37 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Năm 2021, thành phần kinh tế Nhà nước chiếm

A. 21,1%.B. 21,2%.C. 21,3%.D. 21,4%.

Câu 2: Năm 2021, thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chiếm

A. 50,1%.B. 50,2%.C. 50,3%.D. 50,4%.

Câu 3: Năm 2021, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm

A. 20,0%B. 20,1%C. 20,2%D. 20,3%

Câu 4: Việc xác định cơ cấu kinh tế để

  • A. phát huy lợi thế so sánh.
  • B. khai thác lãng phí nguồn lực.
  • C. giảm tăng trưởng kinh tế.
  • D. giảm chất lượng lao động

Câu 5: Cơ cấu chuyển dịch ngành kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng

  • A. tăng tỉ trọng nông- lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp – xây dựng.
  • B. giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng dịch vụ.
  • C. giảm tỉ trọng nông - lâm -ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng dịch vụ.
  • D. tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp; công nghiệp – xây dựng, giảm dịch vụ.

Câu 6: Trong cơ cấu phân theo ngành kinh tế, có vai trò ngày càng quan trọng và tỉ trọng tăng nhanh nhất là

  • A. kinh tế có vốn đàu tư nước ngoài.
  • B. kinh tế nhà nước.
  • C. kinh tế tập thể.
  • D. kinh tế tư nhân.

Câu 7: Trong chuyển dịch cơ cấu phân theo ngành kinh tế, có tỉ trọng giảm nhưng vẫn luôn giữ vai tro chủ đạo là

  • A. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
  • B. kinh tế Nhà nước.
  • C. kinh tế ngoài Nhà nước.
  • D. kinh tế tư nhân.

Câu 8: Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực I ( nông – lâm – ngư nghiệp) của nước ta là

  • A. tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành thủy sản.
  • B. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi.
  • C. tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.
  • D. tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp tăng mạnh trong cơ cấu giá trị sản xuất.

Câu 9: Đặc điểm của khu vực kinh tế Nhà nước là

  • A. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế.
  • B. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
  • C. Quản lí các hoạt động vui chơi giải trí.
  • D. Tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế tăng.

Câu 10: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình

  • A. chuyển đổi toàn diện nền kinh tế.
  • B. dựa vào sự phát triển nông nghiệp.
  • C. dựa vào sự phát triển lâm nghiệp.
  • D. đóng cửa hội nhập.

Câu 11:  Khu vực công nghiệp và dịch vụ có vai trò và tỉ trọng ngày càng

A. tăng.B. giảm.C. giảm mạnh.D. tăng mạnh.

Câu 12: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là

  • A. sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế và khu vực.
  • B. sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế và ngành.
  • C. sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế và địa điểm.
  • D. sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế và lãnh thổ.

Câu 13: Năm 2021, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm

A. 8,5%B. 8,6%C. 8,7%D. 8,8%

Câu 14: Sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế là kết quả của

  • A. Đường lối phát triển kinh tế hai thành phần.
  • B. Đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần.
  • C. Đường lối phát triển kinh tế một thành phần.
  • D. Đường lối phát triển kinh tế ít thành phần.

Câu 15: Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có vai trò

  • A. Thành phần phát huy nguồn lực lao động.
  • B. Thành phần phát huy nguồn lực doanh nghiệp.
  • C. Thành phần phát huy nguồn lực công ty.
  • D. Thành phần phát huy nguồn lực nhân dân.

Câu 16: Khu vực có vốn kinh tế nước ngoài có vai trò

  • A. thu hút vốn đầu tư, công nghệ.
  • B. giữ vai trò chủ đạo.
  • C. động lực phát triển địa phương.
  • D. ổn định kinh tế vĩ mô.

Câu 17: Các ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng

  • A. khai thác kinh tế có hiệu quả hơn.
  • B. khai thác địa điểm có hiệu quả hơn.
  • C. khai thác vùng có hiệu quả hơn.
  • D. khai thác lãnh thổ có hiệu quả hơn.

Câu 18: Trong nông nghiệp, các hình thức tổ chức lãnh thổ gồm

  • A. vùng chuyên canh, vùng sản xuất nông nghiệp.
  • B. vùng đa canh, vùng sản xuất nông nghiệp.
  • C. vùng độc canh, vùng sản xuất nông nghiệp.
  • D. vùng nông nghiệp, vùng sản xuất nông nghiệp.

Câu 19: Công nghiệp là sự hình thành, phát triển

  • A. các khu công nghiệp.
  • B. các vùng công nghệ.
  • C. các vùng dịch vụ.
  • D. các vùng chế biến.

Câu 20: Trong dịch vụ, các cơ sở phát triển theo hướng

  • A. giữ những yếu tố truyền thống.
  • B. hiện đại, phục vụ tốt hơn cho các ngành.
  • C. hiện đại nhưng vẫn truyền thống.
  • D. giữ nguyên hướng phát triển.

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Tại sao phải xác định cơ cấu kinh tế và thúc đẩy cơ cấu kinh tế?

  • A. Hạn chế các nhược điểm.
  • B. Sử dụng nhiều nguồn lực.
  • C. Tái cơ cấu kinh tế.
  • D. Nâng cao chất lượng sống.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

  • A. Phát huy các lợi thế.
  • B. Xóa bỏ hết nhược điểm.
  • C. Nâng cao trình độ lao động.
  • D. Bảo vệ môi trường.

Câu 3: Xu hướng chuyển dịch nào dưới đây không phải xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta?

  • A. Tăng tỉ trọng khu vực III.
  • B. Tăng tỉ trọng khu vực II.
  • C. Giảm tỉ trọng khu vực II.
  • D. Giảm tỉ trọng khu vực I.

Câu 4: Ý nào dưới đây đúng khi nói về sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ơ khu vực II ( công nghiệp – xây dựng )?

  • A. Giảm tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh.
  • B. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai khoáng, giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.
  • C. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai khoáng.
  • D. Tăng tỉ trọng các sản phẩm chất lượng không phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Câu 5: Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là do

  • A. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
  • B. Nắm các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt của quốc gia.
  • C. Chi phối hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế khác.
  • D. Có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm nhiều nhất trên cả nước.

Câu 6: Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu nước ta?

  • A. Cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế.
  • B. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
  • C. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
  • D. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Câu 7: Ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?

  • A. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.
  • B. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.
  • C. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.
  • D. Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất điện.

Câu 8: Phát biểu nào sao đây không đúng với khu vực kinh tế Nhà nước?

  • A. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
  • B. Quản lí các ngành và lĩnh vực then chốt
  • C. Tỉ trọng trong cơ cấu ngày càng giảm.
  • D. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế.

3. VẬN DỤNG ( 5 CÂU)

Câu 1: Trong những năm qua, các ngành dịch vụ ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước một phần là do

  • A. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viên thông, tư vấn đầu tư…
  • B. Nước ta có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên.
  • C. Đã huy động được toàn bộ lực lượng lao động có tri thức cao của cả nước.
  • D. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong nước suy giảm liên tục.

Câu 2: Nền kinh tế Việt Nam muốn tăng trưởng bền vững cần

  • A. cơ cấu kinh tế hợp lí và tốc độ tăng trưởng GDP cao.
  • B. cơ cấu hợp lí giữa các ngành và các thành phần kinh tế.
  • C. cơ cấu hợp lí giữa các vùng lãnh thổ.
  • D. cơ cấu hợp lí giữa các ngành, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ.

Câu 3:  Trong qua trình chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, chiếm giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là

  • A. Đồng bằng sông Hồng.     
  • B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long .    
  • D. Đông Nam Bộ.

Câu 4:  Nền nông nghiệp hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào yếu nào dưới đây?

  • A. Chất lượng lao động.
  • B. Yếu tố thị trường.
  • C. Điều kiện khí hậu.
  • D. Nguồn vốn đầu tư.

Câu 5: Theo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kì 2021 -2030, Quốc hội đã phê chuẩn  hình thành mấy vùng động lực quốc gia?

A. 1B. 2C. 3D. 4

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Hiện nay Việt Nam được xem là một thị trường đầu tư khá hấp dẫn với nước ngoài vì

  • A. Luật đầu tư hấp dẫn.
  • B. Tài nguyên lao động dồi dào.
  • C. Chính trị ổn định.
  • D. Vị trí địa lý thuật lợi.

Câu 2: Nước ta có an ninh – chính trị ổn định là một trong những lí do quan trọng để nước ta

  • A. Khai thác tốt tài nguyên.
  • B. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
  • C. Thu hút khách du lịch.
  • D. Phát triển kinh tế đa dạng.

Câu 3: Tỉnh Tiền Giang được xếp vào vùng kinh tế trọng điểm

  • A. Phía Bắc      B. Miền Trung             C. Phía Nam          D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 4: Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện nay là

  • A. khoa học – kĩ thuật.
  • B. lực lượng lao động.
  • C. Thị trường .
  • D. Tập quán sản xuất.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay