Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 kết nối Bài 1: Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1: Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức

BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

(40 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (21 CÂU)

Câu 1: Phần đất liền Việt Nam tiếp giáp với các quốc gia nào dưới đây?

A. Lào, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin.

B. Lào, Thái Lan, Trung Quốc.

C. Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc.

D. Lào, Thái Lan, Phi-líp-pin.

Câu 2: Việt Nam nằm ở khu vực nào?

A. Trung Á.

B. Đông Á.

C. Tây Nam Á.

D. Đông Nam Á.

Câu 3: Điểm cực Bắc nước ta nằm ở tỉnh nào?
 

A. Hà Giang.

B. Cà Mau.

C. Khánh Hòa.

D. Điện Biên.

Câu 4: Điểm cực Nam nước ta nằm tại đâu?

A. Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. 

B. Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

C. Xã Vạn Thạch, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

D. Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Câu 5: Điểm cực Tây nước ta có kinh độ khoảng?

A. 102009’

B. 102010’

C. 102011’

D. 102012’

Câu 6: Điểm cực Đông nước ta có kinh độ khoảng?

A. 109025’

B. 109026’

C. 109027’

D. 109028’

Câu 7: Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng

A. nội chí tuyến bán cầu Nam.

B. nội chí tuyến bán cầu Bắc.

C. nội chí tuyến bán cầu Tây.

D. nội chí tuyến bán cầu Đông.

Câu 8: Nước ta thuộc khu vực 

A. gió mùa châu Âu.

B. gió mùa châu Á.

C. gió mùa châu Mỹ.

D. gió mùa Đông Á.

Câu 9: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm

A. vùng trời, vùng nước và vùng đất.

B. vùng núi, vùng biển và vùng trời.

C. vùng đồng bằng, vùng biển và vùng trời.

D. vùng đất, vùng biển và vùng trời.

Câu 10: Năm 2021, vùng đất có tổng diện tích bao nhiêu triệu km2?

A. 331.

B. 332.

C. 333.

D. 334.

Câu 11:  Vùng đất là gì?

A. Toàn bộ phần đất núi được xác định trong phạm vi đường biên giới của nước ta với các nước láng giềng và phần đất nổi của hàng nghìn hòn đảo trên Biển Đông.

B. Toàn bộ phần đất liền được không được xác định trong phạm vi đường biên giới của nước ta với các nước láng giềng và phần đất nổi của hàng nghìn hòn đảo trên Biển Đông.

C. Toàn bộ phần đất liền được xác định trong phạm vi đường biên giới của nước ta với các nước láng giềng và phần đất nổi của hàng nghìn hòn đảo trên Biển Đông.

D. Toàn bộ phần đất núi không được xác định trong phạm vi đường biên giới của nước ta với các nước láng giềng và phần đất nổi của hàng nghìn hòn đảo trên Biển Đông.

Câu 12: Vùng biển nước ta có diện tích khoảng?

A. 1,1 triệu km2.

B. 1 triệu km2.

C. 1,2 triệu km2.

D. 1,3 triệu km2.

Câu 13: Phạm vi lãnh thổ nước ta gồm có mấy vùng?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 14: Vùng biển nước ta tiếp giáp với các nước bao gồm:

A. Trung Quốc, Phi-líp-pin, Mi-an-ma, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Cam-pu-chia và Thái Lan.

B. Trung Quốc, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Đông-ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Cam-pu-chia và Thái Lan.

C. Trung Quốc, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Cam-pu-chia và Thái Lan.

D. Trung Quốc, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Lào, Cam-pu-chia và Thái Lan.

Câu 15: Vùng biển nước ta bao gồm mấy vùng?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 16: Vùng biển nước ta bao gồm

A. nội thủy, lãnh hải, vùng gần lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

B. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

C. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng kinh tế và thềm lục địa.

D. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng đất.

Câu 17: Nội thủy là

A. vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

B. vùng nước không tiếp giáp với biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

C. vùng nước tiếp giáp với bò biển, ở phía ngoài đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

D. vùng nước không tiếp giáp với bò biển, ở phía ngoài đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

Câu 18: Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng

A. 9 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển.

B. 10 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển.

C. 11 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển.

D. 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển.

Câu 19: Vùng tiếp giáp lãnh hải là 

A. vùng biển không tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam. 

B. vùng biển không tiếp liền và nằm trong lãnh hải Việt Nam.

C. vùng biển tiếp liền và nằm trong lãnh hải Việt Nam.

D. vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam.

Câu 20: Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng

A. 200 hải lí tính từ đường cơ sở. 

B. 300 hải lí tính từ đường cơ sở. 

C. 400 hải lí tính từ đường cơ sở.

D. 500 hải lí tính từ đường cơ sở.

Câu 21: Cảnh quan tiêu biểu của thiên nhiên nước ta là

A. Rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit.

B. Rừng cận nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit.

C. Rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất mùn.

D. Rừng cận nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất mùn.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Vì sao nước ta có sắc thái chung của thiên nhiên vùng nhiệt đới ẩm gió mùa?

A. Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á.

B. Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Nam, trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng gió mùa châu Á.

C. Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Á.

D. Nằm hoàn toàn trong vùng ngoại chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á.

Câu 2: Tại sao thiên nhiên nước ta lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển?

A. Phần đất liền hẹp dọc, nằm kề Biển Đông.

B. Phần đất liền hẹp ngang, nằm kề Biển Đông.

C. Phần đất liền hẹp ngang, nằm xa Biển Đông.

D. Phần đất liền hẹp dọc, nằm xa Biển Đông.

Câu 3: Nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng do đâu?

A. Vị trí tiếp giáp, nối liền lục địa với đại dương, liền kề với các vành đai sinh khoáng.

B. Vị trí nằm ở nội chí tuyến bán cầu Bắc, liền kề với các vành đai sinh khoáng.

C. Vị trí nằm ở nội chí tuyến bán cầu Bắc, nằm trong khu vực gió mùa châu Á.

D. Vị trí nằm ở nội chí tuyến bán cầu Bắc, liền kề với Biển Đông.

Câu 4: Đâu không phải là ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên ở nước ta?

A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

B. Tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng.

C. Thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng.

D. Hệ sinh thái rừng ôn đới trên đất feralit phát triển.

Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm của vùng tiếp giáp lãnh hải?

A. Vùng có chiều rộng 12 hải lí.

B. Vùng tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải.

C. Vùng liền kề với lãnh hải.

D. Vùng liền kề với nội thủy.

Câu 6: Điều kiện nào sau đây tạo cho nước ta hội nhập, giao lưu thuận lợi với các nước trong khu vực và trên thế giới?

A. Có vị trí nằm ở nội chí tuyến bán cầu Bắc.

B. Có vị trí nằm gần trung tâm Đông Nam Á.

C. Có sự tương đồng về lịch sử.

D. Có vị trí nằm gần biển Đông.

Câu 7: Các nước trong khu vực Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội tạo thuận lợi cho nước ta

A. chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị cùng phát triển.

B. phát triển chung kế hoạch phát triển kinh tế.

C. đồng hóa văn hóa – xã hội các quốc gia.

D. xây dựng lịch sử chung trong khu vực.

Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm của vùng thềm lục địa?

A. Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

B. Là vùng tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam.

C. Là toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, đảo và quần đảo.

D. Là vùng nước nằm ngoài lãnh hải Việt Nam.

Câu 9: Tại sao thành phần loài sinh vật nước ta phong phú?

A. Là nơi hội tụ nhiều luồng động, thực vật.

B. Là nơi có nhiệt độ cao.

C. Là nơi có lượng mưa nhiều.

D. Là nơi có gió mùa châu Á.

Câu 10: Mệnh đề nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi nước ta?

A. Nằm ở bán cầu Bắc.

B. Nằm gần Biển Đông.

C. Nằm gần vành đai Ấn Độ Dương.

D. Nằm gần trung tâm Đông Nam Á.

3. VẬN DỤNG ( 4 CÂU)

Câu 1: Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua vào ngày nào?

A. 21/6/2012.

B. 22/6/2012.

C. 26/2/2012.

D. 16/6/2012.

Câu 2: Việt Nam nằm ở múi giờ số mấy?

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Câu 3: Luật Biển Việt Nam có hiệu lực từ ngày nào?

A. 1/1/2014.

B. 1/1/2013.

C. 1/2/2013.

D. 1/2/2014.

Câu 4: Chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được khẳng định trong điều nào của luật Biển Việt Nam?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 5:  Ý nghĩa của vị trí địa lý đối với kinh tế Việt Nam là

A. Tạo điều kiện cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hưu nghị và cùng phát triển.

B. Vị trí đặc biệt quan trọng ở Đông Nam Á, nhạy cảm với những biến động chính trị.

C. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

D. Có nhiều nét tương đồng với lịch sử, văn hóa – xã hội với nước láng giềng.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Bạn A gửi thư điện tử cho người bạn B ở Anh vào lúc 17 giờ ngày 1/4/2024 theo giờ Việt Nam. Vậy bạn B sẽ nhận được thư điện tử từ bạn A lúc mấy giờ ngày nào ở Anh? (biết Anh thuộc múi giờ số 0)

A. 9 giờ 1/4/2024.

B. 10 giờ 1/4/2024.

C. 10 giờ 2/4/2024.

D. 9 giờ 2/4/2024.

Câu 2: Bạn C và D đi xem hòa nhạc tại Trung Quốc vào lúc 20 giờ 20/2/2023, bạn C nhận được điện thoại từ bố lúc 19 giờ 30 phút, em hãy cho biết bố bạn C gọi cho bạn lúc mấy giờ tại Việt Nam? (biết Trung Quốc thuộc múi giờ số 8)

A. 18 giờ 30 phút, 20/2/2023.

B. 17 giờ 30 phút, 20/2/2023.

C. 17 giờ 30 phút  21/2/2023.

D. 18 giờ 30 phút 21/2/2023.

Câu 3: Việc làm nào sau đây không góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam?

A. Chủ động tìm hiểu lịch sử, luật phát biển đảo Việt Nam.

B. Phê phán hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo nước ta.

C. Tham gia, hưởng ứng phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo.

D. Ủng hộ hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Câu 4: Đâu là nguồn lực tạo điều kiện để nước ta mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới?

A. Chính sách đổi mới trong thời đại mới.

B. Nền kinh tế trong nước phát triển.

C. Vị trí địa lý thuận lợi.

D. Tài nguyên giàu có, lao động dồi dào.

Câu 5: Việc thông thương qua lại giữa các nước tiếp giáp chỉ thuận lợi ở một số của khẩu do

A. Dễ dàng bảo vệ an ninh quốc phòng.

B. Đường biên giới đa phần trên địa hình đồi núi.

C. Nơi thuận lợi trao đổi hàng hóa.

D. Đông dân cư tập trung sinh sống.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

=> Giáo án Địa lí 12 kết nối Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay