Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 chân trời Bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
CHƯƠNG 8. SƠ LƯỢC VỀ DÃY KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP THỨ NHẤT VÀ PHỨC CHẤT
BÀI 19. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP THỨ NHẤT
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Biết cấu hình electron của Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2. Xác định vị trí của Fe trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
A. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB
B. Số thứ tự 25, chu kỳ 3, nhóm IIB
C. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm IIA
D. Số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm VIIIA
Câu 2: Trong các câu sau đây, câu nào không đúng?
A. Chromium là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt
B. Chromium là kim loại nên chỉ tạo được oxide base
C. Chromium có những tính chất hóa học giống nhôm
D. Chromium có những hợp chất giống hợp chất của S
Câu 3: Nhận xét về tính chất hóa học của các hợp chất Fe(III) nào dưới đây là đúng?
A. Hợp chất Fe2O3 có tính acid, chỉ có oxi hóa
B. Hợp chất Fe(OH)3 có tính bazơ, chỉ có tính khử
C. Hợp chất FeCl2 có tính trung tính, vừa oxi hóa vừa khử
D. Hợp chất Fe2(SO4)3 có tính acid, chỉ có oxi hóa
Câu 4: Cho đồng phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất khí đó là:
A. NO2.
B. N2O.
C. NH3.
D. N2.
Câu 5: Chất chỉ có tính khử là
A. FeCl3.
B. Fe(OH)3.
C. Fe2O3.
D. Fe.
Câu 6: Kim loại Fe, Cr bị thụ động bởi dung dịch
A. H2SO4 loãng.
B. HCl đặc, nguội.
C. HNO3 đặc, nguội.
D. HCl loãng.
Câu 7: Ở điều kiện thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. MgCl2.
B. ZnCl2.
C. NaCl.
D. FeCl3.
Câu 8: Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn.
A. Fe.
B. K.
C. Na.
D. Ca.
Câu 9: Cho Cr tác dụng với dung dịch HCl, thu được chất nào sau đây?
A. CrCl2.
B. CrCl3.
C. CrCl6.
D. H2Cr2O7.
Câu 10: Chromium có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?
A. CrO.
B. K2Cr2O7.
C. KCrO2.
D. Cr2O3.
Câu 11: Chất nào dưới đây phản ứng với Fe tạo thành hợp chất Fe(II) ?
A. Cl2
B. dung dịch HNO3 loãng
C. dung dịch AgNO3 dư
D. dung dịch HCl đặc
Câu 12: Hai chất nào sau đây đều là hydroxide lưỡng tính ?
A. Ba(OH)2 và Fe(OH)3
B. Cr(OH)3 và Al(OH)3
C. NaOH và Al(OH)3
D. Ca(OH)2 và Cr(OH)3
Câu 13: Cho biết số hiệu nguyên tử của Ni là 28. Vị trí của Ni trong bảng tuần hoàn là?
A. Ô 28, chu kì 4, nhóm IIA.
B. Ô 28, chu kì 4, nhóm IIB.
C. Ô 28, chu kì 4, nhóm VIIIB.
D. Ô 28, chu kì 4 nhóm VIIIA.
Câu 14: Do Ni rất cứng nên ứng dụng quan trọng nhất của Ni là?
A. Dùng trong ngành luyện kim.
B. Mạ lên sắt để chống gỉ cho sắt.
C. Dùng làm chất xúc tác.
D. Dùng làm dao cắt kính.
Câu 15: Cho Cu (Z = 29), số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố đồng là
A. 1.
B. 2.
C. 8.
D. 10.
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Sắt tác dụng với H2O ở nhiệt độ cao hơn 570°C thì tạo ra H2 và sản phẩm rắn là
A. FeO.
B. Fe3O4.
C. Fe2O3.
D. Fe(OH)2.
Câu 2: Chất nào dùng để phát hiện vết nước trong dầu hỏa, benzene?
A. NaOH khan
B. CuSO4 khan
C. CuSO4.5H2O
D. FeSO4
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây cho biết bản chất của quá trình luyện thép?
A. Oxi hóa các nguyên tố trong gang thành oxide, loại oxide dưới dạng khí hoặc xỉ.
B. Điện phân dung dịch muối sắt (III)
C. Khử hợp chất của kim loại thành kim loại tự do.
D. Khử quặng sắt thành sắt tự do
Câu 4: Phản ứng giữa cặp chất nào dưới đây không thể sử dụng để điều chế các muối Fe(II)?
A. FeO + HCl
B. Fe(OH)2 + H2SO4 loãng
C. FeCO3 + HNO3 loãng
D. Fe + Fe(NO3)3
Câu 5:Hòa tan hết cùng một Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (1) và H2SO4 đặc nóng (2) thì thể tích khí sinh ra trong cùng điều kiện là:
A. (1) bằng (2) .
B. (1) gấp đôi (2)
C. (2) gấp rưỡi (1)
D. (2) gấp ba (1)
Câu 6: Cho các kim loại Cu , Fe, Ag lần lượt vào các dung dịch riêng biệt sau: HCl, CuSO4, FeCl2, FeCl3. Số cặp chất có phản ứng với nhau là:
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh.
B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh
C. Thanh Fe có trắng xám và dung dịch nhạt dần màu xanh.
D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch có dần màu xanh
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Kim loại chuyển tiếp thứ nhất là nhóm các nguyên tố hóa học nằm ở dãy kim loại chuyển tiếp của bảng tuần hoàn, bao gồm các nguyên tố từ Scandium (Sc) đến Zinc (Zn).
a) Kim loại chuyển tiếp thứ nhất thường có màu sắc đặc trưng và ánh kim.
b) Kim loại chuyển tiếp thứ nhất không có khả năng dẫn điện tốt.
c) Sắt (Fe) có độ cứng thấp và không thể chịu được áp lực lớn.
d) Đồng (Cu) là một kim loại chuyển tiếp thứ nhất và có khả năng dẫn điện cao.
Trả lời:
a) Đ
b) S
c) S
d) Đ
Câu 2: Đặc điểm cấu hình electron của các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất những điểm chung và sự khác biệt quan trọng
a) Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có cấu hình electron chung là [Ar] 3d1÷104s1÷2.
b) Electron ở orbital 4s được loại bỏ trước khi electron từ orbital 3d khi kim loại chuyển tiếp hình thành ion.
c) Các electron 3d không đóng vai trò quan trọng trong tính chất từ tính của kim loại chuyển tiếp.
d) Cấu hình electron của kim loại chuyển tiếp không thay đổi khi chúng trở thành các ion.
Trả lời:
a) Đ
b) Đ
c) S
d) S
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
=> Giáo án Hoá học 12 chân trời Bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất