Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 chân trời Bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 8. SƠ LƯỢC VỀ DÃY KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP THỨ NHẤT VÀ PHỨC CHẤT

BÀI 20. SƠ LƯỢC VỀ PHỨC CHẤT VÀ SỰ HÌNH THÀNH PHỨC CHẤT CỦA ION KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP TRONG DUNG DỊCH

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Liên kết được hình thành giữa phủ tử và nguyên tử trung tâm trong phức chất là 

A. Liên kết cộng hóa trị.

B. Liên kết cho - nhận. 

C. Liên kết kim loại.

D. Liên kết ion.

Câu 2: Dạng hình học của phức chất sau là gì?

CHƯƠNG 8. SƠ LƯỢC VỀ DÃY KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP THỨ NHẤT VÀ PHỨC CHẤT

A. Tứ diện.

B. Vuông phẳng.

C. Bát diện.

D. Lưỡng chóp tam giác.

Câu 3: Số phối trí trong phức chất sau là bao nhiêu?

CHƯƠNG 8. SƠ LƯỢC VỀ DÃY KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP THỨ NHẤT VÀ PHỨC CHẤT

A. 6

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 4: Phức chất nào có 6 phối tử?

A. [Cu(NH₃)₄]²⁺

B. [CoCl₄]²⁻

C. [ZnCl₄]²⁻

D. [Cr(H₂O)₆]³⁺

Câu 5: Dạng hình học nào của phức chất [Co(NH3)6]3+ là?

CHƯƠNG 8. SƠ LƯỢC VỀ DÃY KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP THỨ NHẤT VÀ PHỨC CHẤT

A. Bát diện

B. Tứ diện

C. Hình vuông

D. Hình chóp ba cạnh

Câu 6: Dung dịch phức chất [Cu(H2O)6]2+ có màu gì? 

A. Xanh.                                                          

B. Tím. 

C. Vàng.

D. Da cam.

Câu 7:  Phản ứng nào sau đây không xảy ra với phức chất?

A. Phản ứng trao đổi phối tử.

B. Phản ứng khử.

C. Phản ứng oxi hóa khử.

D. Phản ứng phân hủy.

Câu 8: Phản ứng có sự tạo thành phức chất của Cu2+

A. Cho từ từ NaOH đến dư vào dung dịch CuSO4.

B. Cho từ từ HCl đến dư vào dung dịch CuSO4.

C. Cho từ từ NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4.

D. Cho từ từ H2O đến dư vào dung dịch CuSO4.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Phức chất nào có dạng hình học vuông phẳng với các liên kết phối trí được sắp xếp đối xứng?

A. [PtCl₄]²⁻

B. [Co(NH₃)₆]³⁺

C. [Ni(CO)₄]

D. [CuCl₄]²⁻

Câu 2: Khi [CuCl₄]²⁻ hòa tan trong dung dịch acid, phức chất nào sau đây sẽ được hình thành?

A. [Cu(H₂O)₆]²⁺

B. [Cu(NH₃)₄]²⁺

C. [CuCl₂]⁻

D. [CuCl₄]²⁻

Câu 3: Khi thêm amonia vào dung dịch Ag+, phức chất nào sẽ hình thành?

A. [AgCl₂]⁻

B. [Ag(NH₃)₂]⁺

C. [Ag(NH₃)₄]²⁺

D. [AgCl]₂

Câu 4: Chọn phát biểu sai. Ứng dụng của phức chất 

A. nhiều phức chất có khả năng chữa trị hoặc kiểm soát bệnh.

B. điều chế kim loại hoạt động mạnh và trung bình.

C. nhận biết và xác định hàm lượng các ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch.

D. phức chất Co3+ cấu tạo nên vitamin B12.

Câu 5: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:

A. Dung dịch màu xanh thẫm tạo thành,

B. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành

C. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành và có khí màu nâu đỏ thoát ra.

D. Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.

Câu 6: Nhỏ vài giọt dung dịch NaCl và ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3. Sau đó nhỏ từ từ dung dịch NHcho đến dư vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là:

A. Dung dịch màu màu trắng tạo thành,

B. Có kết tủa màu trắng tạo thành

C. Có kết tủa màu trắng tạo thành và có khí không màu thoát ra.

D. Có kết tủa màu trắng, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch không màu.

Câu 7: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế phối tử trong phức chất.

A. [Cu(NH3)4]2+ + 2Cl- → [CuCl2]2- + 2NH3

B. Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO+ H2O

D. NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Phản ứng tạo phức chất

a) Phản ứng tạo phức chất là phản ứng thuận nghịch.

b) Phức chất tạo thành đều tan trong nước.

c) Phản ứng tạo phức chất có thể được sử dụng để xác định định lượng ion kim loại trong dung dịch.

d) Mọi ion kim loại đều có thể tạo phức chất với chất phối tử.

Trả lời:

a) Đ

b) S

c) Đ

d) S

Câu 2: Phức chất có nhiều ứng dụng quan trọng trong công nghiệp và y học. 

a) Phức chất [Ag(NH₃)₂]⁺ được sử dụng trong ngành công nghiệp dệt nhuộm để tạo màu cho vải.

b) Phức chất [Cu(NH₃)₄]²⁺ có ứng dụng trong điều trị nhiễm khuẩn.

c) Phức chất [Zn(OH)₄]²⁻ giúp loại bỏ các ion kim loại nặng trong quá trình xử lý nước thải.

d) Phức chất [Fe(CN)₆]³⁻ được sử dụng trong phân tích màu học để xác định nồng độ sắt trong dung dịch.

Trả lời:

a) S

b) S

c) Đ

d) Đ

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Hoá học 12 chân trời Bài 20: Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay