Phiếu trắc nghiệm KHTN 8 Vật lí Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 8 cánh diều

TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1

ĐỀ SỐ 03

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Một người nâng một tấm gỗ đồng chất, tiết diện đều, có trọng lượng P = 200 N. Người ấy tác dụng một lực F vào đầu trên của tấm gỗ (vuông góc với tấm gỗ) để giữ cho nó hợp với mặt đất một góc a = 30°. Độ lớn lực F bằng

A. 86,6 N.

B. 100 N

C. 50 N.

D. 50,6 N.

Câu 2: Hãy hoàn thành khẳng định sau: “Cánh tay đòn của lực bằng…”

A. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.

B. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.

C. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

D. khoảng cách từ trọng tâm của vật đến giá của trục quay.

Câu 3: Khi một vật rắn quay quanh một trục cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng momen lực tác dụng lên vật có giá trị như thế nào?

A. bằng không.

B. luôn dương.

C. luôn âm.

D. khác không.

Câu 4: Hai lực song song cùng chiều cách nhau một đoạn 0,2 m. Nếu một trong hai lực có độ lớn 13 N và hợp lực của chúng có điểm đặt cách điểm đặt của lực kia một đoạn 0,08 m. Tính độ lớn của hợp lực và lực còn lại.

A. 7,5 N và 20,5 N.

B. 10,5 N và 23,5 N.

C. 19,5 N và 32,5 N.

D. 15 N và 28 N.

Câu 5:  Ba vật khác nhau đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau, khi nhúng vật ngập trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào vật nào là lớn nhất, bé nhất? Hãy chọn thứ tự đúng về lực đẩy Ac-si-met từ lớn nhất đến bé nhất biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3, sắt là 7800kg/m3, nhôm là 2700kg/m3.

A. Nhôm - sắt - đồng

B. Sắt - nhôm - đồng

C. Nhôm - đồng - sắt

D. Đồng - nhôm – sắt

Câu 6: Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?

A. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.

B. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.

C. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.

D. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.

Câu 7: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cân Robecvan      

B. Cân đồng hồ

C. Cần đòn     

D. Cân tạ

Câu 8: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?

A. Cái cầu thang gác

B. Mái chèo

C. Thùng đựng nước

D. Quyển sách nằm trên bàn

Câu 9: Cho đòn bẩy loại 1 có chiều dài OO1 < OO2. Hai lực tác dụng vào 2 đầu O1 và O2 lần lượt là F1 và F2. Để đòn bẩy cân bằng ta phải có:

A. Lực F2 có độ lớn lớn hơn lực F1.

B. Lực F2 có độ lớn nhỏ hơn lực F1.

C. Hai lực F1 và F2 có độ lớn như nhau.

D. Không thể cân bằng được, vì OO1 đã nhỏ hơn OO2.

Câu 10: Hai quả cầu đặc có kích thước y như nhau, một quả bằng đồng và một quả bằng sắt được treo vào 2 đầu của đòn bẩy tại 2 điểm A và B. Biết OA = OB. Lúc này đòn bẩy sẽ...

A. Cân bằng nhau.

B. Bị lệch về phía quả cầu bằng sắt.

C. Bị lệch về phía quả cầu bằng đồng.

Câu 11: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. 

Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng…………… bóng đèn bút thử điện

A. Làm đứt

B. Làm sáng

C. Làm tắt

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 12: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.

Các vật nhiễm……….. thì đẩy nhau.

A. Cùng điện tích dương

B. Cùng điện tích âm

C. Điện tích cùng loại

D. Điện tích khác nhau

Câu 13: Ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa kéo thẳng ra, vì

A. Lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra

B. Các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra

C. Tóc đang rối, bị chải bằng lược thì thẳng ra

D. Khi cọ xát với tóc, lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.

Câu 14: Chọn câu sai. Vật bị nhiễm điện:

A. Có khả năng đẩy các vật khác

B. Có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện

C. Còn được gọi là vật mang điện tích

D. Không có khả năng đẩy các vật khác

Câu 15: Chọn câu trả lời đúng. Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy:

A. Mà không cần cọ xát

B. Sau khi cọ xát bằng mảnh lụa

C. Sau khi cọ xát bằng miếng vải khô

D. Sau khi cọ xát bằng mảnh nilông

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1: Giả sử trong cơn giông, các đám mây tích điện, trong đó đám mây bay gần mặt đất thường tích điện âm. Khi khoảng cách đủ gần, sẽ có hiện tượng phóng tia lửa giữa đám mây và mặt đất gọi là tia sét.

a) Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do sự cọ xát mạnh giữa các luồng không khí với nhau.

b) Khi đám mây tích điện âm đến gần mặt đất, mặt đất sẽ tích điện dương.

c) Khi có tia sét, đã có dòng điện giữa đám mây và mặt đất, đó là dòng chuyển dời của các hạt nơtron.

d) Các hạt mang điện chuyển động có hướng từ mặt đất lên đám mây.

Câu 2: Một thanh nhẹ AB có thể quay tự do quanh một điểm O cố định với OA = 2 OB. Đầu A treo một vật có khối lượng 8 kg. Để hệ thống cân bằng người ta treo vào đầu B một vật có khối lượng m (kg).

Tech12h

a) Điểm O là điểm tựa của đòn bẩy.

b) Điều kiện cân bằng của đòn bẩy là Tech12h.

c) Giá trị của P2 là 80N.

d) Khối lượng vật treo vào đầu B là 16 kg.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay