Phiếu trắc nghiệm KHTN 8 Vật lí Cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Chọn phát biểu đúng
A. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không thay đổi
B. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều thay đổi theo thời gian
C. Dòng điện là dòng chuyển dời của các điện tích
D. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
Câu 2: Các thiết bị nào sau đây hoạt động không cần nguồn điện:
A. Bàn ủi điện
B. Nồi cơm điện
C. Bếp dầu
D. Bếp điện
Câu 3: Một đèn pin đang sáng nếu ta tháo pin ra và đảo chiều một cục pin thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Đèn vẫn sáng
B. Đèn không sáng
C. Đèn sẽ bị cháy
D. Đèn sáng mờ
Câu 4: Sơ đồ mạch điện là:
A. Ảnh chụp mạch điện thật
B. Hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện
C. Hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó
D. Hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ
Câu 5: Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào?
A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín
B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín
C. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch điện
D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện
Câu 6: Cầu chì có tác dụng:
A. Làm cho mạch dẫn điện tốt.
B. Làm giảm bớt cường độ dòng điện trong mạch.
C. Tự động ngắt mạch khi có hiện tượng đoản mạch.
D. Đóng mở công tắc dễ dàng.
Câu 7: Vì lí do nào dưới đây mà các dụng cụ được dùng để sửa chữa điện như kìm, tuavit, … đều có cán được bọc nhựa hay cao su?
A. Cao su, nhựa làm cho tay cầm không bị nóng.
B. Cao su, nhựa đều là chất cách điện nên tránh không cho dòng điện truyền vào cơ thể người.
C. Cao su, nhựa làm cho tay ta không bị dòng điện hút vào.
D. Cao su, nhựa giúp cho tay ta cầm các dụng cụ này chắc hơn, không bị tuột.
Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Chiều dòng điện là chiều từ………………..qua…………..và………………tới của nguồn điện
A. Cực dương, dẫn dây, cực âm, thiết bị điện
B. Cực dương, dẫn dây, thiết bị điện, cực âm
C. Cựa âm, dẫn dây, thiết bị điện. cực dương
D. Cực âm, thiết bị điện, dẫn dây, cực dương
Câu 9: Điền vào chỗ trống: "Ngoài các thiết bị cung cấp và tiêu thụ điện, trong mạch điện còn có các thiết bị như cầu chì, cầu dao tự động, rơle, chuông điện để bảo vệ mạch điện và ..."
A. Ngắt mạch điện.
B. Đổi chiều dòng điện
C. Cảnh báo sự cố xảy ra.
D. Cung cấp điện
Câu 10: Thiết bị số (2) trong hình sau là gì?
A. Bóng đèn.
B. Công tắc mở.
C. Điện trở.
D. Nguồn điện
Câu 11: Dải kim loại rất mỏng (thường là đồng hoặc đồng thau) được đặt khắp đèn pin có tác dụng gì?
A. Điều chỉnh ánh sáng.
B. Bảo vệ đèn pin.
C. Tạo ra kết nối điện giữa các bộ phận.
D. Tạo ra ánh sáng.
Câu 12: Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng hóa học.
B. Tác dụng sinh lí
C. Tác dụng từ.
D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học
Câu 13: Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong:
A. Chạy điện khi châm cứu.
B. Chụp X – quang
C. Đo điện não đồ.
D. Đo huyết áp
Câu 14: Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng phát sáng.
C. Tác dụng nhiệt và phát sáng.
D. Một tác dụng khác.
Câu 15: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với………..được phủ một lớp đồng. Điều này chứng tỏ dòng điện có tác dụng……….
A. Cực dương, tác dụng hóa học.
B. Cực âm, tác dụng nhiệt.
C. Cực âm, tác dụng hóa học.
D. Cực dương, tác dụng từ.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Hiện tượng kim loại đồng tách khỏi dung dịch muối copper (II) sulfate và bám vào điện cực (thỏi than) khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học.
a) Thực hiện mạ bạc cho chiếc hộp bằng đồng bằng cách nối một thỏi bạc với cực dương của nguồn điện, nối hộp đồng với cực âm của nguồn điện, tất cả nhúng trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch.
b) Tác dụng hoá học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.
c) Tác dụng hóa học của dòng điện được ứng dụng để chữa một số bệnh.
d) Phương pháp tinh luyện kim loại dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện thì ra có thể thu được kim loại nguyên chất ở cực dương.
Câu 2: Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
a) Để đo giá trị hiệu điện thế, người ta sử dụng ampe kế.
b) Giữa hai lỗ của ổ điện lấy trong mạng điện gia đình ở Việt Nam, giá trị hiệu điện thế là 110V hay 220V.
c) Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu ổ cắm điện trong nhà, phải chỉnh vôn kế có giới hạn đo nhỏ hơn 220V.
d) Số vôn ghi trên mỗi bóng đèn hoặc trên mỗi dụng cụ điện là giá trị của hiệu điện thế định mức cần phải đặt vào hai đầu dụng cụ đó để nó hoạt động bình thường.