Phiếu trắc nghiệm KHTN 8 Vật lí Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 05
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Moment của ngẫu lực phụ thuộc vào
A. khoảng cách giữa giá của hai lực.
B. điểm đặt của mỗi lực tác dụng.
C. vị trí trục quay của vật.
D. trục quay.
Câu 2: Điền vào chỗ trống: "Độ lớn của moment lực ... với độ lớn của lực và khoảng cách từ điểm tác dụng của lực đến trục quay."
A. Tỉ lệ thuận
B. Tỉ lệ nghịch
C. Bằng
D. Không có đáp án đúng
Câu 3: Tổng các moment lực tác dụng tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì bằng:
A. 0
B. Thay đổi
C. Luôn dương
D. Luôn âm
Câu 4: Moment lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5N và cánh tay đòn là 2m
A. 10 N
B. 10 Nm
C. 11 N
D. 11 N.m
Câu 5: Chọn câu sai.
A. Với cánh tay đòn không đổi, lực càng lớn thì tác dụng làm quay càng lớn.
B. Cánh tay đòn càng lớn thì tác dụng làm quay càng bé.
C. Moment lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật.
D. Mọi vật quay quanh một trục đều có mức quán tính.
Câu 6: Moment của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho?
A. Tác dụng kéo của lực.
B. Tác dụng làm quay của lực.
C. Tác dụng uốn của lực.
D. Tác dụng nén của lực.
Câu 7: Đoạn thẳng nào sau đây là cánh tay đòn của lực?
A. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
B. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
C. Khoảng cách từ vật đến giá của lực.
D. Khoảng cách từ trục quay đến vật .
Câu 8: Một người gánh một thúng lúa và một thúng gạo, thúng lúa nặng 10kg, thúng gạo nặng 15kg. Đòn gánh dài 1,5m, hai thúng đặt ở hai đầu mút của đòn gánh. Xác định vị trí đòn gánh đặt trên vai để đòn gánh cân bằng nằm ngang.
A. Vai đặt ở vị trí cách đầu gánh thúng lúa 0,6m và cách đầu gánh thúng gạo 0,9m.
B. Vai đặt ở vị trí cách đầu gánh thúng lúa 1m và cách đầu gánh thúng gạo 0,5m.
C. Vai đặt ở vị trí cách đầu gánh thúng lúa 0,9m và cách đầu gánh thúng gạo 0,6m.
D. Vai đặt ở vị trí cách đầu gánh thúng lúa 0,5m và cách đầu gánh thúng gạo 1m.
Câu 9: Xe đẩy cút kít là ứng dụng của
A. đòn bẩy có điểm tựa ở giữa.
B. đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia.
C. đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy).
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 10: Khi đưa một hòn đá nặng dời chỗ sang bên cạnh, người ta sử dụng
A. ròng rọc cố định.
B. mặt phẳng nghiêng.
C. đòn bẩy.
D. mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.
Câu 11: Đòn bẩy có thể làm thay đổi
A. chiều tác dụng của lực.
B. hướng tác dụng của lực.
C. thay đổi lực kéo của vật (tăng lực kéo hoặc đẩy vật).
D. tác dụng của lực.
Câu 12: Muốn nâng một vật nặng lên ta cần đặt điểm tựa của đòn bẩy ở vị trí
A. gần vị trí tác dụng lực.
B. trung điểm của khoảng cách từ vị trí tác dụng lực đến vật.
C. gần vị trí đặt vật.
D. bất kì.
Câu 13: Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng đòn bẩy có :
A.
B.
C.
D. .
Câu 14: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?
A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện.
B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện.
C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.
D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện là dòng các hạt không mang điện chuyển động.
B. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mạng điện.
C. Dòng điện là dòng chuyển dời của các hạt không mang điện tích.
D. Dòng điện là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Sau khi chải tóc bằng lược nhựa thì cả tóc và lược đều bị nhiễm điện và lược nhựa nhiễm điện âm.
a) Lược nhựa sau khi chải tóc có khả năng hút các vụn giấy
b) Sau khi chải tóc, tóc nhiễm điện dương.
c) Electron chuyển từ lược nhựa sang tóc.
d) Có những lần sau khi chải tóc, ta thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên, nguyên nhân là những sợi tóc đó nhiễm điện cùng loại nên chúng đẩy nhau.
Câu 2: Một người dùng đòn bẩy để nâng một hòn đá nặng 1500N. Khoảng cách từ hòn đá đến điểm tựa là 0,5 m. Người đó tác dụng một lực 300N lên đầu kia của đòn bẩy.
Nhận định nào đúng, nhận định nào sai:
a) Nếu khoảng cách từ điểm tựa đến điểm đặt lực là 2,5 m, thì đòn bẩy cân bằng.
b) Nếu khoảng cách từ điểm tựa đến điểm đặt lực là 1,5 m, thì đòn bẩy không nâng được vật.
c) Muốn nâng được hòn đá bằng lực 300N, thì khoảng cách từ điểm tựa đến điểm đặt lực ít nhất phải là 2,5 m.
d) Nếu tăng lực lên 500N nhưng vẫn giữ khoảng cách là 2 m, đòn bẩy vẫn không nâng được vật.