Phiếu trắc nghiệm KHTN 8 Vật lí Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 8 cánh diều

TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1

ĐỀ SỐ 04

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Moment lực tác dụng lên vật là đại lượng:

A. đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.

B. véctơ.

C. để xác định độ lớn của lực tác dụng.

D. luôn có giá trị âm.

Câu 2: Khi lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay thì sẽ?

A. Làm quay vật

B. Làm vật đứng yên

C. Không tác dụng lên vật

D. Vật tịnh tiến

Câu 3: Một lực F nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. Moment của lực F đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy được đo bằng

A. tích của lực tác dụng với cánh tay đòn.

B. tích của tốc độ góc và lực tác dụng.

C. thương của lực tác dụng với cánh tay đòn.

D. thương của lực tác dụng với tốc độ góc.

Câu 4: Mômen lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn là 2 mét ?

A. 10 N.

B. 10 Nm.

C. 11N.

D. 11Nm.

Câu 5: Ứng dụng của đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy) là:

A. Xà beng.

B. Xe đẩy hàng.

C. Cánh tay người.

D. Cái kéo.

Câu 6: Đòn bẩy là

A. một thanh cứng có thể quay quanh một trục xác định gọi là điểm tựa.

B. một khối khí chuyển động xung quanh điểm tựa.

C. một thanh kim loại chuyển động quanh lực tác dụng.

D. một thanh làm bằng gỗ có thể tự chuyển động.

Câu 7: Vật nào sau đây là ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cầu trượt.

B. Đẩy xe lên nhà bằng tấm ván.

C. Bánh xe ở đỉnh cột cờ.

D. Cây bấm giấy.

Câu 8: Với đòn bẩy có điểm tựa ở giữa khi đó hướng tác dụng của lực

A. hướng lên trên.

B. cùng hướng với chiều nâng vật.

C. ngược hướng với chiều nâng vật.

D. hướng xuống dưới.

Câu 9: Một người gánh một gánh nước. Thùng thứ nhất nặng 20 kg, thùng thứ hai nặng 30 kg. Gọi điểm tiếp xúc giữa vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là Tech12h, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là Tech12h. Hỏi Tech12hTech12h có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?

A. Tech12h = 90 cm, Tech12h = 90 cm

B. Tech12h = 90 cm, Tech12h = 60 cm

C. Tech12h = 60 cm, Tech12h = 90 cm

D. Tech12h = 60 cm, Tech12h = 120 cm

Câu 10: Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi

A. Khoảng cách Tech12h

B. Khoảng cách Tech12h

C. Khoảng cách Tech12h

D. Tất cả đều sai

Câu 11: Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm Tech12h của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm Tech12h của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây?

A. Khoảng cách Tech12h 

B. Khoảng cách Tech12h

C. Khoảng cách Tech12h

D. Khoảng cách Tech12h

Câu 12: Chọn câu trả lời đúng. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?

A. Thanh sắt.

B. Thanh thép.

C. Thanh nhựa.

D. Thanh gỗ.

Câu 13: Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó

A. tạo thành dòng điện.

B. phát sáng.

C. trở thành vật liệu dẫn điện.

D. nóng lên.

Câu 14: Khi cọ xát miếng vải khô vào thanh nhựa thì:

A. miếng vải nhiễm điện dương, thanh nhựa nhiễm điện âm.

B. thanh nhựa nhiễm điện dương.

C. miếng vải nhiễm điện âm, thanh nhựa nhiễm điện dương.

D. miếng vải nhiễm điện âm.

Câu 15: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?

A. Thanh gỗ khô. 

B. Một đoạn ruột bút chì.

C. Một đoạn dây nhựa. 

D. Thanh thủy tinh.

Câu 16:............................................

............................................

............................................

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1: Cho một thanh ngang dài 1,5m được cố định tại một đầu. Một lực 20 N tác dụng vuông góc với thanh tại điểm cách đầu cố định 1m.

a) Moment lực do lực 20N gây ra đối với điểm cố định là 10 N.m.

b) Nếu giữ nguyên lực và tăng khoảng cách tác dụng từ 1 m lên 1,5 m thì moment lực sẽ tăng lên.

c) Nếu lực tác dụng tại điểm cách đầu cố định 1m nhưng hướng của lực không vuông góc với thanh mà nghiêng một góc 300 thì moment lực sẽ nhỏ hơn.

d) Moment lực phụ thuộc vào độ lớn của lực và khoảng cách từ điểm cố định đến điểm tác dụng của lực.

Câu 2: Cọ xát một thanh thủy tinh vào lụa, rồi đưa lại gần một quả cầu nhỏ bằng kim loại treo trên giá. Quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh.

a) Khi cọ xát, electron di chuyển từ thanh thủy tinh sang lụa.

b) Sau khi bị cọ xát vào lụa, thanh thủy tinh nhiễm điện âm.

c) Quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh do nó nhiễm điện dương.

d) Để biết quả cầu có bị nhiễm điện hay không, ta đưa nó lại gần mảnh giấy vụn, nếu quả cầu hút các mảnh giấy vụn thì chứng tỏ nó bị nhiễm điện.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay