Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 10 kết nối Ôn tập giữa kì 1 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 10 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 1

ĐỀ SỐ 04

Câu 1: Văn bia là gì?

A. Văn bia là loại văn khắc trên núi đá, gồm nhiều thể khác nhau, rất phổ biến thời trung đại, thường ghi chép những sự kiện quan trọng hoặc tên tuổi, sự nghiệp của những người có công đức lớn để lưu truyền hậu thế.

B. Văn bia là loại văn khắc trên tượng đá, gồm nhiều thể khác nhau, rất phổ biến thời trung đại, thường ghi chép những sự kiện quan trọng hoặc tên tuổi, sự nghiệp của những người có công đức lớn để lưu truyền hậu thế.

C. Văn bia là loại văn khắc trên bia đá, gồm nhiều thể khác nhau, rất phổ biến thời trung đại, thường ghi chép những sự kiện quan trọng hoặc tên tuổi, sự nghiệp của những người có công đức lớn để lưu truyền hậu thế.

D. Văn bia là loại văn khắc trên bia đá, gồm nhiều thể khác nhau, rất phổ biến thời hiện đại, thường ghi chép những sự kiện quan trọng hoặc tên tuổi, sự nghiệp của những người có công đức lớn để lưu truyền hậu thế.

Câu 2: Trong văn bản “Yêu và đồng cảm”, sự khác nhau giữa người bình thường đồng cảm và nghệ sĩ đồng cảm là gì?

A.  Người bình thường chỉ có thể đồng cảm với đồng loại, động vật, nghệ sĩ đồng cảm khắp vạn vật.

B. Người bình thường chỉ có thể đồng cảm với đồng loại, động vật, nghệ sĩ đồng cảm với một người.

C. Người bình thường chỉ có thể đồng cảm với đồng loại, động vật, nghệ sĩ đồng cảm với nghệ sĩ.

D. Người bình thường chỉ có thể đồng cảm với con người, nghệ sĩ đồng cảm khắp thiên nhiên.

Câu 3: Trong văn bản “Yêu và đồng cảm”, Phong Tử Khải cho rằng một người nghệ sĩ lớn là người như thế nào?

A.  Là người có tài năng giỏi

B.  Là người có tình yêu lớn

C.  Là người có nhân cách vĩ đại

D. Là người có tư duy tốt

Câu 4: Trong văn bản “Yêu và đồng cảm”, người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em điều gì?

A. Sự giàu lòng đồng cảm, tấm lòng chân thành mà tự nhiên.

B. Sư ngây thơ với vạn vật.

C. Sự đáng yêu của trẻ em

D. Nét hồn nhiên, vô tư

Câu 6: Trong văn bản “Yêu và đồng cảm”, bản chất của trẻ thơ là gì?

A. Nghệ thuật

B. Tình yêu

C. Tuổi thơ

D. Lòng nhân ái

Câu 7: Trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt, cái già của nhà thơ được quyết định do đâu?

A. Nội lực của chữ

B. Tuổi trời

C. Tiềm lực bản thân

D. Sức chạm tâm hồn

Câu 8: Trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt, ông nói “Không có chức nhà thơ suốt đời”, vậy lúc nào một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa?

A. Khi họ không sáng tác thơ.

B. Khi họ không cúc cung tận tuỵ đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất, làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.

C. Khi họ chuyển sang sáng tác truyện.

D. Khi họ làm phong phú tiếng Việt.

Câu 9: Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt là gì?

A. Con đường thơ của các nghệ sĩ.

B. Niềm tin đối với thơ ca

C. Quan niệm thơ chính là số phận của nhà thơ

D. Ý nghĩa thực chất của việc sáng tác thơ ca đối với người nghệ sĩ.  

Câu 10: Phần thứ nhất của tác phẩm “Yêu và đồng cảm” nói về điều gì?

A. Những cảm nhận ban đầu và cách lý giải của tác giả về sự đồng cảm

B. Giải thích rõ ràng về đồng cảm

C. Ý nghĩa của lòng đồng cảm 

D. Thông điệp rút ra về lòng đồng cảm

Câu 11: Hai câu “Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì nó đói nên nó hóa rồ. Ông để cho Buy- phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.” liên kết với nhau bằng phép liên kết chính nào?

A. Phép lặp từ ngữ

B. Phép trái nghĩa

C. Phép đồng nghĩa

D. Phép thế

Câu 12: Thân Nhân Trung đỗ tiến sĩ năm nào?

A. 1442

B. 1469

C. 1478

D. 1480

Câu 13: Phương thức biểu đạt của văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 14: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa xuất phát từ nguyên nhân nào?

A. Tiếng Việt quá giàu và đẹp.

B. Người viết lạm dụng các từ ngữ.

C. Người viết không hiểu đúng nghĩa của từ ngữ mình dùng.

D. Người viết chưa ý thức được ngữ cảnh giao tiếp.

Câu 15: Câu nào dưới đây mắc lỗi lặp từ

A. Nhà thơ Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản.

B. Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế/ Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?

C. Văn chương gây ra cho ta những tình cảm ta không có, tạo những tình cảm ta sẵn có.

D. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay