Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1

ĐỀ SỐ 5:

Câu 1: Bài thơ mùa xuân nho nhỏ được sáng tác trong giai đoạn nào?

A. Viết tháng 11- 1980, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời.

B. Viết tháng 11- 1981, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời

C. Viết tháng 11- 1982, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời.

D. Viết tháng 11- 1979, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời.

Câu 2: Biện pháp tu từ nhân hoá là gì? 

A. là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người. 

B. là biện pháp tu từ mà sự vật, hiện tượng, khái niệm này được gọi bằng sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng thêm sức gợi hình, gợi tả cho sự vật được diễn đạt. 

C. là biện pháp tu từ dùng sự vật, sự việc này đối chiếu với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi tả trong cách biểu đạt.

D. là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế. 

Câu 3: Từ "lúa nàng keo" trong câu thơ "Lúa nàng keo chói rực mặt trời" có nghĩa gì?

A. chỗ hơi lõm thường hiện ra ở má, tạo nên nét duyên dáng, đáng yêu trên khuôn mặt.

B. dụng cụ lao động được làm bằng gỗ, có đầu nhọn, dùng để chọc lỗ xuống đất và gieo mầm lúa vào lỗ.

C. kiên nhẫn chiều theo ý kiến người khác để đạt được mục đích mình mong muốn.

D. một giống lúa cổ truyền thơm ngon đặc biệt, được người dân miền Tây Nam Bộ trồng và gìn giữ từ hàng trăm năm.

Câu 4: Gò Me thuộc địa phương nào?

A. Tiền Giang

B. Hưng Yên

C. Long An

D. Ninh Bình

Câu 5: Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào trong những dòng thơ sau đây?

Một ngày hòa bình

Anh không về nữa.

A. Biện pháp tương phản

B. Biện pháp tu từ ẩn dụ

C. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh

D. Biện pháp tu từ liệt kê

Câu 6:  Viết Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải đã thể hiện được :

A. Một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên say đắm của mình.

B. Niềm tha thiết yêu cuộc sống, khát vọng được dâng hiến cho đời của nhà thơ.

C. Tình yêu đất nước- một đất nước đang hối hả chiến đấu và dựng xây.

D. Niềm say sưa ngây ngất của mình trước mùa xuân của đất trời.

Câu 7: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau: Tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe.

A. nhân hóa

B. nhân hóa và so sánh

C. so sánh

D. liệt kê

Câu 8: Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau:

Me non cong vắt lưỡi liềm

Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.

A. Để làm nổi bật lên độ trong của nước và khung cảnh yên bình của quê hương.

B. Làm cho cây cối có hồn,khung cảnh trở nên sinh động.

C. Tăng sức gọi hình, gợi cảm trong câu thơ.

D. Làm nổi bật lên điều quan trọng, điều thú vị gây được sự chú ý của người khác mà sắp được diễn ra.

Câu 9: Điền vào chỗ trống: Tác phẩm Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi....

A. Là lời bình của tác giả về “Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi”, phân tích bức tranh của chiều rừng, hình ảnh bếp chiều. Bên cạnh đó, thể hiện sự đồng cảm của tác giả với nhà thơ

B. Là bài nhận xét đánh giá nội dung tác phẩm

C. Là bài nhận xét đánh giá nghệ thuật tác giả.

D. Là bài phân tích không theo bố cục

Câu 10: Giá trị nghệ thuật tác phẩm "Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình" Thi là gì?

A. Luận điểm rõ ràng, lý lẽ chặt chẽ

B. Sử dụng phương pháp biểu đạt nghị luận văn học

C. Dẫn chứng thuyết phục

D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 111: Phương thức biểu đạt của đoạn trích "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" là ai?

A. Nghị luận, miêu tả

B. Thuyết minh

C. Tự sự

D. Biểu cảm, miêu tả

Câu 12: Quê của tác giả Vũ Bằng là ở đâu?

A. Hải Dương

B. Hà Nội

C. Hưng Yên

D. Thái Bình

Câu 13: Công dụng của dấu phẩy là gì?

A. Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói.

B. Được đặt cuối câu trần thuật, câu nghi vấn.

C. Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt sự nghi vấn của người nói.

D. Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt cảm xúc ngạc nhiên, thán phục của người nói.

Câu 14: Phát hiện lỗi về dấu câu trong đoạn văn sau đây: “Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng. Nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.”

A. Dùng sai dấu chấm câu khi chưa kết thúc câu.

B. Dùng sai dấu chấm câu khi ngăn cách các bộ phận của câu.

C. Dùng sai dấu chấm câu khi thể hiện thái độ nghi vấn.

D. Dùng sai dấu chấm câu khi đánh dấu phần thuyết minh.

Câu 15: Ngôi kể được sử dụng trong "Chuyện cơm hến" là:

A. ngôi thứ nhất

B. ngôi thứ ba

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay