Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Bài 7 Đọc 2: Bố của Xi-mông

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7 Đọc 2: Bố của Xi-mông. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

VĂN BẢN 2: BỐ CỦA XI-MÔNG

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Ai là tác giả của tác phẩm Bố của Xi-mông?

  1. Đô-đê.
  2. Mô-li-e.
  3. Mô-pát-xăng.
  4. Ê-ren-bua.

Câu 2: Tác phẩm Bố của Xi-mông viết theo thể loại nào?

  1. Tiểu thuyết.
  2. Truyện ngắn.
  3. Hồi kí.
  4. Bút kí.

Câu 3: Hoàn cảnh đáng thương của Xi-mông là gì?

  1. Sống nghèo khổ, cô đơn.
  2. Không có gia đình.
  3. Không có mẹ.
  4. Không có bố.

Câu 4: Bác Phi-líp làm nghề gì?

  1. Thợ rèn.
  2. Thợ mỏ.
  3. Thợ đóng tàu.
  4. Thợ đào vàng.

Câu 5: Bác Phi-líp được miêu tả như thế nào?

  1. Dáng vẻ gầy guộc, chân tay dính đầy bụi bẩn.
  2. Dáng vẻ cao lớn, râu tóc đen, quăn và nhìn Xi-mông một cách nhân hậu.
  3. Là một người nông dân chất phác, hiền lành, nhân hậu.
  4. Một địa chủ với cái bụng to lớn, gương mặt dữ tợn, tay cầm điếu xì gà hút phì phèo.

Câu 6: Sắp xếp những nội dung dưới đây để hoàn thiện diễn biến của đoạn trích Bố của Xi-mông?

  1. Phi-líp gặp Xi-mông và hứa sẽ cho em một ông bố.
  2. Xi-mông đến trường và nói với các bạn có bố tên là Phi-líp.
  3. Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em.
  4. Xi-mông buồn chán, tuyệt vọng, lang thang ra bờ sông.
  5. 4 – 1 – 3 – 2.
  6. 3 – 2 – 4 – 1.
  7. 2 – 1 – 3 – 4.
  8. 1 – 2 – 3 – 4.

Câu 7: Tại sao Xi-mông đau khổ muốn tự tử?

  1. Bị các bạn chế giễu, trêu chọc là “không có bố”.
  2. Bị các bạn xua đuổi, đánh đập hàng ngày.
  3. Cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng, đau khổ.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Truyện ngắn Bố của Xi-mông được kể theo ngôi thứ mấy?

  1. Ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi”.
  2. Ngôi thứ hai.
  3. Ngôi thứ ba, tác giả kể.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 9: Nhân vật nào sau đây không xuất hiện trong truyện Bố của Xi-mông?

  1. Mẹ của Xi-mông.
  2. Bố của Xi-mông.
  3. Bác Phi-líp.
  4. Xi-mông.

Câu 10: Chi tiết Xi-mông quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện nằm ở phần nào?

  1. Phần nói về nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
  2. Phần nói về cuộc gặp gỡ của Xi-mông với bác Phi-líp.
  3. Phần kể về bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà.
  4. Phần kể về Xi-mông đến trường với niềm tin đã có một ông bố.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Nhân vật Phi-líp là người như thế nào?

  1. Muốn bỡn cợt với mẹ của Xi-mông.
  2. Luôn yêu thương và quan tâm đến những đứa trẻ tội nghiệp.
  3. Thích bỡn cợt với Xi-mông.
  4. Chỉ muốn thông qua Xi-mông để tán tỉnh chị Blăng-sốt.

Câu 2: Ý nào sau đây không phải là tâm trạng của chị Blăng-sốt khi gặp bác Phi-líp?

  1. Lạnh lùng, căm ghét Phi-líp.
  2. Bối rối, lạnh lùng.
  3. Chua xót, tê tái.
  4. Quằn quại vì hổ thẹn.

Câu 3: Nội dung tư tưởng nổi bật của truyện Bố của Xi-mông là gì?

  1. Cảm thương cho những đứa trẻ sống lang thang, cơ nhỡ.
  2. Đồng cảm với nỗi khổ của những người phụ nữ lầm lỗi.
  3. Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người.
  4. Tố cáo lối sống vô tâm trong xã hội.

Câu 4: Ý nào nói đúng về thái độ của tác giả qua truyện Bố của Xi-mông là gì?

  1. Phê phán sự lầm lỡ của chị Blăng-sốt.
  2. Thương cảm cho nỗi bất hạnh của Xi-mông.
  3. Phê phán sự trêu chọc ác ý của bạn bè Xi-mông.
  4. Đề cao lòng nhân hậu, yêu thương con người.

Câu 5: Mẹ của Xi-mông là người phụ nữ như thế nào?

  1. Khổ đau và cam chịu.
  2. Lầm lỡ và hư hỏng.
  3. Nghèo khổ và bất hạnh.
  4. Khổ đau và tự trọng.

Câu 6: Giá trị nghệ thuật của truyện Bố của Xi-mông là gì?

  1. Nghệ thuật miêu tả, khắc họa diện mạo nhân vật được sử dụng thành công.
  2. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, tự nhiên.
  3. Truyện được kể theo trình tự diễn biến của các sự kiện tiếp nối nhau, không hề đảo ngược thời gian. Cách kể như vậy có vẻ đơn giản nhưng truyện vẫn hấp dẫn vì tác giả đã lựa chọn, sáng tạo những tình tiết bất ngờ mà hợp lí, có mối quan hệ nhân quả chặt chẽ.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Vì sao Xi-mông không có bố?

  1. Bố mẹ đã bỏ nhau.
  2. Xi-mông là đứa con ngoài giá thú.
  3. Xi-mông là con nuôi của chị Blăng-sốt.
  4. Bố Xi-mông đã mất.

Câu 8: Vì sao Phi-líp lại nhận Xi-mông làm con?

  1. Vì bác đang tìm con nuôi.
  2. Vì bác muốn có con để nương tựa về già.
  3. Vì bác thương Xi-mông.
  4. Vì Xi-mông là cậu bé thông minh.

Câu 9: Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì?

  1. Hãy sống và cống hiến hết mình.
  2. Sống chan hòa và yêu thương.
  3. Tình bạn là một điều thiêng liêng.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Vì sao bác Phi-líp đề nghị chị Blăng-sốt làm vợ của mình?

  1. Để mọi người không còn bàn tán về sự lầm lỡ của Blăng-sốt nữa.
  2. Vì bác yêu chị Blăng-sốt.
  3. Vì bác muốn trở thành bố của Xi-mông.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Điều gì đã ảnh hưởng đến cảm xúc của Mô-pát-xăng để viết nên câu chuyện Bố của Xi-mông?

  1. Do tình cảm từ chính gia đình của mình.
  2. Do một chuyến đi đến vùng đất mới.
  3. Do tình cảnh gia đình quá éo le, khổ cực.
  4. Do kí ức tham gia cuộc chiến tranh Pháp – Phổ những năm 1870.

Câu 2: Tác giả Mô-pát-xăng sinh ra trong một gia đình như thế nào?

  1. Nông dân nghèo.
  2. Quý tộc sa sút.
  3. Buôn bán giàu có.
  4. Nô lệ.

Câu 3: Đâu không phải sáng tác của Mô-pát-xăng?

  1. Viên mỡ bò.
  2. Một cuộc đời.
  3. Núi O-ri-on.
  4. Con chó Bấc.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Nhà văn nào sau đây không phải nhà văn Pháp?

  1. Mô-pát-xăng.
  2. Đô-đê.
  3. Mô-li-e.
  4. Ê-ren-bua.

Câu 2: Câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nào nói về tình phụ tử?

  1. Đố ai đếm được lá rừng/ Đố ai đếm được mấy tầng trời cao/ Đố ai đếm được vì sao/ Đố ai đếm được công lao mẹ già.
  2. Nhớ ơn chín chữ cù lao/ Ba năm bú mớm biết bao thân tình.
  3. Cha là bóng mát giữa đời/ Cha là điểm tựa bên đời của con.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 7 Đọc 2: Bố của Xi-mông

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay