Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 7 TH tiếng Việt 1: Biện pháp tu từ, Nghĩa của từ ngữ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7 TH tiếng Việt 1: Biện pháp tu từ, Nghĩa của từ ngữ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: TIN YÊU VÀ ƯỚC VỌNG

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ, NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Thế nào là hoán dụ?

  1. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có một hoặc nhiều đặc điểm hoàn toàn giống với nó.
  2. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có đặc điểm trái ngược với nó.
  3. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi với nó.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 2: Có mấy loại hoán dụ?

  1. 2 loại.
  2. 4 loại.
  3. 6 loại.
  4. 8 loại.

Câu 3: Nói quá là gì?

  1. Là biện pháp tu từ làm giảm nhẹ, yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của sự vật, đối tượng.
  2. Là cách thức sắp xếp để đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hiện tượng có điểm giống nhau.
  3. Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, tính chất, quy mô của sự vật, hiện tượng.
  4. Là phương thức chuyển tên gọi sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác.

Câu 4: Tác dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ là gì?

  1. Làm cho sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, có hồn.
  2. Nhấn mạnh vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
  3. Tránh cảm giác nặng nề, tránh sự thô tục, thiếu lịch sự.
  4. Tạo nhịp điệu cho câu văn.

Câu 5: Nghĩa của từ ngữ là gì?

  1. Là nghĩa sự vật mà từ biểu thị.
  2. Là sự vật, tính chất mà từ biểu thị.
  3. Là sự vật, hoạt động mà từ biểu thị.
  4. Là nội dung, tính chất, hoạt động… mà từ biểu thị.

Câu 6: Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng?

  1. Khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ khác.
  2. Khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ khác.
  3. Khi nghĩa của từ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.
  4. Khi nghĩa của từ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.

Câu 7: Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?

  1. 1 cách.
  2. 2 cách.
  3. 3 cách.
  4. 4 cách.

Câu 8: Hoán dụ và ẩn dụ có điểm gì giống nhau?

  1. Đều được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
  2. Đều được xây dựng dựa trên những nét giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng.
  3. Đều được xây dựng dựa trên mối quan hệ gần gũi giữa các sự vật, hiện tượng.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 9: Đâu là cách gọi khác của biện pháp nói quá?

  1. Khoa trương.
  2. Thậm xưng.
  3. Phóng đại.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Việc sử dụng những từ cùng trường từ vựng trong tác phẩm văn học có mục đích gì?

  1. Chứng minh tác giả có vốn từ phong phú.
  2. Để đạt một hiệu quả diễn đạt nào đó.
  3. Đảm bảo những yêu cầu của thể loại.
  4. Chứng minh sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào?

Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.

  1. Nói quá.
  2. Điệp cú pháp.
  3. Ẩn dụ.
  4. So sánh.

Câu 2: Câu thơ sau sử dụng phép nói giảm nói tránh ở từ nào?

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

                                           Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.

(Bác ơi!, Tố Hữu)

  1. Bác.
  2. đi.
  3. đẹp.
  4. nắng.

Câu 3: Trong câu văn Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả có bao nhiêu từ đã sử dụng biện pháp nhân hóa?

  1. 4 từ.
  2. 8 từ.
  3. 6 từ.
  4. 9 từ.

 

Câu 4: Câu thơ sau sử dụng kiểu hoán dụ nào?

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Việt Bắc, Tố Hữu)

  1. Lấy bộ phận gọi toàn thể.
  2. Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.
  3. Lấy dấu hiệu của sự vật gọi sự vật.
  4. Lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng.

Câu 5: Trong câu thơ sau, hình ảnh “mặt trời” nào là sử dụng biện pháp ẩn dụ và ẩn dụ cho điều gì?

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

  1. Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ nhất, ẩn dụ cho Bác Hồ.
  2. Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ nhất, ẩn dụ cho ánh sáng lí tưởng của cách mạng.
  3. Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ hai, ẩn dụ cho ánh sáng lí tưởng của cách mạng.
  4. Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ hai, ẩn dụ cho Bác Hồ.

Câu 6: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “yên bình”?

  1. Ồn ào.
  2. Náo nhiệt.
  3. Thanh bình.
  4. Náo loạn.

Câu 7: Đoạn thơ sau sử dụng mấy từ láy?

                                      Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

                                      Con thuyền xuôi mái nước song song

                                      Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

                                      Củi một cành khô lạc mấy dòng.

  1. 2 từ.
  2. 3 từ.
  3. 4 từ.
  4. 5 từ.

Câu 8: Các từ gạch chân dưới đây có mấy từ được sử dụng với nghĩa gốc, có mấy từ được sử dụng với nghĩa chuyển?

                                      Áo anh rách vai

                                      Quần tôi có vài mảnh vá

                                      Miệng cười buốt giá

                                      Chân không giày

                                      Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

  1. 4 từ đều là nghĩa gốc
  2. 3 từ nghĩa gốc, 1 từ nghĩa chuyển
  3. 4 từ đều là nghĩa chuyển
  4. 3 từ nghĩa chuyển, 1 từ nghĩa gốc

Câu 9: Từ nào dưới đây có thể bao hàm nghĩa của các từ gạch chân trong đoạn văn sau: “Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”. (Tôi đi học, Thanh Tịnh)

  1. Hình dáng.
  2. Đặc điểm.
  3. Tính chất.
  4. Cảm giác.

Câu 10: Điền từ vào chỗ trống.

Xe tôi bị hỏng, vì vậy tôi…… đi bộ đi học.

  1. Bị.
  2. Cần.
  3. Phải.
  4. Được.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc; tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)

  1. Nhân hoá, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của viên quản ngục.
  2. Nhân hóa, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của tác giả.
  3. So sánh, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của viên quản ngục.
  4. So sánh, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của tác giả.

Câu 2: Lối chơi chữ nào được sử dụng trong câu sau: “Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ vẫn còn đông.”?

  1. Dùng từ đồng âm.
  2. Dùng cặp từ trái nghĩa.
  3. Dùng từ cùng trường nghĩa.
  4. Dùng lối nói lái.

Câu 3: Trong câu thơ sau, biện pháp tu từ hoán dụ được sử dụng ở đâu, hoán dụ cho cái gì và là loại hoán dụ nào?

                                  Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy

                                  Đang xông lên chống Mỹ tuyến đầu.

(Gửi miền Bắc, Lê Anh Xuân)

  1. “Miền Bắc”, “miền Nam” hoán dụ cho một vùng miền của đất nước, lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng.
  2. “Miền Bắc”, “miền Nam” hoán dụ cho một vùng miền của đất nước, lấy bộ phận chỉ toàn thể.
  3. “Miền Bắc”, “miền Nam” lần lượt là hoán dụ cho nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam, lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng.
  4. “Miền Bắc”, “miền Nam” lần lượt là hoán dụ cho nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam, lấy dấu hiệu của sự vật gọi tên sự vật.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Bác Hồ đã …. nhưng những tư tưởng, đường lối chính trị cũng như kho tàng văn chương Bác để lại là không ai có thể phủ nhận.

  1. đi nhanh.
  2. đi xa.
  3. đi khuất.
  4. đi dần.

Câu 2: Trong câu “Nhiều người dân vẫn rất bàng quang trong việc áp dụng các biện pháp phòng chống Covid-19.”, từ nào được sử dụng chưa chính xác về nghĩa và nên thay thế bằng từ ngữ nào?

  1. “bàng quang” dùng sai, thay thế: “bàng quan”.
  2. “bàng quang” dùng sai, thay thế: “bàng hoàng”.
  3. Không có từ nào dùng sai.
  4. A hoặc B đều được.

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 7 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ và nghĩa của từ ngữ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay