Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 8 Đọc 1: Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8 Đọc 1: Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 8: NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

VĂN BẢN 1: NHÀ THƠ CỦA QUÊ HƯƠNG LÀNG CẢNH VIỆT NAM

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam là kiểu văn bản nào?

  1. Văn bản thuyết minh.
  2. Văn bản nghị luận.
  3. Văn bản hành chính.
  4. Văn bản biểu cảm.

Câu 2: Ai là tác giả của bài viết Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam?

  1. Xuân Diệu.
  2. Nguyễn Khuyến.
  3. Hoài Thanh.
  4. Nam Cao.

Câu 3: Đối tượng của văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam là gì?

  1. Nhà thơ Nguyễn Khuyến với bài thơ Thu điếu.
  2. Nhà thơ Nguyễn Khuyến với chùm thơ thu Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.
  3. Nhà thơ Nguyễn Khuyến với bài thơ Thu ẩm.
  4. Nhà thơ Nguyễn Khuyến với bài thơ Thu vịnh.

Câu 4: Xuân Diệu đã sử dụng từ nào khi nói về bài thơ Thu điếu?

  1. Giản dị.
  2. Đặc trưng.
  3. Tiêu biểu.
  4. Xuất sắc.

Câu 5: Câu nào sau đây nêu lên ý kiến khái quát của người viết về bài thơ Thu ẩm?

  1. Một câu thơ của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc Việt Nam như thế, là một câu thơ hiếm có.
  2. Trong ba bài thơ, bài này mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao.
  3. Bài thơ này, theo tôi, không phải chỉ nói trong một thời điểm, là trong một đêm trăng hạn định, mà là tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu.
  4. Không còn những ước lệ văn hoa sang trọng mà bình dân, tiến lên hiện thực rồi.

Câu 6: Một câu thơ của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc Việt Nam như thế, là một câu thơ hiếm có là chỉ câu thơ nào? Trong bài thơ nào?

  1. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt – Thu ẩm.
  2. Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo – Thu điếu.
  3. Nước biếc trông như tầng khói phủ - Thu vịnh.
  4. Làn ao lóng lánh bóng trăng loe – Thu ẩm.

Câu 7: Theo Xuân Diệu, trong ba bài thơ thu, bài thơ nào mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả?

  1. Thu điếu.
  2. Thu vịnh.
  3. Thu ẩm.
  4. Cả ba bài đều mang cái hồn của cảnh vật mùa thu như nhau.

Câu 8: Xuân Diệu cho rằng bài thơ nào là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam (ở Bắc Bộ)?

  1. Thu điếu.
  2. Thu vịnh.
  3. Thu ẩm.
  4. Cả ba bài thơ.

Câu 9: Xuân Diệu đã chỉ ra đặc điểm chung nào ở ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến?

  1. Ba bài thơ đều gợi nên những nét đặc trưng nhất, bình dị nhất của mùa thu Việt Nam ở 3 miền đất nước.
  2. Ba bài thơ đều thể hiện sự am hiểu của Nguyễn Khuyến về mùa thu Bắc Bộ Việt Nam.
  3. Ba bài thơ tuy có những nét riêng nhưng đều mang đặc trưng của mùa thu miền Bắc nước ta.
  4. Ba bài thơ hay và điển hình nhất cho mùa thu Việt Nam, ở miền Bắc nước ta chứ không ở nước nào khác.

Câu 10: Đâu là câu văn đánh giá chung về ba bài thơ thu?

  1. Được nhớ, thuộc, và truyền tụng, vì là ba bài thơ hay và điển hình nhất cho mùa thu của Việt Nam, ở miền Bắc nước ta, chứ không ở nước nào khác.
  2. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.
  3. Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, nhìn gộp chung lại, là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hóa nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam, trên đất nước ta, và dân tộc hóa hình thức lời thơ, câu thơ cho thật là Nôm, là Việt Nam.
  4. Thế mới biết những câu thơ thoải mái tự nhiên là kết quả của một sự khổ luyện, khổ luyện qua những thời đại, hoặc là khổ luyện trong một người.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Tại sao Xuân Diệu cho rằng câu thơ Làn ao lóng lánh bóng trăng loemột câu thơ hiếm có?

  1. Bởi câu thơ gồm ba dấu sắc khứ thanh (lóng, lánh, bóng) gợi ánh bắn đi.
  2. Bởi câu thơ có bốn chữ l khá nặng, gợi chất vàng nước kim loại.
  3. Âm oe gợi cái gì tròn như cái ao chẳng hạn.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Cái thần, cái hồn của cảnh mùa thu ở bài thơ Thu vịnh nằm ở đâu?

  1. Nằm ở bầu trời mùa thu.
  2. Nằm ở ao nhỏ mùa thu.
  3. Nằm ở cần trúc mùa thu.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 3: Ông Đào trong câu thơ cuối cùng của bài thơ Thu vịnh là chỉ ai?

  1. Đỗ Phủ – nhà thơ lớn của Trung Quốc.
  2. Lý Bạch – nhà thơ lớn của Trung Quốc.
  3. Đào Uyên Minh – nhà thơ lớn của Trung Quốc.
  4. Khuất Nguyên – nhà thơ lớn của Trung Quốc.

Câu 4: Cái thú vị của bài thơ Thu điếu về phương diện màu sắc là gì?

  1. Cái thú vị ở màu vàng của chiếc lá thu rơi nổi bật trên nền xanh của trời cao mùa thu.
  2. Cái thú vị là ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.
  3. Cái thú vị là ở các màu vàng đặc trưng của mùa thu.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 5: Ở bài thơ Thu điếu, Nguyễn Khuyến đã gieo vần gì và có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

  1. Vần “ưng”, tạo không khí hiu hắt, se lạnh đặc trưng của mùa thu Bắc Bộ Việt Nam.
  2. Vần “anh”, tạo không gian nhỏ hẹp, hài hòa với tâm hồn trĩu nặng tâm sự của nhà thơ.
  3. Vần “at” – “ắt”, tạo không khí hiu hắt, se lạnh đặc trưng của mùa thu Bắc Bộ Việt Nam.
  4. Vần “eo”, tạo một không gian nhỏ hẹp, hài hòa với tâm hồn trĩu nặng tâm sự của nhà thơ.

Câu 6: Lí lẽ, bằng chứng nào sau đây không phải để làm rõ luận điểm bài thơ Thu vịnh là mang hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả?

  1. Niềm suy tư, trăn trở về chốn quan trường của Nguyễn Khuyến.
  2. Cái hồn, cái thần của cảnh thu là nằm ở trong bầu trời, ở trên trời thu.
  3. Các câu thơ Song thưa để mặc bóng trăng vào, Một tiếng trên không ngỗng nước nào đều nói về không gian trời cao.
  4. Hình ảnh cây tre Việt Nam còn non, thanh mảnh như cái cần câu in lên trời biếc, gió đẩy đưa khe khẽ, hợp với trời thu.

Câu 7: Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến có đặc điểm nào giống nhau về nội dung?

  1. Đều viết về trời thu.
  2. Đều miêu tả cảnh thu và gửi gắm tâm trạng, nỗi niềm của tác giả về thời thế.
  3. Đều viết về ao thu.
  4. Đều viết về cuộc sống an nhàn, ẩn dật của thi nhân.

Câu 8: Trong Thu điếu, Thu ẩm, nhà thơ định làm việc gì đó nhưng đều không thành (đi câu cá nhưng không chú tâm vào việc câu cá, uống rượu tưởng rượu hayhay chẳng mấy). Những việc đó thể hiện điều gì trong tâm trạng của Nguyễn Khuyến?

  1. Cảnh thu làng quê Bắc Bộ Việt Nam vô cùng đẹp, khiến nhà thơ say mê ngắm nhìn mà quên mất những việc cần làm.
  2. Vì những lúc đó, Nguyễn Khuyến đang tập trung làm thơ nên không chú tâm vào việc câu cá hay uống rượu.
  3. Nguyễn Khuyến tìm đến những thú vui, nhàn nhã nơi thôn dã nhưng không phải để hưởng thụ mà để suy tư, suy ngẫm về thời thế, về cuộc đời.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến hiện lên như thế nào qua chùm thơ thu?

  1. Tâm hồn tinh tế, yêu thiên nhiên.
  2. Một con người yêu quê hương, đất nước.
  3. Tâm hồn nhạy cảm, mang nặng những suy tư về thời cuộc, đất nước.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Các bức tranh mùa thu trong chùm thơ thu hiện lên như thế nào?

  1. Kì vĩ, lung linh, rực rỡ, náo nhiệt.
  2. Thanh bình, yên ả, sống động, man mác, đặc trưng cho mùa thu làng quê Việt Nam.
  3. Tiêu điều, hoang vu, hiu hắt, lạnh lẽo.
  4. Mênh mông, rợn ngợp, hùng vĩ, huyền ảo.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Nhà thơ Xuân Diệu đánh giá về Nguyễn Khuyến như thế nào?

  1. Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.
  2. Nguyễn Khuyến là người viết về mùa thu hay nhất trong văn học Việt Nam, trong đó có ba bài thơ thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm là những áng thơ bất hủ.
  3. Nhà thơ lúc nào cũng kín đáo, tinh tế, không ồn ào mà sâu sắc thâm trầm. Những câu thơ của Nguyễn Khuyến không bốc lên ở bề mặt mà có sức lắng đọng ở chiều sâu.
  4. Xưa nay, người ta thường cho Nguyễn Khuyến chủ yếu là một nhà thơ trào phúng lấy cái cười để đả kích cái xã hội nhố nhăng đương thời. Thật ra, trào phúng là một phương diện nghệ thuật của ông, còn bao trùm toàn bộ tác phẩm là một lòng yêu nước thiết tha, phát xuất từ một tâm hồn nồng nàn tình cảm.

Câu 2: Thời đại Nguyễn Khuyến sống có đặc điểm gì?

  1. Khủng hoảng lớn về kinh tế.
  2. Văn học nghệ thuật không phát triển.
  3. Khủng hoảng toàn diện về tư tưởng và văn hóa.
  4. Có nhiều thành tựu lớn về khoa học kĩ thuật.

Câu 3: Đào Tiềm có điều gì khiến Nguyễn Khuyến cảm thấy thẹn?

  1. Làm thơ giỏi.
  2. Cao khiết, thanh cao, dũng khí dứt khoát từ quan vì chán ghét cảnh quan trường thối nát.
  3. Đỗ đạt cao.
  4. Giữ chức vụ quan trọng trong triều đình.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Bài thơ nào sau đây không phải viết về đề tài mùa thu?

  1. Đây mùa thu tới – Xuân Diệu.
  2. Tiếng thu – Lưu Trọng Lư.
  3. Sang thu - Hữu Thỉnh.
  4. Nguyên tiêu - Hồ Chí Minh.

Câu 2: Tại sao Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ?

  1. Vì ông làm quan dưới 3 triều đại.
  2. Vì ông tham gia 3 kì thi 3 lần.
  3. Vì ông đỗ đầu cả 3 kì thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình.
  4. Vì ông thi trượt 3 lần.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 8 Văn bản 1: Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (trích)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay