Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 4: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 4: CON NGƯỜI TRONG THẾ GIỚI KÌ ẢO
VĂN BẢN 1: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Truyện truyền kì là gì?
A. Là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại do các tác giả Việt Nam sáng tạo ra.
B. Là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua yếu tố kì lạ, hoang đường, có nguồn gốc từ Trung Hoa.
C. Là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại chỉ bao gồm các yếu tố hoang đường, kì lạ.
D. Là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại được viết bằng chữ Nôm.
Câu 2: Truyền kì phát triển mạnh trong giai đoạn nào?
A. Thế kỉ XVI – XVII.
B. Thế kỉ XV – XVII.
C. Thế kỉ XVI – XVIII.
D. Thể kỉ XVII – XVIII.
Câu 3: Không gian truyền kì có đặc điểm gì?
A. Thế giới con người tách biệt với thế giới thánh thần, ma, quỷ.
B. Thế giới con người đối kháng với thế giới thánh thần, ma, quỷ.
C. Thế giới con người và thế giới thánh thần, ma, quỷ có sự tương giao.
D. Thế giới con người và thế giới thánh thần, ma, quỷ hòa nhập làm một.
Câu 4: Thời gian truyền kì có đặc điểm gì?
A. Thời gian ở cõi trần và cõi âm ti, thủy phủ hay thượng giới giống nhau.
B. Con người chỉ có một cuộc đời và sống nhờ các phép thuật kì ảo.
C. Thời gian ở cõi trần khác biệt với cõi âm ti, thủy phủ hay thượng giới, con người có thể có nhiều cuộc đời, có thể sống nhờ các phép thuật kì ảo.
D. Con người chỉ có một cuộc đời, hoàn toàn sống theo thời gian ở cõi trần.
Câu 5: Nhân vật trong truyện truyền kì có đặc điểm gì?
A. Chủ yếu là con người bình thường, không có khả năng kết nối với ma quỷ hay thần linh.
B. Là thần tiên và ma quỷ, mang những nét đặc biệt về ngoại hình và tính cách.
C. Là tiên và ma, thường mang hình ảnh và tính cách của con người.
D. Nhân vật có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ,... Nếu nhân vật là con người, họ thường có nét đặc biệt nào đó; nếu nhân vật là thần linh, ma, quỷ, họ thường mang hình ảnh, tính cách của con người.
Câu 6: Cốt truyện trong truyện truyền kì có đặc điểm gì?
A. Chủ yếu sử dụng những địa điểm, con người, sự kiện có thực trong lịch sử, có tính xác thực.
B. Thường sử dụng yếu tố kì ảo tạo nên những biến đổi bất ngờ và hợp lí hoá những điều ngẫu nhiên, bất bình thường trong cốt truyện.
C. Chỉ sử dụng yếu tố kì ảo để xây dựng cốt truyện tạo nên những biến đổi bất ngờ và hợp lí hoá những điều ngẫu nhiên, bất bình thường trong cốt truyện.
D. Mượn những cốt truyện và điển tích, điển cố từ Trung Hoa, sáng tạo và biến đổi cho phù hợp với văn hóa và quan niệm của Việt Nam.
Câu 7: Lời của người kể chuyện trong truyện truyền kì có đặc điểm gì?
A. Chiếm tỉ lệ thấp trong văn bản.
B. Là lời kể của một người biết hết mọi chuyện ở trần gian, địa phủ, thượng giới; mọi hành động, suy nghĩ của nhân vật.
C. Là lời kể của một người biết hết mọi chuyện ở trần gian, chiếm tỉ lên cao trong văn bản.
D. Là lời dẫn dắt những diễn biến, tình tiết chính của văn bản.
Câu 8: Tập truyện Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ gồm bao nhiêu truyện?
A. 20 truyện.
B. 19 truyện.
C. 22 truyện.
D. 25 truyện.
Câu 9: Ý nghĩa tên gọi Truyền kì mạn lục là gì?
A. Chép lại nguyên văn những truyện lưu truyền trong dân gian.
B. Ghi chép những sự kiện kì lạ trong lịch sử.
C. Ghi chép về những con người kì lạ trong dân gian.
D. Ghi chép tản mạn những truyện lạ.
Câu 10: Đâu là thông tin khôngchính xác về tác giả Nguyễn Dữ.
A. Chưa rõ năm sinh, năm mất.
B. Sống vào khoảng thế kỉ XV.
C. Học rộng, tài cao, nhưng chỉ làm quan một năm rồi về ở ẩn.
D. Quê ở xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
II. THÔNG HIỂU (09 CÂU)
Câu 1: Vũ Thị Thiết được giới thiệu như thế nào?
A. Quê ở Nam Xương.
B. Học rộng hiểu nhiều.
C. Quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
D. Trương Sinh mến nàng vì tài năng, đặc biệt là khả năng chơi đàn.
Câu 2: Vì sao Vũ Nương luôn phải giữ gìn khuôn phép, không từng để vợ chồng phải đi đến thất hòa?
A. Vì nàng hiểu Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.
B. Vì nàng không tin tưởng Trương Sinh.
C. Vì Trương Sinh là người đa mưu túc trí, không thể lừa gạt được chàng.
D. Vì nàng là người luôn nhún nhường, cam chịu.
Câu 3: Lời tiễn chồng của Vũ Nương dưới đây thể hiện tính cách nào trong con người nàng?
“Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”.
A. Yêu thương, trân trọng hạnh phúc gia đình, không màng đến vinh hoa phú quý.
B. Tinh tế, khéo léo, giỏi giao thiệp.
C. Mạnh mẽ, kiên cường, có thể gánh vác được công việc gia đình.
D. Chăm chỉ, chịu khó và nhẫn nại với mọi người.
Câu 4: Nhân vật truyền kì trong Nam Xương nữ tử truyện gồm những ai?
A. Chỉ có con người là: Vũ Nương, Trương Sinh, bé Đản, người mẹ chồng.
B. Có con người và ma quỷ.
C. Có người phàm trần là gia đình Vũ Nương và Phan Lang, đức Linh Phi là thần linh.
D. Thần linh là Linh Phi, ma quỷ là Phan Lang và người phàm trần là gia đình Vũ Nương.
Câu 5: Đâu là không gian kì ảo trong văn bản Nam Xương nữ tử truyện?
A. Động rùa ở hải đảo.
B. Cửa ải Chi Lăng.
C. Biển Nam Hải.
D. Cung gấm đền dao nguy nga lộng lẫy – cung nước.
Câu 6: Đâu là chi tiết kì ảo trong văn bản Nam Xương nữ tử truyện?
A. Chàng tuy giận là nàng thất tiết, nhưng thấy nàng tự tận cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng, nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu cả.
B. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cò tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
C. Bấy giờ, nàng đương có mang, sau khi xa chồng vừa đầy tuần thì sinh ra một đứa con trai, đặt tên là Đản.
D. Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mỗ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc.
Câu 7: Đâu là chi tiết tả thực trong văn bản Nam Xương nữ tử truyện?
A. Phi bèn đặt yến ở gác Triêu Dương để thết đãi Phan Lang. Dự tiệc hôm ấy có vô số những mĩ nhân, quần áo thướt tha, mái tóc búi xễ.
B. Trương Sinh lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang.
C. Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi lụa tía, đụng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước.
D. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cò tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Câu 8: Nhân vật Vũ Nương mang đặc điểm nào của nhân vật truyền kì?
A. Tình tình nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
B. Số phận hẩm hiu, gặp điều oan ức, trái ngang.
C. Sống nhờ phép thuật của đức Linh Phi.
D. Có nhiều cuộc đời, đã mất vẫn có thể tái sinh.
Câu 9: Không gian truyền kì được thể hiện như thế nào trong văn bản Nam Xương nữ tử truyện?
A. Con người có thể tự do đi lại giữa cõi trần và tiên giới, Phan Lang có thể thoải mái đi lại giữa trần thế và thủy phủ mà không cần đến sự giúp đỡ của thần linh.
B. Con người không được phép trò chuyện với thần linh, Phan Lang được đưa đến thủy phủ chữa bệnh và được đưa về trần thế ngay sau đó.
C. Thế giới con người tương giao với thế giới thần linh, Phan Lang có thể đến cung nước của vua Nam Hải và đức Linh Phi và có thể trở về trần thế.
D. Thế giới con người tương giao với thế giới thần linh, tuy nhiên cả Phan Lang và Vũ Nương khi đã vào thủy phủ đều không thể trở lại trần thế được nữa.
III. VẬN DỤNG (05 CÂU)
Câu 1: Đâu là không gian hiện thực trong văn bản Nam Xương nữ tử truyện?
A. Nam Xương.
B. Đền dao.
C. Xích Hỗn.
D. Khai Đại.
Câu 2: Đâu là lời độc thoại trong văn bản Nam Xương nữ tử truyện?
A. Tôi là Linh Phi trong động rùa, vợ vua biển Nam Hải, nhớ hồi còn nhỏ đi chơi ở bến sông bị người phường chài bắt được, ngẫu nhiên báo mộng, quả được nhờ ơn. Gặp gỡ ngày nay, há chẳng phải lòng trời xui khiến cho tôi có dịp đền ơn trả nghĩa?
B. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa?.
C. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều qua, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
D. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lần lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kĩ, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng.
Câu 3: Đâu không phải điển tích, điển cố xuất hiện trong văn bản Nam Xương nữ tử truyện?
A. Trần Thiêm Bình.
B. Khai Đại.
C. Tào Nga.
D. Xích Hỗn.
Câu 4: Bi kịch của Vũ Nương bắt nguồn từ đâu?
A. Từ gia cảnh nghèo khó.
B. Từ những hủ tục của xã hội phong kiến.
C. Từ cuộc hôn nhân không bình đẳng.
D. Từ cuộc hôn nhân không tình yêu.
Câu 5: Đâu không phải ý nghĩa của chi tiết “cái bóng” trong việc tạo nên thành công cho tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương?
A. Là đầu mối, điểm nút của câu chuyện. Nó vừa đóng vai trò thắt nút, vừa đóng vai trò mở nút.
B. Góp phần thể hiện tính cách nhân vật: Bé Đản ngây thơ, Vũ Nương yêu thương chồng con, Trương Sinh hồ đồ đa nghi.
C. Là chi tiết kết nối mạch truyện, giúp câu chuyện diễn biến một cách logic, hợp lí.
D. Cái bóng góp phần tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, khiến hạnh phúc của người phụ nữ hết sức mong manh.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 4: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)