Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 4: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)

Giáo án bài 4: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 4: CON NGƯỜI TRONG THẾ GIỚI KÌ ẢO

…………………………..

Môn: Ngữ văn 9 – Lớp:

Số tiết: 12 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 4: 

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

  • Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.

  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

  • Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

  • Nhận biết và phân tích được sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; cách dùng dấu câu khi dẫn trực tiếp và gián tiếp. Viết được một truyện kể sáng tạo, có thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện.

  • Biết kể một câu chuyện tưởng tượng (có bối cảnh, nhân vật, cốt truyện,...).

  • Biết cảm thông, chia sẻ với người khác; phát huy được khả năng tưởng tượng trong học tập và trong đời sống.
     

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 1: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

  • Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.

  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

  • Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

  • Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.

  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

  • Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

3. Phẩm chất

  • Biết cảm thông, chia sẻ với người khác; phát huy được khả năng tưởng tượng trong học tập và trong đời sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Người con gái Nam Xương.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, kể tên các tác phẩm viết về người phụ nữ trong xã hội cũ.

c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu: Hãy kể tên các tác phẩm viết về người phụ nữ trong xã hội cũ mà em biết. Trong số đó em ấn tượng với tác phẩm nào nhất?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: 

+ “Truyện Kiều”- Nguyễn Du.

+ “Chinh phụ ngâm khúc” – Đặng Trần Côn.

+ Chùm thơ Nôm của Hồ Xuân Hương (“Bánh trôi nước”, “Lấy chồng chung”, “Tự tình”,…).

+ “Cung oán ngâm” – Nguyễn Gia Thiều.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Viết về đề tài người phụ nữ trong xã hội phong kiến có rất nhiều tác giả với nhiều góc nhìn cũng như cách tiếp cận khác nhau. Điểm giao nhau giữa các tác phẩm đó chính là số phận hẩm hiu, nỗi buồn man mác của những con người thấp cổ bé họng, bị coi như những công cụ, những món đồ trao đổi ngược xuôi và kết cục buồn thảm của cảnh đời bất hạnh. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một tác phẩm, một số phận của người phụ nữ phong kiến dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ - Chuyện người con gái Nam Xương.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học 

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề thể loại các tác phẩm có trong chủ đề. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Con người trong thế giới kì ảo.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Con người trong thế giới kì ảo.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

+ Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Con người trong thế giới kì ảo.

+ Nêu tên và thể loại các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ điểm, VB đọc mở rộng theo thể loại.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm tên các VB trong bài 4.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 I. Giới thiệu bài học

- Chủ đề Con người trong thế giới kì ảo đề cập đến những đặc điểm cơ bản nhất của truyện truyền kì và vai trò của trí tưởng tượng, khắc họa chân dung những số phận người phụ nữ với phẩm chất, đức hạnh đáng trân trọng.

- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ điểm, đọc mở rộng theo thể loại:

 

Tên văn bản

Thể loại

Chuyện người con gái Nam Xương.

Truyền kì

Truyện lạ nhà thuyền chài.

Truyền kì

Sơn Tinh – Thủy Tinh

Thơ

Dế chọi

Truyền kì

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

a.Mục tiêu: Nhận biết được một số đặc điểm của truyện truyền kì.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS về một số đặc điểm của văn bản văn học, kết cấu của bài thơ và ngôn ngữ thơ.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share đọc các thông tin trong phần Tri thức ngữ văn và thực hiện những yêu cầu sau:

+ Điển từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm về truyện truyền kì trong phiếu dưới đây:

+ Hoàn thành bảng dưới đây về một số đặc điểm của truyện truyền kì. 

Yếu tố của truyện truyền kì

Đặc điểm

Cốt truyện

 

Nhân vật

 

Không gian

 

Thời gian

 

Lời kể của người kể chuyện

 

 

+ Lời đối thoại và độc thoại trong văn bản truyện là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin trong phần Tri thức ngữ văn, hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

II. Tri thức ngữ văn

1. Khái niệm truyện truyền kì

- Truyện truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Ở Việt Nam, truyện truyền kì được viết bằng chữ Hán, phát triển mạnh ở thế kỉ XVI – XVII, tiêu biểu là Thánh Tông di thảo, tương truyền của Lê Thánh Tông, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.

2. Đặc điểm truyện truyền kì

a. Không gian truyền kì: 

- Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới thánh thần, ma, quý có sự tương giao. 

- Điều này làm nên đặc điểm riêng cho không gian truyện truyền kì – không gian giàu yếu tố kì ảo.

b. Thời gian truyền kì: 

- Có sự khác biệt về thời gian ở cõi trần với cõi âm tỉ, thuỷ phủ hoặc nơi thượng giới (biểu hiện qua nhịp độ nhanh chậm của thời gian).

- Con người có thể sống nhiều đời, nhiều cuộc đời hoặc sống nhờ các phép thuật kì ảo.

c. Nhân vật trong truyện truyền kì: 

- Nhân vật có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ,... 

+ Nếu nhân vật là con người, họ thường có nét đặc biệt nào đó.

+ Nếu nhân vật là thần linh, ma, quý, họ thường mang hình ảnh, tính cách của con người.

c. Cốt truyện trong truyện truyền kì: 

- Truyện truyền kì thường sử dụng yếu tố kì ảo tạo nên những biến đổi bất ngờ và hợp lí hoá những điều ngẫu nhiên, bất bình thường trong cốt truyện.

d. Lời của người kể chuyện: 

- Lời của người kể chuyện trong truyện truyền kì là lời kể của một người biết hết mọi chuyện ở trần gian, địa phủ, thượng giới, mọi hành động, suy nghĩ của nhân vật. 

- Lời của người kể chuyện thường chiếm tỉ lệ cao trong văn bản.

3. Lời đối thoại và lời độc thoại

a. Lời đối thoại

- Là lời thoại giữa các nhân vật, thể hiện nội dung giao tiếp của họ trong sự luân phiên (người nói và người nghe) đổi vai cho nhau.

b. Lời độc thoại

Là lời nhân vật tự nói với mình, thường dưới dạng lời nói thầm trong đầu (độc thoại nội tâm).

Hoạt động 3: Trải nghiệm cùng văn bản

a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn HS trải nghiệm cùng văn bản.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair - Share, thực hiện yêu cầu dưới đây: 

+ GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc trực tiếp văn bản (có thể đọc phân vai), kĩ năng suy luận khi đọc văn bản truyền kì.

+ GV hướng dẫn HS chú ý câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn.

 

 

Câu hỏi/ 

kĩ năng đọc.

Câu trả lời 

của tôi

Những từ ngữ nào trong đoạn này gợi lên đặc điểm, tính cách của Vũ nương, Trương Sinh?

 

Câu nói này của bé Đản sẽ tác động thế nào đến Trương Sinh?

 

Đây là lời đối thoại hay độc thoại?

 

Câu nói của bé Đản ở đoạn trên có tác dụng gì trong việc thể hiện số phận của Vũ Nương?

 

Chú ý sự thay đổi thái độ, tình cảm của Vũ Nương trong đoạn này.

 

Em có nhận xét gì về cái kết của câu chuyện?

 

 

Trình bày những hiểu biết chung về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS mỗi nhóm trình bày sản phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV mở rộng kiến thức: “Chuyện người con gái Nam Xương” cũng trở thành nguồn cảm hứng để những nhạc sĩ trẻ sáng tác. Một trong số đó phải kể đến ca khúc “Bóng phù hoa” của ca sĩ Phương Mỹ Chi.

Link video (0:00 - 4:27): 

https://www.youtube.com/watch?v=jhln5b4wOfI

- GV chuyển sang nội dung mới.

III. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc

- Cách đọc: Khi đọc truyện truyền kì, cần tóm tắt truyện, xác định không gian, thời gian trong truyện, tìm hiểu các nhân vật, chỉ ra và nêu tác dụng của các chi tiết kì ảo, nêu chủ đề của truyện…

- Câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn:

Câu hỏi/ 

kĩ năng đọc.

Câu trả lời 

của tôi

Những từ ngữ nào trong đoạn này gợi lên đặc điểm, tính cách của Vũ nương, Trương Sinh?

+ Tính cách Vũ Nương: Là người phụ nữ tính tình thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp, sống luôn giữ gìn khuôn phép.

  • + Tính cách của Trương Sinh: Không có học, tính đa nghi.

Câu nói này của bé Đản sẽ tác động thế nào đến Trương Sinh?

Câu nói ấy khiến Trương Sinh nghi ngờ vợ có người tình bên ngoài nên mắng nhiếc và đánh đuổi vợ. Có thể thấy rằng, câu nói của bé Đản chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bi kịch cái chết của Vũ Nương.

Đây là lời đối thoại hay độc thoại?

Lời độc thoại.

Câu nói của bé Đản ở đoạn trên có tác dụng gì trong việc thể hiện số phận của Vũ Nương?

Câu nói của bé Đản giúp xóa tan hiểu lầm của Trương Sinh về vợ, Vũ Nương gần như được minh oan. Từ đó, khiến Trương Sinh ân hận vô cùng.

Chú ý sự thay đổi thái độ, tình cảm của Vũ Nương trong đoạn này.

Vũ Nương lúc đầu còn do dự vì chịu nhiều uất ức, nhưng khi Phan Lang nhắc đến chuyện nhà của tổ tiên thì Vũ nương lại ứa nước mắt khóc.

Em có nhận xét gì về cái kết của câu chuyện?

Đây được xem là một kết thúc có hậu. Dù Vũ Nương không còn sống nhưng nàng đã được minh oan. Với kết thúc này đã thể hiện được ước mơ về sự chiến thắng của cái thiện. Đồng thời cũng phản ánh về nỗi niềm khát khao về một cuộc sống công bằng và  hạnh phúc hơn.

 

2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Nguyễn Dữ sống trong thế kỷ XVI, thời gian cụ thể về năm sinh và mất vẫn chưa rõ.

- Là người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, Hải Dương.

- Ông là người tài năng, trí thức lớn, đã từng đỗ đạt và làm quan dưới thời Lê. Tuy nhiên, nội chiến và cuộc đấu tranh giữa nhà Mạc, Lê, Trịnh đã khiến ông chán nản. Do đó, sau một năm làm quan, ông quyết định rút lui và sống ẩn dật bên cạnh mẹ già, theo đuổi đam mê viết văn.

b. Tác phẩm

Truyền kì mạn lục được Nguyễn Dữ viết bằng chữ Hán gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cao cả, vừa là một tuyệt tác của thể loại truyền kì, được mệnh danh là áng “thiên cổ kì bút”.

Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tập Truyền kì mạn lục.

Hoạt động 4: Suy ngẫm và phản hồi.

a. Mục tiêu: 

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

- Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện.

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Chuyện người con gái Nam Xương và chuẩn kiến thức GV.

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án bây giờ:

  • Phí giáo án: 550k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 7 -10 phiếu
  • Đề thi mẫu với ma trận, lời giải, thang điểm
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay