Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 3: Vườn Quốc gia Cúc Phương (Theo Đào Thị Luyến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Vườn Quốc gia Cúc Phương (Theo Đào Thị Luyến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 3: NHỮNG DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ DANH THẮNG

VĂN BẢN 1: VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Văn bản Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc thể loại gì?

A. Văn bản thông tin.

B. Văn bản hành chính.

C. Văn bản khoa học.

D. Văn bản văn học.

Câu 2: Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập ngày nào?

A. 7/7/1962.

B. 7/8/1962.

C. 7/9/1962.

D. 7/10/1962.

Câu 3: Đâu là thông tin khôngchính xác về vị trí địa lý của vườn quốc gia Cúc Phương?

A. Cách thủ đô Hà Nội 120km về phía Nam.

B. Nằm lọt sâu trong lòng dãy Tam Điệp.

C. Thuộc đại phận ba tỈnh là Ninh Bình, Hải Dương và Thanh Hóa. 

D. Diện tích 22200 ha.

Câu 4: Vì sao vườn quốc gia Cúc Phương lại trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn với những ai say mê khám phá du lịch?

A. Vì vườn quốc gia Cúc Phương mang vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn.

B. Vì vườn quốc gia Cúc Phương có nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hóa – lịch sử.

C. Vì vườn quốc gia Cúc Phương có nhiều loại cây quý hiếm, nhiều sinh vật có tên trong sách đỏ.

D. Vì vườn quốc gia Cúc Phương được nhà nước công nhận là đơn vị bảo tồn thiên nhiên duy nhất tại Việt Nam.

Câu 5: Vườn quốc gia Cúc Phương đẹp nhất vào khoảng thời gian nào?

A. Mùa mưa từ tháng Năm đến tháng Mười Một.

B. Mùa khô từ tháng Tám đến tháng Mười Hai.

C. Mùa lũ từ tháng Tám đến tháng Mười.

D. Mùa khô từ tháng Mười Hai đến tháng Tư.

Câu 6: Rừng nguyên sinh ở vườn quốc gia Cúc Phương là gì?

A. Là những cánh rừng được con người cải tạo, chăm sóc.

B. Là những cánh rừng mọc tự nhiên thời xa xưa, chưa hề bị chặt phá.

C. Là những cánh rừng được con người trồng và bảo tồn.

D. Là những cánh rừng chỉ toàn những loài cây quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.

Câu 7: Vườn quốc gia Cúc Phương có quần thể động, thực vật như thế nào?

A. Nghèo nàn, thiếu đa dạng.

B. Vô cùng phong phú và đa dạng.

C. Đa dạng nhưng chủ yếu là loài được xếp vào nguy cơ tuyệt chủng.

D. Chủ yếu là động thực vật đặc biệt quý hiếm.

Câu 8: Đặc trưng của rừng Cúc Phương là gì?

A. Là những loài cây thân leo, quấn chằng chịt lên nhau.

B. Là những loài hoa với đủ loại sắc màu tạo thành một cảnh tượng lãng mạn.

C. Là những cây đại thụ khổng lồ và hệ thống cây dây leo thân gỗ đường kính 20 – 30 cm mọc muôn hình muôn vẻ.

D. Là những cây đại thụ khổng lồ đường kính 20 – 30 cm.

Câu 9: Tầng giữa của rừng Cúc Phương có đặc điểm gì?

A. Cao 50 – 60m.

B. Chủ yếu có các loài cây gỗ tán.

C. Phần nhiều là cây bụi và thảm tươi.

D. Chủ yếu là cây thâm leo, quấn chằng chịt.

Câu 10: Hiện tượng “cây đa bóp cổ” ở rừng Cúc Phương là gì?

A. Cây sinh ra từ trên thân cây khác và thả rễ quấn quanh thân cây chủ.

B. Cây đa trưởng thành có thể làm chết những cây con sống xung quanh nó.

C. Cây dây leo trưởng thành làm chết những cây sống xung quanh nó.

D. Cây sinh ra từ trên thân cây khác và thả rễ quấn quanh thân cây chủ, khi rễ bám đất, chúng phát triển nhanh rồi bóp chết cây chủ bằng bộ rễ khổng lồ.

II. THÔNG HIỂU (09 CÂU)

Câu 1: Đâu là thông tin không được cung cấp trong phần nội dung của văn bản Vườn quốc gia Cúc Phương?

A. Đặc điểm về quần thể động thực vật.

B. Đặc điểm về cảnh quan thiên nhiên.

C. Giá trị văn hóa.

D. Giá trị kinh tế.

Câu 2: Mục đích của việc sử dụng các đề mục trong văn bản Vườn quốc gia Cúc Phương là gì?

A. Để làm nổi bật thông tin chính.

B. Để bài viết thêm sáng tạo.

C. Để tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn.

D. Để bài viết ngắn gọn, súc tích.

Câu 3: Đâu là từ ngữ chuyên ngành được sử dụng trong văn bản Vườn quốc gia Cúc Phương?

A. Hiện tượng quái dị.

B. Loài cỏ cây.

C. Loài dây leo thân gỗ.

D. Cây gỗ kim giao.

Câu 4: Câu văn: “Cách Thủ đô Hà Nội 120km về phía Nam, nằm lọt sâu trong lòng dãy Tam Điệp, có một vùng đất với diện tích 22 200 ha trên địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa” đã sử dụng từ ngữ của ngành nào?

A. Lịch sử.

B. Địa lý.

C. Sinh vật.

D. Kiến trúc.

Câu 5: Đâu là câu văn sử dụng từ ngữ giàu giá trị miêu tả, biểu cảm trong những câu văn dưới đây?

A. Ở rừng Cúc Phương có những cây trên thân có nhiều cây khác sống kí sinh và bì sinh tạo nên một hệ thực vật rất phong phú.

B. Ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, có khoảng hơn 2 000 loài thực vật với nhiều loài cây to khổng lồ như chò xanh, chò chỉ, sấu cổ thụ,...

C. Theo số liệu điều tra mới nhất, Cúc Phương có 89 loài thú, 307 loài chim, 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá và gần 2000 dạng côn trùng.

D. Trong cái nắng xen lẫn sắc đỏ của mùa khô, rừng cây vẫn thắm xanh, xoa dịu bao mệt mỏi bụi đường của du khách.

Câu 6: Hình ảnh minh họa trong văn bản Vườn quốc gia Cúc Phương có tác dụng gì?

A. Giúp bài viết thêm hấp dẫn.

B. Giúp người đọc hình dung ra hình ảnh của các loài động thực vật ở rừng Cúc Phương và nét văn hóa đến từ bảng làng của người Mường một cách trực quan, sinh động nhất.

C. Giúp bài viết được trình bày khoa học, rõ ràng.

D. Giúp bài viết thêm đẹp mắt.

Câu 7: Cách trình bày thông tin trong văn bản Vườn quốc gia Cúc Phương là gì?

A. Theo trật tự thời gian.

B. Theo trật tự không gian.

C. Theo cách phân loại đối tượng.

D. Theo trật tự thời gian và không gian.

Câu 8: Đâu là câu văn chứa yếu tố tự sự trong những câu văn dưới đây?

A. Du ngoạn trong rừng, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bất chợt gặp một con voọc mông trắng đang gọi đàn với vẻ ngộ nghĩnh, hồn nhiên, đáng yêu.

B. Cúc Phương còn là nơi cư trú của nhiều loài chim nhiệt đới với nhiều sắc - lông, kích cỡ, âm thanh, giọng hót.

C. Theo số liệu điều tra mới nhất, Cúc Phương có 89 loài thú, 307 loài chim, 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá và gần 2000 dạng côn trùng.

D. Thế giới côn trùng ở Cúc Phương cũng muôn hình muôn vẻ.

Câu 9: Đâu là câu văn chứa yếu tố miêu tả trong những câu văn dưới đây?

A. Chính vì vậy, Cúc Phương được chọn là một trong những điểm nghiên cứu lí tưởng của các nhà khoa học và những người có niềm đam mê về các loài chim trong nước và thế giới.

B. Nơi đây còn có một hiện tượng quái dị trong thế giới thực vật, đó là cuộc chiến sinh tồn của "cây đa bóp cổ".

C. Mùa bướm nở, rừng già như trẻ lại, tưng bừng lấp lánh với những cánh bướm dập dìu.

D. Tại đây, người ta đã phát hiện ra hàng loạt rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò và một số dụng cụ chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại Cúc Phương từ 7.000 – 12.000 năm trước.

III. VẬN DỤNG (05 CÂU)

Câu 1: Vai trò của chi tiết loài voọc mông trắng được chọn làm biểu tượng của vườn Cúc Phương là gì?

A. Nhấn mạnh sự đặc biệt, độc đáo của vườn Cúc Phương mà không nơi nào khác trên thế giới có được.

B. Nhấn mạnh sự quý giá của loài voọc mông trắng.

C. Nhấn mạnh giá trị kinh tế của vườn Cúc Phương.

D. Nhấn mạnh sự phong phú về chủng loài ở vườn Cúc Phương.

Câu 2: Văn bản Vườn quốc gia Cúc Phương được trình bày theo cấu trúc nào?

A. Từ giới thiệu tổng quan, khái quát đến giới thiệu chi tiết, cụ thể.

B. Từ những đánh giá khách quan đến những đánh giá chủ quan của người viết.

C. Từ những số liệu đến những hình ảnh trực quan.

D. Từ những giới thiệu chi, tiết cụ thể đến đánh giá tổng quan đối tượng.

Câu 3: Giá trị văn hóa của rừng Cúc Phương đến từ đâu?

A. Đến từ vẻ hoang sơ của rừng.

B. Đến từ những loài cây cổ thụ.

C. Đến từ bản làng của cộng đồng người Mường.

D. Đến từ những loài động vật quý hiếm.

Câu 4: Người viết đã trình bày những thông tin nào để chứng minh sự đa dạng, phong phú của hệ động thực vật ở rừng Cúc Phương?

A. Đưa số liệu về số lượng loài động thực vật.

B. Đưa thông tin về diện tích của rừng Cúc Phương.

C. Đưa số liệu về kích thước các loài thực vật.

D. Đưa thông tin về sự di cư của các loài động vật đến rừng Cúc Phương.

Câu 5: Vì sao rừng Cúc Phương lại trở thành nơi nghiên cứu lí tưởng cho các nhà khoa học và những người có niềm đam mê về các loài chim trong nước và trên thế giới?

A. Vì ban quản lý rừng mở cửa tham quan và nghiên cứu miễn phí cho tất cả mọi người.

B. Vì rừng Cúc Phương có rất nhiều chủng loài chim đặc biệt là những loài quý hiếm như: gà lôi trắng, chim gõ kiến đầu đỏ, chim phượng hoàng đất,…

C. Vì rừng Cúc Phương sở hữu những loài chim quý mà không khu rừng nào trên thế giới có được.

D. Vì nước ta khuyến khích nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên cứu khoa học ở các rừng nguyên sinh.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 3: Vườn Quốc gia Cúc Phương (Theo Đào Thị Luyến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay