Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 1: Thực hành tiếng Việt
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Thực hành tiếng Việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 1: THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ CHƠI CHỮ, ĐIỆP THANH, ĐIỆP VẦN: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Biện pháp tu từ chơi chữ là gì?
A. Sử dụng âm thanh, từ ngữ để tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản.
B. Sử dụng những chỗ giống nhau về ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe.
C. Sử dụng những từ Hán Việt đồng âm khác nghĩa để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe.
D. Sử dụng những từ Hán Việt đồng âm gần nghĩa để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe.
Câu 2: Biện pháp điệp thanh là gì?
A. Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết là thanh trắc.
B. Được tạo nên bằng cách lặp lại thanh điệu (thường là cùng thuộc thanh bằng hay thanh trắc).
C. Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết là thanh bằng.
D. Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết là thanh ngang.
Câu 3: Biện pháp điệp vần là gì?
A. Sử dụng lặp lại âm thanh theo duy nhất một âm tiết.
B. Phải lặp lại âm thanh theo nhiều loại âm tiết.
C. Lặp lại những âm tiết có phần vần giống nhau.
D. Mỗi khổ đều phải được lặp lại thanh điệu.
Câu 4: Biện pháp tu từ chơi chữ có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự hiểu biết phong phú nhiều lĩnh vực trong đời sống của người viết.
B. Làm phong phú thêm tư duy.
C. Tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản.
D. Thể hiện cảm xúc, tâm trạng trong quá trình giao tiếp hay sáng tác văn học.
Câu 5: Đâu không phải cách chơi chữ thường gặp?
A. Lối nói gần âm.
B. Lối nói lái.
C. Lối tách từ.
D. Lối nói khoa trương, phóng đại.
Câu 6: Mục đích của việc sử dụng biện pháp điệp vần là gì?
A. Làm tăng sức biểu cảm và nhạc tính cho văn bản.
B. Tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn cho văn bản.
C. Tạo nhịp điệu cho văn bản.
D. Tạo nên sức ảnh hưởng, lan tỏa cho văn bản.
Câu 7: Mục đích của việc sử dụng biện pháp điệp thanh là gì?
A. Tạo sức sống lâu bền cho tên tuổi tác giả và tác phẩm.
B. Tạo nên nhạc tính, tăng tính sáng tạo và sức biểu cảm cho văn bản.
C. Chứng tỏ năng lực hiểu biết và dụng ngôn của người sáng tác.
D. Thể hiện sự phong phú, đa dạng trong cách thể hiện nội dung của văn bản.
Câu 8: Biện pháp tu từ chơi chữ thường được sử dụng trong hoàn cảnh nào?
A. Trong giao tiếp hàng ngày.
B. Trong quá trình làm thơ.
C. Trong các văn bản hành chính.
D. Trong sáng tác văn chương (đặc biệt là trong thơ văn trào phúng) và trong cuộc sống hàng ngày.
Câu 9: Biện pháp tu từ điệp vần có thể xuất hiện ở đâu trong bài thơ?
A. Âm tiết cuối cùng của câu thơ.
B. Âm tiết nằm ở khoảng giữa câu thơ.
C. Âm tiết nằm ở đâu câu thơ.
D. Âm tiết cuối cùng và âm tiết nằm ở khoảng giữa câu thơ.
Câu 10: Biện pháp tu từ điệp vần xuất hiện ở những vị trí âm tiết không đóng vai trò Điệp vần sẽ có tác dụng gì?
A. Tạo chiều sâu tư tưởng cho bài thơ.
B. Tạo ra sự trùng điệp về mặt âm hưởng.
C. Tạo ra sự trùng điệp về mặt âm hưởng, tăng nhạc tính để chuyển tải cảm xúc cần biểu đạt.
D. Tăng nhạc tính để chuyển tải cảm xúc cần biểu đạt.
II. THÔNG HIỂU (09 CÂU)
Câu 1: Xác định những từ chứa thanh bằng trong câu thơ dưới đây:
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
A. Mùa, em, nếp, xôi.
B. Mùa, em, thơm, xôi.
C. Mai, Châu, mùa, nếp.
D. Mai, thơm, nếp, xôi.
Câu 2: Đoạn thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ điệp thanh gì?
Lam nhung ô! màu lưng chừng trời;
Xanh nhung ô! Màu phơi nơi nơi.
Vàng phai nằm im ôm non gầy;
Chim yên neo mình ôm xương cây.
(Hoàng Hoa – Bích Khê)
A. Điệp thanh ngang.
B. Điệp thanh bằng.
C. Điệp thanh trắc.
D. Điệp cả thanh bằng lẫn thanh trắc.
Câu 3: Hai câu thơ dưới đây điệp vần gì?
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.
(Tây Tiến – Quang Dũng)
A. Vần lưng.
B. Vần liền.
C. Vần lưng và vần chân.
D. Vần chân.
Câu 4: Đoạn thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ điệp thanh gì?
Ô trời hôm nay sao mà xanh!
Ngọc trăng xây vàng trên muôn cành,
Nhung mây tê ngời sao kim cương,
Dạ lan tê ngời say men hương…
(Nghê thường – Bích Khê)
A. Điệp thanh ngang.
B. Điệp thanh trắc.
C. Điệp thanh bằng.
D. Điệp cả thanh bằng lẫn thanh trắc.
Câu 5: Cách chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?
Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua bến Nghé, ngồi nhai thịt bò
A. Dùng từ đồng âm.
B. Dùng lối nói trại âm.
C. Dùng lối điệp âm.
D. Dùng từ trái nghĩa.
Câu 6: Cách chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?
Sánh với Na Va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
A. Dùng lối điệp âm.
B. Dùng lối nói gần âm.
C. Dùng lối nói lái.
D. Dùng từ trái nghĩa.
Câu 7: Cách chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
A. Dùng lối nói trại âm.
B. Dùng lối nói lái.
C. Dùng lối điệp âm.
D. Dùng từ đồng nghĩa.
Câu 8: Hai câu thơ dưới đây điệp thanh gì?
Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương.
A. Điệp thanh bằng.
B. Điệp thanh trắc.
C. Điệp thanh ngang.
D. Điệp thanh bằng và thanh trắc.
Câu 9: Những câu thơ dưới đây sử dụng phép điệp vần gì?
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nhảy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh.
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
A. Điệp vần lưng trắng – nắng.
B. Điệp vần lưng tía – tía, trắng – nắng.
C. Điệp vần chân mình – minh.
D. Điệp vần ở vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần tía – tía, bình – minh.
III. VẬN DỤNG (05 CÂU)
Câu 1: Hai câu đối dưới đây sử dụng lối chơi chữ nào?
Tưởng cơ đồ thiếp phải lầm than, con thơ dại lấy ai rèn cặp;
Thôi công việc chàng đành bỏ bễ, vợ trẻ trung lắm kẻ đe loi
A. Dùng từ gần âm.
B. Dùng từ cùng trường nghĩa.
C. Dùng từ trái nghĩa.
D. Dùng lối điệp âm.
Câu 2: Bài thơ dưới đây sử dụng lối chơi chữ nào?
Quán Sứ sao mà khách vắng teo
Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo
Chày kình tiểu để suông không đấm
Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo
(Chùa Quán Sứ - Hồ Xuân Hương)
A. Dùng cách nói lái.
B. Dùng từ đồng âm.
C. Dùng từ gần âm.
D. Dùng từ trái nghĩa.
Câu 3: Những câu thơ dưới đây sử dụng phép điệp vần gì? Nêu tác dụng:
Lơ thơ tơ liễu buông cành
Con oanh học nói trên cành tiểu mai
A. Điệp vần ơ ở vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần lơ thơ tơ nhằm gợi tả hình ảnh thướt tha, mềm mại của cây liễu.
B. Điệp vần lưng cành – cành: giúp diễn đạt thêm sinh động, tạo nhạc tính vui tươi cho câu thơ.
C. Điệp vần ơ ở vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần lơ thơ tơ nhằm gợi tả hình ảnh thướt tha, mềm mại của cây liễu tạo liên tưởng đến người con gái đài các, kiều diễm.
D. Điệp vần chân lơ thơ tơ nhằm gợi tả hình ảnh thướt tha, mềm mại của cây liễu.
Câu 4: Những câu thơ dưới đây sử dụng phép điệp vần gì? Nêu tác dụng:
Bè chiều đi thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy trâu lim dim.
A. Điệp vần chân lim – dim tạo âm hưởng nhẹ nhàng, thư thái.
B. Điệp vần lưng lim – dim tạo âm hưởng nhẹ nhàng, thư thái.
C. Điệp vần ở vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần lim – dim: diễn tả trạng thái của những bè gỗ trôi sát nhau trên dòng nước hết sức nhẹ nhàng, tạo nên sự yên ả, thanh bình.
D. Điệp vần ở vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần lim – dim: diễn tả sự tĩnh lặng của không gian qua hình ảnh bầy trâu đầm mình dưới dòng nước, tạo nên sự yên ả, thanh bình.
Câu 5: Tác dụng của phép điệp vần trong đoạn thơ dưới đây là gì?
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
(Mẹ ốm – Trần Đăng Khoa)
A. Tạo cho câu thơ sự cân đối, nhịp nhàng, giúp người đọc liên tưởng đến một vùng quê yên bình sau cơn mưa, vạn vật đã tràn đầy sức sống.
B. Tạo cho câu thơ những nhịp nhanh, dồn dập để diễn tả cơn mưa rào.
C. Tạo không khi sâu lắng, có phần ảm đạm trong cơn mưa.
D. Tạo cho câu thơ sự hài hòa về mặt thanh điệu.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 1: Thực hành tiếng Việt