Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 5: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 5: KHÁT VỌNG CÔNG LÍ
VĂN BẢN 1: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Đâu là thông tin đúng về tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
A. Quê gốc tại làng Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
B. Trên đường lên kinh thành tham dự kì thi tú tài, ông ốm nặng, bị mù cả hai mắt.
C. Là tấm gương mẫu mực của nghị lực sống phi thường, khí tiết thanh cao và lòng yêu nước tha thiết, mãnh liệt.
D. Tác phẩm duy nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là Truyện Lục Vân Tiên.
Câu 2: Truyện Lục Vân Tiên có giá trị nhân đạo là gì?
A. Ngợi ca những con người hiếu thảo, nhân hậu, thủy chung, nghĩa khí.
B. Lên án những kẻ bất nhân, phi nghĩa, tráo trở.
C. Ngợi ca tình yêu lứa đôi mặn nồng, thủy chung.
D. Lên án chế độ phong kiến hà khắc.
Câu 3: Truyện Lục Vân Tiên có giá trị hiện thực là gì?
A. Lên án chế độ phong kiến hà khắc.
B. Ngợi ca tình bạn cao quý, tình yêu thủy chung.
C. Lên án những kẻ bất nhân, phi nghĩa, tráo trở.
D. Thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng “cứu khốn, phò nguy” và khát vọng công lí.
Câu 4: Đâu không phải sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?
A. Truyện Lục Vân Tiên.
B. Dương Từ - Hà Mậu.
C. Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
D. Độc Tiểu Thanh kí.
Câu 5: Truyện Lục Vân Tiên thuộc thể loại gì?
A. Truyền kì.
B. Truyện thơ Nôm.
C. Tiểu thuyết.
D. Thơ Nôm.
Câu 6: Nhân vật của Truyện Lục Vân Tiên được xây dựng như thế nào?
A. Nhân vật được xây dựng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
B. Nhân vật có tính cách rõ nét, sinh động.
C. Nhân vật được xây dựng bằng bút pháp kì ảo.
D. Nhân vật mang tính đại diện cho một tầng lớp trong xã hội.
Câu 7: Ngôn ngữ của Truyện Lục Vân Tiên được như thế nào?
A. Ngôn ngữ bác học, giàu tính triết lý.
B. Ngôn ngữ sâu sắc, nhiều điển tích, điển cố.
C. Ngôn ngữ giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân.
D. Ngôn ngữ hài hước, dí dỏm.
Câu 8: Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng thể nào?
A. Lục bát.
B. Song thất lục bát.
C. Tự do.
D. Thất ngôn bát cú.
Câu 9: Lục Vân Tiên đã gặp Kiều Nguyệt Nga trong hoàn cảnh nào?
A. Trên đường đi thi, Lục Vân Tiên đã ra tay trừng trị bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga.
B. Trên đường đi tảo mộ, Lục Vân Tiên đã ra tay trừng trị bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga.
C. Trên đường đi tảo mộ, Lục Vân Tiên vô tình gặp Kiều Nguyệt Nga.
D. Trên đường đi thi, Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga ở quán trọ.
Câu 10: Kết thúc của Truyện Lục Vân Tiên là gì?
A. Lục Vân Tiên đã chết, Kiều Nguyệt Nga đau khổ và thề sẽ thủ tiết suốt đời.
B. Lục Vân Tiên đỗ trạng nguyên và về quê cưới Kiều Nguyệt Nga.
C. Lục Vân Tiên bị mù và bị chia cắt mãi mãi với Kiều Nguyệt Nga.
D. Những kẻ gian ác bị trừng trị, sau nhiều tháng ngày chia cách, Lục Vân Tiên được chữa khỏi mắt và đoàn tụ, hạnh phúc với Kiều Nguyệt Nga.
II. THÔNG HIỂU (09 CÂU)
Câu 1: Trong những dòng thơ dưới đây, đâu là lời của người kể chuyện?
A. Ai than khóc ở trong xe nầy?
B. Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng.
C. Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
D. Vân Tiên tả đột hữu xông.
Câu 2: Trong những dòng thơ dưới đây, đâu là lời của nhân vật?
A. Lâu la bốn phía vỡ tan.
B. Cha làm chi phủ ở miền Hà Khê.
C. Dẹp rồi lũ kiến chòm ong.
D. Vân Tiên nghe nói liền cười.
Câu 3: Vì sao Lục Vân Tiên quyết định ra tay để trừng trị bọn cướp?
A. Vì Lục Vân Tiên là người thấy việc bất bình, hại đến dân là ra tay nghĩa hiệp.
B. Vì Lục Vân Tiên muốn có nhiều công trạng để được làm quan.
C. Vì Lục Vân Tiên mến mộ Kiều Nguyệt Nga đã lâu, muốn lấy cớ làm quen.
D. Vì Lục Vân Tiên thích giao tranh để luyện võ.
Câu 4: Chi tiết như “bẻ cây làm gậy” và “nhắm làng xông vô” thể hiện điều gì?
A. Thể hiện sự vội vàng, hấp tấp.
B. Thể hiện sự hiếu thắng, nóng nảy.
C. Dứt khoát, nhanh nhẹn, thể hiện sự nóng lòng cứu người của chàng.
D. Sự nóng lòng cứu người nhưng hấp tấp, vội vàng.
Câu 5: Cảnh đánh cướp của Lục Vân Tiên được mô tả qua cặp câu lục bát nào dưới đây?
A. Vân Tiên mặt đỏ phừng phừng
Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây?
B. Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
C. Lâm nguy chẳng gặp giải nguy
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.
D. Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
Câu 6: Điển tích “Triệu Tử phá vòng Đương Dang” có nghĩa là gì?
A. Triệu Tử Long (danh tướng thời Tam quốc) một thương một ngựa xông xáo giữa trùng điệp quân tướng của Tào Tháo trong trận Tràng Bản.
B. Triệu Tử Long (danh tướng thời Đường) một thương một ngựa xông xáo giữa trùng điệp quân tướng của Tào Tháo trong trận Tràng Bản.
C. Triệu Tử Long (danh tướng thời Minh) một thương một ngựa xông xáo giữa trùng điệp quân tướng của Tào Tháo trong trận Tràng Bản.
D. Triệu Tử Long (danh tướng thời Tần) một thương một ngựa xông xáo giữa trùng điệp quân tướng của Tào Tháo trong trận Tràng Bản.
Câu 7: Vì sao Lục Vân Tiên đề nghị Kiều Nguyệt Nga “khoan khoan ngồi đó chớ ra”?
A. Vì Lục Vân Tiên có việc vội phải đi ngay, không có thời gian trò chuyện.
B. Vì Lục Vân Tiên là người đã có gia đình, phải giữ danh nghĩa.
C. Vì sự khác nhau về danh phận (nàng là phận gái ta là phận trai).
D. Vì Kiều Nguyệt Nga có danh phận cao quý, Lục Vân Tiên chỉ là thường dân.
Câu 8: Đâu là nhận xét đúng về phẩm chất của Lục Vân Tiên thông qua cách cư xử của chàng?
A. Là môn đồ của cửa Khổng sân Trình với cách nói và cử chỉ cổ hủ, gia trưởng.
B. Là con nhà võ tướng, là hạng võ bền chỉ có vũ dũng.
C. Là con nhà võ tướng nhưng mang dáng dấp của môn đồ của cửa Khổng sân Trình.
D. Là môn đồ của cửa Khổng sân Trình với cách nói và cử chỉ lịch thiệp, nho nhã.
Câu 9: Việc Lục Vân tiên từ chối theo Nguyệt Nga về Hà Khê thể hiện phẩm chất, tính cách nào của chàng?
A. Không màng đến danh lợi nhờ vào ban phát.
B. Coi trọng việc học hành, thi cử.
C. Không muốn bị bó buộc, muốn tung hoành giang hồ.
D. Khát khao được đỗ tú tài, được làm quan.
III. VẬN DỤNG (05 CÂU)
Câu 1: “Kiến nghĩa bất vi” được Lục Vân Tiên nhắc đến là gì?
A. Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người có dũng khí là việc nghĩa được ghi trong sách Thánh hiền.
B. Thấy việc bất bình thì phải ra tay cứu giúp.
C. Thấy việc nguy hiểm thì không nên ra tay tránh tổn hại đến thân mình.
D. Thấy việc nguy hiểm thì nên tìm người đến giúp còn bản thân không nên tham dự để tránh hậu họa.
Câu 2: Kiều Nguyệt Nga được khắc họa như thế nào?
A. Là cô gái mạnh mẽ, dũng cảm, không sợ hãi trước toán cướp.
B. Là cô gái thùy mị, nết na, hiếu nghĩa, thông hiểu đạo lí, dịu dàng, mực thước, khiêm nhường.
C. Là cô gái con nhà võ tướng nhưng bẩm sinh yếu ớt, nhiều bệnh.
D. Là cô gái hiện đại, cởi mở, phóng khoáng.
Câu 3: Vì sao ngôn ngữ Truyện Lục Vân Tiên lại đậm chất Nam Bộ?
A. Vì Nguyễn Đình Chiếu là một nhà Nho được nuôi dưỡng trong cội nguồn văn hóa Nam Bộ.
B. Vì Nguyễn Đình Chiếu rất yêu thích văn hóa Nam Bộ.
C. Vì đây là câu chuyện có thật ở vùng đất Nam Bộ.
D. Vì Nguyễn Đình Chiểu am hiểu văn hóa Nam Bộ nhiều hơn văn hóa Bắc Bộ.
Câu 4: Theo em, mục đích sáng tác Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiếu là gì?
A. Để tái hiện lại nhân vật lịch sử Lục Vân Tiên.
B. Để kể về chính cuộc đời gian truân của ông.
C. Để làm sống dậy một câu chuyện có thật ở quê hương ông.
D. Để truyền tải đạo lí, đạo đức cho con người quê hương.
Câu 5: Truyện Lục Vân Tiên đã thể hiện rõ đặc điểm chức năng nào của văn học trung đại?
A. Văn dĩ ngôn chí.
B. Ý tại ngôn ngoại.
C. Văn dĩ tải đạo.
D. Văn dĩ ngôn chí và tải đạo.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 5: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu)