Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 5: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu)

Giáo án bài 5: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu) sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 5: KHÁT VỌNG CÔNG LÍ

…………………………..

Môn: Ngữ văn 9 – Lớp:

Số tiết: 14 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 5: 

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

  • Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản văn học.

  • Trình bày được một số hiểu biết sơ giản về chữ viết tiếng Việt: chữ Nôm và chữ Quốc ngữ; phân tích được đặc điểm, tác dụng của điển tích, điển cố.

  • Viết được một văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó.

  • Tiến hành được một cuộc phỏng vấn ngắn, xác định được mục đích, nội dung và cách thức phỏng vấn.

  • Thấu hiểu và đồng cảm với khát vọng về công lí của con người.
     

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 1: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

  • Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản văn học.

3. Phẩm chất

  • Thấu hiểu và đồng cảm với khát vọng về công lí của con người.

  • Tự hào, trân trọng những di sản văn hoá, văn học của dân tộc. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share chia sẻ về nhân vật anh hùng mà em yêu thích.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share: Nhân vật anh hùng mà em yêu thích là ai? Vì sao em yêu thích nhân vật đó?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: Ví dụ về nhân vật anh hùng tiêu biểu trong văn học và lịch sử Việt Nam: hai bà Trưng, Thánh Gióng, Thạch Sanh, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, bà Triệu,…

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Nhân vật người anh hùng trong các tác phẩm nghệ thuật đều được xây dựng với hình tượng anh dũng, ngay thẳng và cương trực. Họ là người vừa có nét đẹp hùng tráng, dũng mãnh về sức mạnh, tài hoa về trí tuệ lại vừa có một tâm hồn bao dung vị tha và cao đẹp. Họ luôn là minh chứng, là nơi kí thác những khát vọng của người dân về mong ước cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái xấu xa, cái xảo trá bất lương luôn nhận cái báo ứng và ngược lại những người sống hiền lành, ngay thẳng sẽ có được cuộc sống viên mãn hạnh phúc. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của tác giả Nguyễn Đình Chiểu để hiểu hơn về hình tượng người anh hùng này nhé!

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học 

a. Mục tiêu: Xác định được tên chủ điểm, thể loại chỉnh và các VB trong chủ đề.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Khát vọng công lí.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Khát vọng công lí.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

+ Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Khát vọng công lí.

+ Nêu tên và thể loại các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ điểm, VB đọc mở rộng theo thể loại.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm tên các VB trong bài 5.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 I. Giới thiệu bài học

- Chủ đề Khát vọng công lí bao gồm các VB truyện thơ Nôm và văn bản nghị luận.

- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ điểm, đọc mở rộng theo thể loại:

 

Tên văn bản

Thể loại

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

Truyện thơ Nôm

Thúy Kiều báo ân, báo oán.

Truyện thơ Nôm

Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì.

VB nghị luận

Tiếng đàn giải oan.

Truyện thơ Nôm

 

 

 

 

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

a.Mục tiêu: Nhận biết được đôi nét cơ bản về lịch sử văn học Việt Nam; bước đầu nhận biết được một số yếu tố của truyện thơ Nôm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS) đọc các thông tin trong phần Tri thức ngữ văn và thực hiện những yêu cầu sau: 

+ Nhiệm vụ 1: Trình bày sơ lược về đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam bằng sơ đồ tư duy. Điểm khác biệt giữa văn học chữ Hán, chữ Nôm với văn học chữ Quốc ngữ là gì?

+ Nhiệm vụ 2: Trình bày khái niệm truyện thơ Nôm. Hoàn thành Phiếu học tập số 1 về một số đặc điểm cơ bản của thể loại truyện thơ Nôm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin trong phần Tri thức ngữ văn, hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

II. Tri thức ngữ văn

1. Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam

- Sơ đồ tư duy.

- Điểm khác biệt giữa văn học chữ Hán, chữ Nôm với văn học chữ Quốc ngữ: 

+ Văn học chữ Hán, chữ Nôm coi trọng tính quy phạm, vẻ đẹp mực thước, cao nhã, ưa chuộng sử dụng các điển tích, điển cố,... 

+ Văn học chữ Quốc ngữ lại thường đề cao cái đẹp độc đáo, muôn màu muôn vẻ và tinh thần tự do trong sáng tạo của các nhà thơ, nhà văn.

2. Truyện thơ Nôm

Khái niệm: Truyện thơ Nôm là thể loại tự sự bằng văn vần và viết bằng chữ Nôm, ra đời từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh vào cuối thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX.

- Đặc điểm: Phiếu học tập số 1.

Sơ đồ sơ lược về lịch sử văn học Việt Nam

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Phân loại

Xét theo ngôn ngữ và đặc điểm nghệ thuật

 

Xét theo tác giả

 

Thể thơ

 

Cốt truyện

 

Nhân vật

Tuyến nhân vật

 

Đặc điểm

 

Lời thoại

 

 

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Phân loại

Xét theo ngôn ngữ và đặc điểm nghệ thuật

Truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học.

Xét theo tác giả

Truyện thơ Nôm khuyết danh và hữu danh.

Thể thơ

Lục bát.

Cốt truyện

+ Gặp gỡ (hội ngộ) – tai biến (lưu lạc) – đoàn tụ (đoàn viên).

+ Nhân quả (ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ).

Nhân vật

Tuyến nhân vật

+ Nhân vật chính diện (cái tốt đẹp, tiến bộ).

+ Nhân vật phản diện (cái xấu, cái ác, bảo thủ).

Đặc điểm

+ Xây dựng theo khuôn mẫu: chàng trai tài giỏi, nghĩa khí; cô gái xinh đẹp, nết na…

+ Có nhân vật kì ảo như đồ vật hay loài vật thần kì.

+ Tính cách thể hiện qua hành động, ngôn ngữ…

Lời thoại

Gồm đối thoại và độc thoại (phần lớn là đối thoại).

 

 

 

Hoạt động 3: Trải nghiệm cùng văn bản

a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ: Hướng dẫn HS trải nghiệm cùng văn bản.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu dưới đây: 

+ GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc trực tiếp văn bản, lưu ý cách ngắt nhịp, tốc độ, âm lượng đọc phù hợp.

+ GV hướng dẫn HS theo dõi chiến lược đọc được nêu ở các thẻ chiến lược đọc bên phải văn bản để chú ý và ghi nhớ những chi tiết, từ ngữ chỉ cảm xúc quan trọng.

+ GV hướng dẫn HS chú ý câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn.

Câu hỏi/ 

kĩ năng đọc.

Câu trả lời 

của tôi

Em hình dung ra sao về cảnh “tả đột hữu xung” của Lục Vân Tiên trong đoạn thơ này?

 

Việc Vân Tiên bảo Nguyệt Nga “khoan khoan ngồi đó chớ ra..” cho thấy chàng là người như thế nào?

 

Hai dòng thơ cuối văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?

 

+ Trình bày những hiểu biết chung về tác giả Nguyễn Đình Chiểu, tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên” và xuất xứ đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động 

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày sản phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

III. Trải nghiệm cùng văn bản

- Cách đọc: cần thể hiện được sự mạnh mẽ, giọng đanh thép của Lục Vân Tiên khi đối mặt với toán cướp, sự nhẹ nhàng, dịu dàng của Kiều Nguyệt Nga khi trò chuyện.

- Câu hỏi trong hộp chỉ dẫn:

Câu hỏi/ 

kĩ năng đọc.

Câu trả lời 

của tôi

Em hình dung ra sao về cảnh “tả đột hữu xung” của Lục Vân Tiên trong đoạn thơ này?

Đây là một trận đánh không cân sức: một bên là toán cướp hùng hổ, hung dữ, được trang bị đầy đủ vũ khí, một bên thân cô thế cô với vũ khí là cây gậy.

Việc Vân Tiên bảo Nguyệt Nga “khoan khoan ngồi đó chớ ra..” cho thấy chàng là người như thế nào?

Giữ đúng chuẩn mực đạo đức, lễ giáo phong kiến xưa.

Hai dòng thơ cuối văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?

Lí tưởng anh hùng cao cả, làm việc nghĩa tự nguyện, giúp người không cần trả ơn.

2. Tác giả và xuất xứ văn bản

a. Tác giả

 

- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) quê gốc ở tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên Huế) nhưng được sinh ra ở quê mẹ là phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). 

- Ông đỗ tú tài năm 1843, năm 1849 ra Huế chuẩn bị thi tiếp thì mẹ mất, phải về Gia Định chịu tang. Trên đường về, Nguyễn Đình Chiểu ốm nặng, bị mù cả hai mắt. 

- Ông là tấm gương mẫu mực về nghị lực sống phi thường, khí tiết thanh cao và lòng yêu nước tha thiết, mãnh liệt.

- Nguyễn Đình Chiểu để lại một di sản văn chương quý giá, gồm các tác phẩm truyện thơ Nôm: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp; một số bài văn tế và thơ Đường luật. 

- Năm 2021, Nguyễn Đình Chiểu được UNESCO ra nghị quyết vinh danh và kỉ niệm 200 năm ngày sinh của ông.

b. Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên

Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm truyện thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19.

- Truyện Lục Vân Tiên ngợi ca những con người hiếu thảo, nhân hậu, thuỷ chung, nghĩa khí; lên án những kẻ phi nghĩa, bất nhân; thể hiện khát vọng công lí và ước mơ của nhân dân về mẫu người anh hùng “cứu khốn, phò nguy”. Tác phẩm cũng kết tinh nhiều thành tựu nghệ thuật: xây dựng được nhiều nhân vật có tính cách rõ nét, sinh động; ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân; kết hợp tính cổ điển, bác học với chất dân gian và đậm đà màu sắc Nam Bộ.

c. Đoạn trích Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga

- Nằm ở phần đầu của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên, từ câu 123 đến câu 180, kể lại sự việc Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga.

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án bây giờ:

  • Phí giáo án: 550k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 7 -10 phiếu
  • Đề thi mẫu với ma trận, lời giải, thang điểm
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay