Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập Chương 1: Thành phần hoá học của tế bào (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 1: Thành phần hoá học của tế bào (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG  I. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO (PHẦN 2)

Câu 1: Có thể sử dụng mẫu vật nào sau đây để tiến hành thí nghiệm xác định sự có mặt của lipid trong tế bào?

  1. Lá rau muống.
  2. Quả chuối.
  3. Lòng trắng trứng.
  4. Hạt lạc.

Câu 2: Các vận động viên chơi thể thao thường ăn chuối chín vào giờ giải lao vì

  1. chuối chín có chứa hàm lượng đường glucose cao.
  2. chuối chín có chứa hàm lượng đường saccharose cao.
  3. chuối chín có chứa hàm lượng đường lactose cao.
  4. chuối chín có chứa hàm lượng tinh bột cao.

Câu 3: Cho các phát biểu sau:

(1) Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.

(2) Các tế bào có thành phần hóa học tương tự nhau.

(3) Tất cả các tế bào có vật chất di truyền là RNA.

(4) Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các nguyên tử trong tế bào.

Số phát biểu đúng theo quan điểm của học thuyết tế bào là

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 4:Chuẩn bị 1 lát cắt của quả chuối xanh và 1 lát cắt của quả chuối chín, sau đó, nhỏ lên mỗi lát cắt một giọt thuốc thử Lugol và quan sát. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng sẽ xảy ra?

A.Ở lát cắt của quả chuối xanh, xuất hiện màu xanh tím còn ở lát cắt của quả chuối chín, không hoặc rất ít xuất hiện màu xanh tím.

B.Ở lát cắt của quả chuối xanh, không hoặc rất ít xuất hiện màu xanh tím còn ở lát cắt của quả chuối chín, xuất hiện màu xanh tím.

C.Ở lát cắt của quả chuối xanh, xuất hiện màu xanh tím còn ở lát cắt của quả chuối chín, xuất hiện màu đỏ gạch.

D.Ở lát cắt của quả chuối xanh, xuất hiện màu đỏ gạch còn ở lát cắt của quả chuối chín, xuất hiện màu xanh tím.

Câu 5: Dung dịch nào sau đây được sử dụng để xác định sự có mặt của protein trong tế bào?

  1. Benedict.
  2. Lugol.

C.BaCl2.

  1. CuSO4.

 

Câu 6: Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia saccarit ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa?

  1. A. Số lượng đơn phân có trong phân tử
  2. Khối lượng của phân tử
  3. Số loại đơn phân có trong phân tử
  4. Độ tan trong nước

 

Câu 7: Đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của sinh vật sống là

  1. Bào quan.
  2. Phân tử.
  3. Cơ thể.
  4. Tế bào.

Câu 8: Chức năng chính của mỡ là

  1. Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất
  2. B. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể
  3. Thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn
  4. Thành phần cấu tạo nên các bào quan

Câu 9: Phân tử nước được cấu tạo từ

  1. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen.
  2. Một nguyên tử hydrogen liên kết với hai nguyên tử oxygen.
  3. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử nitrogen.
  4. Một nguyên tử nitrogen liên kết với hai nguyên tử oxygen.

Câu 10: Lipit là nhóm chất:

  1. A. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực, có tính kỵ nước
  2. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị phân cực, có tính kỵ nước
  3. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị phân cực, không có tính kỵ nước
  4. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực, không có tính kỵ nước

 

Câu 11: Trong nước có liên kết

  1. Liên kết cho – nhận.
  2. Liên kết mạng tinh thể.
  3. Liên kết ion.
  4. Liên kết cộng hóa trị.

 

Câu 12: Đối với sinh vật đơn bào, các hoạt động sống của cơ thể là

  1. Sự phối hợp hoạt động của các tế bào khác nhau.
  2. Sự phối hợp hoạt động của các mô khác nhau.
  3. Các hoạt động sống của một tế bào.
  4. Sự phối hợp hoạt động của các cơ thể khác nhau.

 

Câu 13: Vai trò sinh học của nước đối với cơ thể

  1. Là thành phần cấu tạo nên tế bào.
  2. Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết.
  3. Là môi trường của các phản ứng sinh hóa.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 14: Lipit không có đặc điểm:

  1. không tan trong nước
  2. được cấu tạo từ các nguyên tố : C, H , O
  3. cung cấp năng lượng cho tế bào
  4. D. cấu trúc đa phân

Câu 15: Thành phần cấu tạo chủ yếu của mọi cơ thể sống là

  1. Nước.
  2. Oxygen.
  3. Carbon.
  4. Muối.

 

Câu 16: Cho các ý sau:

  1. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
  2. Khi bị thủy phân thu được glucozo
  3. Có thành phần nguyên tố gồm: C, H , O
  4. Có công thức tổng quát: (C6H10O6)n
  5. Tan trong nước

Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của polisaccarit?

  1. 4
  2. 2
  3. C. 3
  4. 5

 

Câu 17: Tại sao các nguyên tố vi lượng chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng không thể thiếu

  1. Các nguyên tố vi lượng là thành phần quan trọng cấu tạo nên tế bào.
  2. Các nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên hầu hết các enzyme, hoạt hóa enzyme, và nhiều hợp chất hữu cơ tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể.
  3. Các nguyên tố vi lượng là chất xúc tác của nhiều phản ứng sinh hóa
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

Câu 18: Đối tượng quan sát khi nghiên cứu tế bào của Leeuwenhoek là

  1. Vỏ bần của cây sồi.
  2. Nguyên sinh vật.
  3. Tế bào thực vật.
  4. Tế bào động vật.

 

Câu 19: Cho các nhận định sau:

  1. Glicogen là chất dự trữ trong cơ thể động vật và nấm
  2. Tinh bột là chất dự trữ trong cây
  3. Glicogen do nhiều phân tử glucozo liên kết với nhau dưới dạng mạch thẳng
  4. Tinh bột do nhiều phân tử glucozo liên kết với nhau dưới dạng phân nhánh và không phân nhánh
  5. Glicogen và tinh bột đều được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng và loại nước

Trong các nhận định trên có mấy nhận định đúng?

  1. 2
  2. B. 4
  3. 3
  4. 1

 

Câu 20: Tại sao nước có thể làm dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết

  1. Nước tinh khiết nên làm dung môi hòa tan những chất phân cực như muối, axit, bazo,…
  2. Nước có độ âm điện cao nên làm dung môi hòa tan những chất phân cực như muối, axit, bazo,…
  3. Nước có tính phân cực nên làm dung môi hòa tan những chất phân cực như muối, axit, bazo,…
  4. Nước có lực hút mạnh nên làm dung môi hòa tan những chất phân cực như muối, axit, bazo,…

 

Câu 21: Hãy hoàn thành sơ đồ sau đây về các đặc tính của sự sống

  1. Trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, biệt hóa, truyền thông tin giữa các tế bào.
  2. Trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, biệt hóa, cấu tạo từ các tế bào.
  3. Trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, truyền thông tin giữa các tế bào.
  4. Trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, sinh dưỡng, cấu tạo từ các tế bào.

Câu 22: Cấu trúc của nguyên tử carbon có đặc điểm gì giúp nó trở thành nguyên tố có vai trò quan trọng trong tế bào

  1. Nguyên tố carbon có nguyên tử khối là 12 amu.
  2. Nguyên tố carbon có 6 proton trong hạt nhân.
  3. Nguyên tố carbon có 4 electron ở lớp ngoài cùng (hóa trị IV).
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 23: Điểm giống nhau giữa protein và lipit là

  1. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân
  2. Đều có liên kết hidro trong cấu trúc phân tử
  3. C. Có chức năng dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể
  4. Gồm các nguyên tố C, H, O

 

Câu 24: Ý kiến “Một số tế bào được hình thành ngẫu nhiên từ các chất vô cơ và hữu cơ. Sau đó, các tế bào này sinh ra các tế bào mới.” đúng hay sai, vì sao

  1. Đúng. Vì tế bào hoàn toàn có thể tạo nên từ sự kết hợp ngẫu nhiên các chất vô cơ và hữu cơ.
  2. Sai. Vì theo học thuyết tế bào tất cả các tế bào đều được sinh ra từ tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.
  3. Sai. Vì những tế bào tạo ra từ sự kết hợp ngẫu nhiên các chất vô cơ và hữu cơ không có khả năng sinh sản.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

Câu 25: Tại sao ở một số vùng, để các cây ăn trái sinh trưởng và phát triển tốt, người ta thường đóng một số cây đinh (sắt, kẽm) vào thân cây

  1. Vì sắt, kẽm là các nguyên tố đa lượng; cần cung cấp một thường xuyên để các hoạt động sống của cây diễn ra bình thường.
  2. Vì sắt, kẽm là các nguyên tố vi lượng; cần cung cấp một lượng nhỏ và thường xuyên để các hoạt động sống của cây diễn ra bình thường.
  3. Vì sắt, kẽm là các nguyên tố đa lượng; cần cung cấp một lượng lớn và thường xuyên để các hoạt động sống của cây diễn ra bình thường.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

=> Giáo án sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 1 (1 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay