Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập Chương 6: Virus và ứng dụng (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 6: Virus và ứng dụng (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG VI.VIRUS VÀ ỨNG DỤNG   ( PHẦN 1)

Câu 1: Để xác định số gen có trong DNA của con người cần sự hỗ trợ của

  1. Thống kê
  2. Khoa học máy tính
  3. Pháp y
  4. Tin sinh học

 

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về HIV/AIDS?

  1. HIV tấn công và phá hủy các tế bào hệ miễn dịch, làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể.
  2. HIV có khả năng tạo ra rất nhiều biến thể mới trong một thời gian ngắn khiến việc phòng và điều trị AIDS gặp nhiều khó khăn.
  3. HIV lây truyền từ người sang người theo 3 con đường: đường hô hấp, đường tình dục và mẹ truyền sang con.
  4. Trong những giai đoạn đầu, người nhiễm HIV thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao.

 

Câu 3: Hình thức lây truyền nào sau đây không thuộc phương thức truyền dọc ở thực vật?

  1. Truyền qua phấn hoa.
  2. Truyền qua hạt giống.
  3. Truyền qua vết thương.
  4. Truyền qua nhân giống vô tính.

Câu 4: Cho các tiêu chí sau:

(1) Sự tồn tại của lớp vỏ ngoài

(2) Sự sắp xếp của capsomer ở vỏ capsid

(3) Loại vật chất di truyền

(4) Loại vật chủ

Số tiêu chí được sử dụng để phân loại virus là

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

 

Câu 5: Dựa trên cơ sở nào sau đây để có thể sử dụng virus tạo giống cây trồng?

  1. Sử dụng virus làm vector chuyển gen mong muốn vào cây trồng.
  2. Sử dụng virus làm kháng nguyên tạo sức miễn dịch cho cây trồng.
  3. Sử dụng virus làm tác nhân gây đột biến hệ gene của cây trồng.
  4. Sử dụng virus làm tác nhân điều khiển sự tái bản gene của cây trồng.

 

Câu 6: Virut là một dạng sống kí sinh nội bào bắt buộc vì: 

  1. Bộ gen của virut chỉ có một sợi ADN hoặc ARN
  2. Có cấu tạo đơn giản
  3. Kích thước siêu nhỏ và không có thành tế bào
  4. Tổng hợp các thành phần cấu tạo phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào chủ

 

Câu 7: Cho các đặc điểm sau: Có bao nhiêu đặc điểm là ưu điểm của thuốc trừ sâu từ virut Baculo?

(1) Virut có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho 1 số sâu nhất định; không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích.

(2) Virut có thể tồn tại rất lâu ngoài cơ thể côn trùng.

(3) Dễ sản xuất, giá thành hạ.

(4) Tác động nhanh.

(5) Tác động chậm.

(6) Một số có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết.

  1. 4
  2. 2
  3. 3
  4. 5

 

Câu 8: Hãy cho biết: Ở giai đoạn xâm nhập của Virut vào tế bào chủ xảy ra hiện tượng?

  1. Virut bám trên bề mặt của tê bào chủ
  2. Axit nuclêic của Virut được đưa vào tê bào chất của tế bào chủ
  3. Thụ thể của Virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ
  4. Virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ

Câu 9: Khi nói về virut, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? 

(1) Là một dạng sống chưa được xem là cơ thể sống

(2) Virut có cấu trúc tế bào

(3) Virut chỉ có vỏ protein và lõi axit nucleic

(4) Virut là một dạng sống kí sinh bắt buộc

(5) Virut có tốc độ sinh sản nhanh

  1. 0
  2. 1
  3. 2
  4. 3

 

Câu 10: Virut gây bệnh cho nguời, vật nuôi và cây trồng nhưng nó cũng có vai trò quan trọng trong sản xuất các chế phẩm y học. Vai trò đó là?

  1. xâm nhập vào tế bào vi khuẩn và làm tan tế bào vi khuẩn gây hại.
  2. nuôi virut để sản xuất intêfêron
  3. nuôi virut để sản xuất insulin.
  4. công cụ chuyển gen từ tế bào người vào tế bào vi khuẩn

 

Câu 11: Cấu trúc virus khảm thuốc lá có dạng nào sau đây?

  1. Cấu trúc hình trụ
  2. Cấu trúc xoắn
  3. Cấu trúc khối
  4. Phối hợp giữa cấu trúc xoắn và khối

Câu 12: Tại sao vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?

  1. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng sinh ra độc tố để tiêu diệt côn trùng
  2. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngkí sinh và làm chết côn trùng
  3. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự sinh sản của côn trùng
  4. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự di chuyển của côn trùng

 

Câu 13: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế lây truyền của virut kí sinh ở những loại côn trùng ăn lá cây?

  1. Côn trùng ăn lá cây chứa virut
  2. Chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng virut
  3. Virut xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua tế bào ruột hoặc qua dịch bạch huyết của côn trùng
  4. Virut xâm nhập qua da của côn trùng

Câu 14: Bệnh nào sau đây ở người là do virut?

  1. Bệnh sởi
  2. Bệnh bại liệt
  3. Thủy đậu
  4. Tất cả những điều trên

 

Câu 15: Thành phần cơ bản của virus là

  1. vỏ capsit và lõi nucleic acid
  2. vỏ capsit và vỏ ngoài
  3. vỏ ngoài và lõi nucleic acid
  4. lõi nucleic acidvàgai glycoprotein

 

Câu 16: Virut gây bệnh ở thực vật xâm nhập và nhân lên trong tế bào sau đó lan sang các tế bào khác bằng con đường nào sau đây? 

  1. Nhờ vật trung gian truyền bệnh
  2. Nhờ enzym lizozim hòa tan thành tế bào
  3. Chui qua các lỗ thủng trên thành tế bào
  4. Qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào

 

Câu 17: Cơ sở khoa học của ứng dụng sử dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là

  1. khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết của vi sinh vật.
  2. khả năng tiết enzyme ngoại bào để phân giải các chất của vi sinh vật.
  3. khả năng tạo ra các chất độc hại cho côn trùng gây hại của vi sinh vật.
  4. khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng của vi sinh vật

Câu 18: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cách phòng chống những bệnh virut ở người?

  1. Sống cách li hoàn toàn với động vật
  2. Tiêu diệt những động vật trung gian truyền bệnh như muỗi anophen, muỗi vằn…
  3. Phun thuốc diệt côn trùng là động vật trung gian truyền bệnh
  4. Dùng thức ăn, đồ uống không có mầm bệnh là các virut

Câu 19: Vì sao có thể bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô, bảo quản lạnh, ngâm trong dung dịch đường?

  1. Vì vi sinh vật chỉ sinh độc tố gây hại trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.
  2. Vì vi sinh vật chỉ sinh ra độc tố trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.
  3. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.
  4. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường

 

Câu 20: Quan sát hình ảnh mô tả cấu tạo của virut dưới đây. Thành phần cấu tạo gồm các số 1, 2, 3, 4 theo thứ tự lần lượt là

  1. vỏ capsid, vỏ ngoài, lõi nucleic acid, gai glycoprotein
  2. vỏ ngoài, vỏ capsid, lõi nucleic acid, gai glycoprotein
  3. vỏ capsid, gai glycoprotein, lõi nucleic acid, vỏ ngoài
  4. gai glycoprotein, vỏ capsid, lõi nucleic acid, vỏ ngoài

 

Câu 21: Cho các tính chất sau: 

(1) Thành phần là ADN hoặc ARN

(2) Có tính đặc hiệu cho loài

(3) Phân tử lượng lớn

(4) Có tác dụng không đặc hiệu với virut 

(5) Bền vững trước nhiều enzym

(6) Chịu được pH axit và nhiệt độ cao ( khoảng 55- 56 độ C)

Có bao nhiêu tính chất là của inteferon? 

  1. 6
  2. 4
  3. 3

 

Câu 22: Trong sản xuất tương, nấm mốc Aspergillus oryzae có vai trò

  1. tiết acid lactic để làm đông tụ tinh bột và protein trong đậu tương.
  2. tiết độc tố để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương.
  3. tiết enzyme ngoại bào thủy phân tinh bột và protein trong đậu tương.
  4. tiết chất kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương

Câu 23: Giả sử có một số người có gen kháng virut nên không bị mắc một số bệnh do virut gây ra. Khi nói về hiện tượng trên, phát biểu nào sau đây sai? 

  1. Gen kháng virut ở những người này có thể quy định tổng hợp một số kháng thể gây bất hoạt virut
  2. Các kháng thể của những người này có gen kháng virut có thể có khả năng liên kết đặc hiệu với protein của vỏ virut gây trung hòa virut
  3. Gen kháng virut ở những người này có khả năng tiêu diệt được tất cả các loại virut khi xâm nhập vào tế bào
  4. Gen kháng virut ở những người này có thể quy định tổng hợp các loại protein trên màng tế bào làm biến đổi thụ thể trên bề mặt tế bào

Câu 24: Một tế bào không phụ thuộc vào nơi cư trú là vật chủ của ví rút Baltimore Loại V. Nếu tế bào được nuôi trong điều kiện có deoxyuridine triphosphate đánh dấu carbon-14 ([ 14 C) -dUTP), câu nào sau đây đúng?

  1. Bộ gen của ti thể mới được tổng hợp sẽ trở thành bộ gen phóng xạ.
  2. Bộ gen nhân mới được tổng hợp sẽ trở thành bộ gen phóng xạ.
  3. Phóng xạ sẽ không xuất hiện trong bộ gen của virut hoặc vật chủ mới được tổng hợp, cũng như không xuất hiện trong bất kỳ phân tử ARN nào được tổng hợp bởi tế bào chủ.
  4. Không câu nào đúng.

 

Câu 25: Bệnh viêm não Nhật Bản do virut gây nên, xuất phát từ chim và lợn, muỗi Culex hút máu lợn có virut sau đó đốt người sẽ truyền virut sang người. Tuy nhiên, muỗi đốt người bệnh sau đó sang đốt người khỏe mạnh lại không làm người đó mắc bệnh. Vì sao bệnh viêm não Nhật Bản không truyền từ người sang người?

  1. Vì cơ thể người khỏe mạnh có hệ miễn dịch có khả năng chống lại virut gây bệnh.
  2. Vì người mắc bệnh không phải ổ chứa virut.
  3. Vì khi xâm nhập cơ thể người, virut đã giảm hoạt tính, không còn khả năng lây nhiễm.
  4. Vì virut không thể tồn tại quá lâu trong nước bọt và ống tiêu hóa của muỗi.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay