Phiếu trắc nghiệm Toán 8 kết nối bài 30: kết quả có thể và kết quả thuận lợi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 30: kết quả có thể và kết quả thuận lợi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Gieo hai con xúc xắc. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc hơn kém nhau 3 chấm”.

  1. 2.
  2. 4.
  3. 5.
  4. 6. 

Câu 2: Chọn ngẫu nhiên một chữ cái trong cụm từ "TOÁN HỌC VÀ TUỔI TRẺ". Liệt kê tất cả các kết quả có thể của hành động này

  1. T, O, A, N, H, C, U, Ô, I, R, E.
  2. T, O, A, N, R, E.
  3. T, O, A, N, H, O, C, T, U, Ô, I, T, R, E.
  4. H, C, U, Ô, I, R, E.

Câu 3: Gieo hai con xúc xắc. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc chia hết cho 5”.

  1. 7.
  2. 11.
  3. 6.
  4. 15.

Câu 4: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Viết tập hợp A gồm các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc.

  1. A = {mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}.
  2. A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}.
  3. A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm}.
  4. A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}.

Câu 5: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là ước của 4” là

  1. 1, 2.
  2. 1, 3, 5.
  3. 1, 2, 4.
  4. 3, 5.

-----------Còn tiếp --------

Câu 6: Gieo hai con xúc xắc. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số lẻ”.

  1. 18.
  2. 11.
  3. 12.
  4. 10.

Câu 7: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số. Tập hợp E gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra là

  1. E = {1; 2; 3; 4;…; 98; 99}.
  2. E = {10; 11; 12; 13;…; 98; 99}.
  3. E = {10; 11;…; 19; 20}.
  4. E = {20; 21; 22;…; 98; 99}.

Câu 8: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số. Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là số chia hết cho 9” là

  1. 36, 45, 54, 63, 72, 81, 90, 99.
  2. 18, 27, 36, 45, 54, 63, 72, 81, 90, 99.
  3. 18, 27, 36, 45, 54, 63, 72, 81.
  4. 18, 27, 36, 72, 81, 90, 99.

Câu 9: Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, …, 51, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Viết tập hợp M gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra.

  1. M = {1, 3, 5, …, 49, 51}.
  2. M = {2, 3, 4, …, 51, 52}.
  3. M = {1, 2, 3, …, 50}.
  4. M = {1, 2, 3, …, 51, 52}.

Câu 10: Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, …, 51, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Xét biến cố “Số xuất hiện trên thẻ để rút ra là số bé hơn 10”. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố trên?

  1. 10.
  2. 9.
  3. 11.
  4. 12.
  5. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Một hộp có 12 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, ..., 12; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ trong hộp. Viết tập hợp B gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra.

  1. B = {1; 2; 3; ...; 10}.
  2. B = {1; 2; 3; ...; 9}.
  3. B = {1; 2; 3; ...; 12}.
  4. B = {2; 3; 4; ...; 12}.

Câu 2: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số nguyên tố”. Nêu những kết quả có thể cho biến cố đó.

  1. A = {1; 2; 3; 4; 5}.
  2. A = {1; 2; 3; 4; 5; 6}.
  3. A = {1; 3; 5}.
  4. A = {2; 4; 6}.

Câu 3: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số. Tìm số phần tử của tập hợp D gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra của biến cố sau “Số tự nhiên được viết ra là bình phương của một số tự nhiên”

  1. Có bốn kết quả thuận lợi cho biến cố là 25, 36, 49, 64.
  2. Có năm kết quả thuận lợi cho biến cố là 16, 25, 36, 49, 64.
  3. Có sáu kết quả thuận lợi cho biến cố là 16, 25, 36, 49, 64, 81.
  4. Có hai kết quả thuận lợi cho biến cố là 16, 25.

Câu 4: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là hợp số”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

  1. Có một kết quả thuận lợi cho biến cố là mặt 6 chấm.
  2. Có hai kết quả thuận lợi cho biến cố là mặt 3 chấm; mặt 4 chấm.
  3. Có hai kết quả thuận lợi cho biến cố là mặt 5 chấm; mặt 6 chấm.
  4. Có hai kết quả thuận lợi cho biến cố là mặt 4 chấm; mặt 6 chấm.

Câu 5: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 4 dư 1”.

  1. Có một kết quả thuận lợi cho biến cố là mặt 1 chấm.
  2. Có hai kết quả thuận lợi cho biến cố là mặt 1 chấm, mặt 5 chấm.
  3. Có ba kết quả thuận lợi cho biến cố là mặt 1 chấm, mặt 2 chấm, mặt 5 chấm.
  4. Không có kết quả thuận lợi nào.
  5. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Một nhóm học sinh quốc tế gồm 9 học sinh đến từ các nước Việt Nam, Ấn Độ, Ai Cập, Brasil, Canada, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Nam Phi; mỗi nước chỉ có đúng một học sinh. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong nhóm học sinh quốc tế trên. Tìm số phần tử của tập hợp G gồm các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra của biến cố sau “Học sinh được chọn ra đến từ châu Á”.

  1. 8.
  2. 9.
  3. 7.
  4. 6.

Câu 2: Tổ I của lớp 7D có 5 học sinh nữ là: Ánh, Châu, Hương, Hoa, Ngân và 5 học sinh nam là: Bình, Dũng, Hùng, Huy, Việt. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong Tổ I của lớp 7D. Tìm số phần tử của tập hợp E gồm các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra của biến cố sau “Học sinh được chọn ra là học sinh nữ”.

  1. Tập hợp G gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra là:

G = {Bình, Dũng, Hùng, Huy, Việt}.

  1. Tập hợp H gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra là

H = {Ánh, Châu, Hương, Hoa, Ngân, Bình}.

  1. Tập hợp F gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra là

F = {Hoa, Ngân, Bình, Dũng, Hùng, Huy, Việt}.

  1. Tập hợp E gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra là

E = {Ánh, Châu, Hương, Hoa, Ngân, Bình, Dũng, Hùng, Huy, Việt}.

-----------Còn tiếp --------

=> Giáo án dạy thêm toán 8 kết nối bài 30: Kết quả có thể và kết quả thuận lợi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm toán 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay