Trắc nghiệm bài 17: Thời tiết và khí hậu

Địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 17: Thời tiết và khí hậu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 17: Thời tiết và khí hậu
Trắc nghiệm bài 17: Thời tiết và khí hậu
Trắc nghiệm bài 17: Thời tiết và khí hậu

1. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1. Trên Trái Đất, các đới khí hậu bao gồm:

A. một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

B. hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

C. một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.

D. hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.

 

Câu 2. Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đới ôn hòa?

A. 4.

B. 5.

C. 2.

D. 3.

 

Câu 3.  "Khí hậu của một nơi là sự......... tình hình thời tiết ở nơi nào đó, trong một thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành quy luật". Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm?

A. Lặp đi lặp lại

B. Thay đổi

C. Biến chuyển

D. Chuyển đổi

 

Câu 4. Khí hậu là hiện tượng khí tượng có đặc điểm gì dưới đây?

A. Xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi

B. Xảy ra trong một ngày ở một địa phương

C. Lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó

D. Xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa

 

 

Câu 5. "Thời tiết là sự biểu hiện .......... ở một địa phương trong một thời gian ngắn nhất định". Điền vào chỗ chấm?

A. Phản ánh sự thay đổi

B. Hiện tượng khí tượng

C. Sự thay đổi

D. Hiện tượng không khí

 

Câu 6. Trên Trái Đất có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 5.

B. 6.

C. 3.

D. 4.

 

Câu 7. Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở đới khí hậu nào?

A. Ôn đới.

B. Xích đạo.

C. Hàn đới.

D. Nhiệt đới.

 

Câu 8. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?

A. Tây ôn đới.

B. Gió mùa.

C. Tín phong.

D. Đông cực.

 

Câu 9. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh?

A. Tín phong.

B. Đông cực.

C. Tây ôn đới.

D. Gió mùa.

 

Câu 10. Biến đổi khí hậu là những thay đổi của

A. sinh vật.

B. sông ngòi.

C. khí hậu.

D. địa hình.

 

Câu 11. Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là

A. nhiệt độ Trái Đất tăng.

B. số lượng sinh vật tăng.

C. mực nước ở sông tăng.

D. dân số ngày càng tăng.

 

Câu 12. Một trong những hệ quả của biến đổi khí hậu là

A. quy mô kinh tế thế giới tăng.

B. dân số thế giới tăng nhanh.

C. thiên tai bất thường, đột ngột.

D. thực vật đột biến gen tăng.

 

2. THÔNG HIỂU (14 câu)

Câu 1. Đâu là nguyên nhân khi về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

 

A. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.

B. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.

C. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.

D. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.

 

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?

A. Góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời rất nhỏ.

B. Lượng mưa trung bình từ 1000 - 2000 mm.

C. Gió Tín phong thổi thường xuyên quanh năm.

D. Nắng nóng quanh năm và nền nhiệt độ cao.

 

Câu 3. Các mùa trong năm thể hiện rất rõ là đặc điểm của đới khí hậu nào?

A. Nhiệt đới.

B. Cận nhiệt đới.

C. Ôn đới.

D. Hàn đới.

 

Câu 4. Hãy cho biết sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là?

A. Dòng biển

B. Địa hình

C. Vĩ độ

D. Vị trí gần hay xa biển

 

Câu 5. Nguyên nhân ranh giới các đới khí hậu rất phức tạp, không hoàn toàn trùng khớp với ranh giới của các vành đai nhiệt là do:

A. Sự phân bố lục địa và đại dương, dòng biển.

B. Hoạt động của hoàn lưu khí quyển.

C. Ảnh hưởng của bề mặt đệm và dòng biển.

D. Phân bố lục địa, đại dương và hoàn lưu khí quyển.

 

Câu 6. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào trên Trái Đất?

 

A. Cận nhiệt.

B. Nhiệt đới.

C. Cận nhiệt đới.

D. Hàn đới.

 

Câu 7. Biến đổi khí hậu là do tác động của

A. các thiên thạch rơi xuống.

B. các vụ nổ hạt nhân, thử vũ khí.

C. các thiên tai trong tự nhiên.

D. các hoạt động của con người.

 

Câu 8. Thành phần khí chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên là:

A. ni-tơ.                      

B. oxy.                   

C. carbonic.                 

D. ô-dôn.

 

Câu 9. Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho

A. băng hai cực tăng.

B. mực nước biển dâng.

C. sinh vật phong phú.

D. thiên tai bất thường.

 

Câu 10. Biện pháp nào sau đây thường không sử dụng để ứng phó trước khi xảy ra thiên tai?

A. Gia cố nhà cửa.

B. Bảo quản đồ đạc.

C. Sơ tán người.

D. Phòng dịch bệnh.

 

Câu 11. Ở nước ta, vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

 

Câu 12. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là

A. tiết kiệm điện, nước.

B. trồng nhiều cây xanh.

C. giảm thiểu chất thải.

D. khai thác tài nguyên.

 

Câu 13. Đâu không phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu?

A. sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng, gia tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan.

B. sự nóng lên toàn cầu, khí áp tăng, mực nước biến dâng.

C. khí áp tăng, độ ẩm tăng, gia tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan.

D. Bùng nổ dân số tại các đô thị lớn

 

Câu 14. Cho biết câu nào sau đây không nói về khí hậu.

A.  Hôm qua, ở Nam Bộ có mưa rất to, gió mạnh.

B.  Mùa hạ ở khu vực Bắc Trung Bộ có gió phơn khô nóng.

C. Tháng 6 ở Bắc bán cầu là mùa hè, trong khi Nam bán cầu là mùa đông.

D. Loại gió chính hoạt động ở phía Bắc nước ta vào mùa Đông là gió mùa Đông Bắc.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1. Đâu không phải là một biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu?

 

A. Trồng nhiều cây xanh

B. Tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng

C. Tăng cường khai thác khoáng sản

D. Giảm thiểu các chất thải độc hại ra môi trường

 

Câu 2. Quan sát bảng sau, theo em, đâu là những yếu tố được sử dụng để biểu hiện thời tiết?

A. Nhiệt độ, độ ẩm, độ khúc xạ ánh sáng, thời gian mặt trời mọc.

B. Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, hướng gió, mây

C. Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, tốc độ gió

D. Nhiệt độ, lượng mưa, các đai khí áp, gió

 

Câu 3. Ý nào sau đây không mô tả đúng trạng thái thời tiết ngày 07/03/2018

 

A. Trời nhiều mây, có lúc có mưa.

B. Nhiệt độ thấp nhất là 23 độ C, cao nhất là 29 độ C

C. Độ ẩm tương đối thấp

D. Gió thổi theo hướng Đông Bắc

 

Câu 4. Cuối tuần, lớp em dự định tổ chức đi dã ngoại một ngày. Đài khí tượng thuỷ văn có dự báo thời tiết ngày hôm đó như sau: nhiệt độ thấp nhất là 15°C, nhiệt độ cao nhất là 23°C; sáng sớm có sương mù, trời lạnh; trưa chiều hửng nắng, có lúc có mưa. Em cần chuẩn bị những gì để phù hợp với thời tiết của buổi dã ngoại đó?

A. Áo ấm, áo mưa hoặc ô

B. Giày, dép phù hợp với thời tiết

C. Kính râm, áo ấm, áo mưa

D. A và B

 

Câu 5. Cho bản tin dự báo thời tiết sau:

Đặc điểm chung của thời tiết tất cả các địa điểm trong 3 ngày là:

 

A. Nhiệt độ đều cao trên 20 độ C

B. Trời đều không có nắng

C. Đều có mưa giông

D. Nhiệt độ khá thấp và không có nắng

 

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1. Dựa vào hiểu biết của mình, theo em, đâu là ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long?

 

A. Động đất, sóng thần, sạt lở đất

B. sạt lở bờ biển, hạn hán, nước biển dâng

C. hiện tượng triều cường và xâm nhập mặn

D. Cả 3 phương án trên

 

Câu 2. Hiện tượng nồm ẩm thường xảy ra ở miền Bắc nước ta vào thời gian cuối đông, đầu xuân chủ yếu là do nguyên nhân nào?

A. Nhiệt độ không khí cao

B. Những biến động ở tầng đối lưu

C. Độ ẩm trong không khí cao

D. Nhiệt độ cao kết hợp với mưa phùn

 

Câu 3. Dựa vào hiểu biết của mình và quan sát thực tế, theo em, đâu không phải là một phương pháp phòng chống bão hiệu quả?

A. Theo dõi liên tục tình hình và hướng di chuyển của bão

B. Bịt kín cửa và các khe cửa

C. Không ra ngoài khi trời mưa to, gió mạnh và sấm sét

D. Dự trữ thức ăn thật nhiều trong tủ lạnh

 

Câu 4.  Quan sát biểu đồ và cho biết, nhận định nào sau đây không đúng.

A. Từ năm 1900 đến năm 2020 nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất tăng 1,3 độ C.

B. Nhiệt độ Trái Đất tăng giảm xen kẽ qua từng năm

C. Trái Đất nóng lên khiến mực nước biển ngày càng dâng cao.

D. Nhiệt độ Trái Đất đang không ngừng tăng lên và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay