Trắc nghiệm đúng sai Toán 11 chân trời Bài 1: Biến cố giao và quy tắc nhân xác suất
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Toán 11 Bài 1: Biến cố giao và quy tắc nhân xác suất sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án toán 11 chân trời sáng tạo
BÀI 1: BIẾN CỐ GIAO VÀ QUY TẮC NHÂN XÁC SUẤT
Câu 1. Minh gieo 1 hạt đậu và 1 hạt ngô. Xác suất nảy mầm của hạt đậu và hạt ngô lần lượt là 0,7 và 0,6. Biết rằng sự nảy mầm của hai hạt này là độc lập.
a) Xác suất của biến cố “Cả 2 hạt đều nảy mầm” là 0,42
b) Xác suất của biến cố “Cả 2 hạt đều không nảy mầm” là 0,18
c) Xác suất của biến cố “Hạt đậu nảy mầm, hạt ngô không nảy mầm” là 0,12
d) Xác suất của biến cố “Có ít nhất một hạt nảy mầm” là 0,88
Đáp án:
- A, D đúng
- C, B sai
Câu 2. Một xạ thủ bắn lần lượt hai viên đạn vào bia. Xác suất bắn không trúng đích của viên thứ nhất và viên thứ hai lần lượt là 0,2 và 0,3 . Biết rằng kết quả các lần bắn độc lập với nhau.
a) Xác suất của biến cố “Cả hai lần bắn đều không trúng đích” là 0,14
b) Xác suất của biến cố “Cả hai lần bắn đều trúng đích” là 0,06
c) Xác suất của biến cố “Lần bắn thứ nhất không trúng đích, lần bắn thứ hai trúng đích ” là 0,14
d) Xác suất của biến cố “Có ít nhất một lần bắn trúng đích” là 0,85
Câu 3. Gieo đồng thời 2 con súc sắc cân đối đồng chất, một con màu đỏ và một con màu xanh.
a) Biến cố A "Con đỏ xuất hiện mặt 6 chấm" là
b) Biến cố B "Ít nhất một con xuất hiện mặt 5 chấm" là
c) Biến cố C "Tổng số chấm xuất hiện trên hai con bằng 8" là
d) Biến cố D " Số chấm suất hiện trên hai con súc sắc hơn kém nhau 2” là
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Toán 11 chân trời Chương 9 Bài 1: Biến cố giao và quy tắc nhân xác suất