Trắc nghiệm đúng sai Toán 11 chân trời Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Toán 11 Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án toán 11 chân trời sáng tạo
BÀI 1. ĐIỂM ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN
Câu 1. Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là tứ giác có các cặp cạnh đối không song song, điểm M thuộc cạnh SA.
Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) là đường thẳng đi qua giao điểm của AC và BD
b) Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (MBD) là đường thẳng không đi qua điểm M
c) Giao tuyến của hai mặt phẳng (MBC) và (SAD) là đường thẳng đi qua điểm M
d) Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) là đường thẳng đi qua giao điểm của AB và CD
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Sai | d) Đúng |
Câu 2. Cho tứ diện ABCD. Trên các cạnh AB, AC, BD lần lượt lấy các điểm E, F, G sao cho . Gọi I, J lần lượt là trung điểm của AC, BC.
Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) Giao tuyến của hai mặt phẳng (EFG) và (ACD) là đường thẳng đi qua điểm E
b) Giao tuyến của hai mặt phẳng (EFG) và (BCD) là đường thẳng đi qua giao điểm của HK với CD, với K là giao điểm của EF và BC
c) Giao tuyến của hai mặt phẳng (IJG) và (ACD) là đường thẳng đi qua giao điểm của JG và CD
d) Giao tuyến của hai mặt phẳng (IJG) và (ABD) là đường thẳng đi qua điểm I
Đáp án:
Câu 3. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là tứ giác lồi (không có hai cạnh đối diện nào song song. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm SA, SB, SC, SD . Gọi I, E lần lượt là giao điểm của AD với BC và của MQ với NP.
Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) Ba điểm S, I, E thẳng hàng
b) MN và PQ song song với nhau
c) Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SQN) trùng với giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SQP)
d) Bốn điểm M, N, P, Q tạo thành một hình tứ diện
Đáp án:
Câu 4. Cho hình chóp S.ABCD, lấy E, F lần lượt là các điểm thuộc cạnh BC, SD. Gọi O là giao điểm của AC và BD; H là giao điểm của ED và AC. Gọi J là giao điểm của EF và (SAC).
Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) là đường thẳng SO
b) Giao điểm của BF và (SAC) là điểm K với K = SC BF
c) J = EF AC
d) Ba điểm C, J, K thẳng hàng
Đáp án:
Câu 5. Cho tứ diện ABCD. Trên các cạnh AC, CD lần lượt lấy các điểm E, F sao cho CE = 3EA, DF = 2FC.
Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) Giao tuyến của mặt phẳng (BEF) với các mặt phẳng (ACD) là đường thẳng EF
b) Giao tuyến của mặt phẳng (BEF) với các mặt phẳng (BCD) là đường thẳng BE
c) Giao điểm của đường thẳng AD với mặt phẳng (BEF) là giao điểm của AD và EF
d) Giao tuyến của hai mặt phẳng (BEF) và (ABD) là đường thẳng đi qua giao điểm của AE và DF
Đáp án:
Câu 6. Cho hình chóp S.ABCD, biết AB cắt CD tại E, AC cắt BD tại F trong mặt phẳng đáy.
Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) Đường thẳng EF nằm trong mặt phẳng (ABCD).
b) AC là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (ABCD)
c) SF là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD), SE là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD)
d) Gọi G = EF AD khi đó, SG giao tuyến của mặt phẳng (SEF) và mặt phẳng (SAD)
Đáp án:
Câu 7. Cho tứ diện SABC. Gọi M và N lần lượt là hai điểm trên hai cạnh AB và BC sao cho MN không song song với AC.
Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:
a) Đường thẳng MN cắt đường thẳng AC
b) Giao điểm của đường thẳng MN và mặt phẳng (SAC) là giao điểm của MN và SA
c) Giao tuyến của hai mặt phẳng (SMN) và (SAC) là đường thẳng đi qua giao điểm của MN và AC
d) Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAN) và (SCM) là đường thẳng đi qua giao điểm của MN và AC
Đáp án: