Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối bài 5: Bảo tồn di sản văn hoá

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Bảo tồn di sản văn hoá. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (27 câu)

Câu 1: Thế nào là di sản văn hóa?

A. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

B. Sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

C. Sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 

D. Sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 

Câu 2: Di sản văn hóa bao gồm những loại nào sau đây?

A. Di sản văn hoá bao gồm: di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.

B. Di sản văn hóa vật thể. Ví dụ: Quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn,. . .

C. Di sản văn hóa phi vật thể. Ví dụ: Dân ca quan họ Bắc Ninh, hát xoan Phú Thọ, đờn ca tài tử Nam Bộ,. . .

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Di sản văn hoá vật thể là gì? 

A. Sản phẩm phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 

B. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 

C. Sản phẩm vật thể, phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 

D. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 

Câu 4: Những sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc

của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác là

nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Văn hóa nghệ thuật.

B. Di sản phi vật thể.

C. Di sản vật thể.

D. Di sản văn hóa. 

Câu 5: Di sản văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội ?

A. Di sản văn hóa là động lực vừa là mục tiêu cho sự phát triển ngành kinh tế mũi nhọn du lịch.

B. Di sản văn hóa từng bước làm thay đổi cơ cấu kinh tế của địa phương nơi có di sản, mang tới cho cộng đồng và địa phương những lợi ích thiết thực và bền vững. 

C. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, hình thành nên nguồn nhân lực đóng góp trực tiếp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng.

Câu 6: Di sản văn hoá vật thể bao gồm

A. Di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh và sản phẩm vật chất quốc gia. 

B. Sản phẩm vật thể, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh quốc gia. 

C. Di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

D. Sản phẩm phi vật thể, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 

Câu 7: Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm

A. Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, lễ hội, trang phục,...

B. Di tích lịch sử văn hoá, tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội,...

C. Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục,...

D. Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,...

Câu 8: Di sản phi vật thể được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng các hình thức nào sau đây? 

A. Truyền miệng.

B. Truyền nghề.

C. Trình diễn.

D. Tất cả các hình thức trên.

Câu 9: Ý nghĩa của việc bảo tồn di sản văn hóa là gì?

A. Góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc

B. Góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia, truyền bá các giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và thẩm mĩ quan trọng của di sản văn hoá Việt Nam ra thế giới 

C. Giao lưu văn hoá và hợp tác phát triển kinh tế, xã hội bền vững. 

D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng.

Câu 10: Học sinh có thể ngăn chặn các hành vi phá hoại di sản văn hóa bằng những cách nào?

A. Phát hiện và tố cáo những hành vi không bảo tồn di sản văn hóa. 

B. Có mức xử phạt thích hợp đối với những hành vi nêu trên. 

C. Chấp hành, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ di sản.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 11: Những công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học là nội dung của khái niệm nào sau đây? 

A. Danh lam thắng cảnh.

B. Di tich lịch sử - văn hóa. 

C. Di vật, cổ vật.

D. Bảo vật quốc gia.

Câu 12: Danh lam thắng cảnh là gì?

A. Là cảnh quan thiên nhiên.

B. Là cảnh quan thiên nhiên có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học.

C. Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc.

D. Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học. 

Câu 13: Di vật là gì?

A. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

B. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học có từ một trăm năm tuổi trở lên. 

C. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học. 

D. Là hiện vật được lưu truyền lại có từ năm trăm tuổi trở lên.

Câu 14: Bảo vật của quốc gia là gì?

A. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học có từ một trăm năm tuổi trở lên. 

B. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học. 

C. Là hiện vật được lưu truyền lại có từ năm trăm tuổi trở lên.

D. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

Câu 15: Những hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học có từ một trăm năm tuổi trở lên là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Bảo vật quốc gia.

B. Di vật.

C. Cổ vật.

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 16: Những việc làm nào sau đây phù hợp với lứa tuổi của học sinh nhằm góp phần bảo vệ di sản văn hóa?

A. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để có biện phạm kịp thời đối với những hành vi vi phá hoại di sản văn hóa. 

B. Có thái độ tôn trọng, tự hào và giữ gìn những di sản văn hóa. 

C. Chấp hành, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa tại nhà trường và địa phương. 

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 17: Những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác được gọi là gì?

A. Di vật, cổ vật

B. Bảo vật quốc gia. 

C. Di sản văn hóa.

D. Di sản lịch sử. 

Câu 18: Di sản văn hóa bao gồm ?

A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình. 

B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình. 

C. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. 

D. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình.

Câu 19: Di sản văn hóa vật thể bao gồm?

A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên. 

B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên. 

C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 

D. Di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Câu 20: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là ?

A. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được. 

B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình. 

C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng. 

D. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần. 

Câu 21: Những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là gì?

A. Di sản văn hóa phi vật thể 

B. Di sản văn hóa vật thể

C. Di tích lịch sử - văn hóa

D. Danh lam thắng cảnh

Câu 22: Ý nghĩa của việc bảo tồn di sản văn hóa?

A. Góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

B. Làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới 

C. Phân biệt được giữa di sản văn hóa quốc gia và thế giới

D. Tất cả các ý trên.

Câu 23: Quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá được thể hiện trong văn bản nào hiện nay? 

A. Luật Nhà ở 2014.

B. Luật Đất Đai 2014.

C. Bộ luật Dân sự 2015.

D. Luật Di sản văn hoá năm 2001. 

Câu 24: Học sinh có trách nhiệm gì trong việc bảo tồn di sản văn hóa? 

A. Chỉ bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.

B. Học sinh không có trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn hóa.

C. Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá. 

D. Chỉ có nhà nước mới có thẩm quyền trong việc bảo tồn di sản văn hóa.

Câu 25: Bảo tồn di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với người dân địa phương và cả nước?

A. Mang lại thu nhập cho ngành du lịch địa phương nói riêng và cả nước nói chung

B. Thể hiện bản sắc và nét đẹp truyền thống của dân tộc, là niềm tự hào của người dân Việt Nam.

C. Lưu giữ tranh ảnh về di sản văn hoá ở địa phương

D. Cả 2 phương án A, B đều đúng.

Câu 26: Những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá, khoa học trở thành các di sản văn hoá đặc sắc của dân tộc được:

A. Lưu truyền từ đời này qua đời khác 

B. Lưu truyền trên toàn thế giới 

C. Thương mại hóa mang lại thu nhập cho ngành du lịch.

D. Cả 3 phương án đều đúng 

Câu 27: Việt Nam là đất nước có:

A. Kho tàng di sản văn hoá mang màu sắc tương đồng với các nước khác

B. Chỉ có một số ít các di sản văn hóa còn tồn tại cho đến nay  

C. Kho tàng di sản văn hoá đa dạng 

D. Cả 3 phương án đều đúng 

2. THÔNG HIỂU ( 16 câu)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng khi bàn về di sản văn hóa?

A. Di sản văn hoá là tài sản, niềm tự hào của dân tộc, thể hiện lịch sử, sự sáng tạo và bản sắc dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

B. Di sản văn hóa làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.

C. Di sản văn hoá góp phần phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hoá nhân loại. 

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là không đúng khi bàn về di sản văn hoá?

A. Di sản văn hoá là tài sản của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau.

B. Di sản văn hoá làm chúng ta giảm khả năng phát triển và sáng tạo để tiếp tục bồi đắp thêm nhiều giá trị mới cho hôm nay và mai sau. 

C. Di sản văn hóa là nguồn tài nguyên quý báu tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho con người và xã hội. 

D. Di sản văn hoá góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới.

Câu 3: Hành động nào sau đây là đúng khi bàn về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa?

A. Lấy cắp cổ vật về nhà cất giấu theo mục đích cá nhân. 

B. Kịch liệt phản đối, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa.

C. Buôn bán, trao đổi, cho tặng cổ vật không có giấy phép. 

D. Làm bản sao cổ vật nhằm mục đích cá nhân mà không có sự cho phép của cơ quan nhà nước.

Câu 4: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về di sản văn hóa?

A. Di sản văn hoá là kết tinh từ kinh nghiệm lao động sáng tạo mà ông cha đã dày công tạo dựng.

B. Mê tín dị đoan, hủ tục, tư tưởng lạc hậu là một phần di sản phi vật thể của dân tộc.

C. Di sản văn hoá là sự nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc.

D. Di sản văn hoá đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam.

Câu 5: Trong việc bảo vệ di sản văn hoá, những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

A. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. 

B. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá. 

C. Đào bởi trái phép địa điểm khảo cổ. 

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 6: Trong việc bảo vệ di sản văn hoá, những hành vi nào sau đây góp phần bảo tồn di sản văn hóa?

A. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. 

B. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,...

C. Lợi dụng bảo vệ di sản văn hoá để trục lợi. 

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Khi tranh luận về di sản văn hoá của dân tộc, các bạn lớp Tuấn có các ý kiến khác nhau. Theo em, ý kiến nào sau đây là đúng ?

A. Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do thiên nhiên tạo ra như vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, . ..

B. Di sản văn hoá của dân tộc nói chung là những phong tục, tập quán, các món ăn hằng ngày. 

C. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm do các thế hệ trước tạo ra, được lưu truyền đến các thế hệ sau, có giá trị đối với đất nước. 

D. Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do con người làm ra. 

Câu 8: Theo em, ý kiến nào sau đây là không đúng ?

A. Di sản văn hoá vật thể quan trọng hơn di sản văn hóa phi vật thể. 

B. Di sản văn hoá nào cũng có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước, con người và xã hội. 

C. Bảo tồn di sản văn hóa góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế. 

D. Bảo tồn các di sản văn hóa chỉ làm giàu cho các cá nhân là chủ sở hữu nó.

Câu 9: Ý kiến nào sau đây là đúng đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc?

A. Chỉ cần bảo vệ di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh, vì đây là nơi có nhiều khách du lịch đến tham quan, mang lại nguồn lợi kinh tế. 

B. Các di vật, bảo vật quốc gia thì không cần bảo vệ, vì những đồ vật này không sử dụng được trong cuộc sống, không mang lại lợi ích kinh tế. 

C. Tham quan, tìm hiểu, giới thiệu về di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cũng là một trong những cách thức nhằm bảo tồn di sản văn hóa.

D. Nghe bài hát dân ca của các vùng miền là cách thức nhằm bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Câu 10: Những việc làm nào dưới đây không góp phần bảo tồn di sản văn hoá ?

A. Mặc trang phục truyền thống dân tộc trong những ngày lễ hội. 

B. Biểu diễn các khúc dân ca trong những ngày lễ kỉ niệm của trường.  

C. Khắc tên mình lên di tích khi tới tham quan. 

D.  Sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hoá ở địa phương.

Câu 11: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào là vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa? 

A. Học tập, tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hoá.

B. Đập phá các di sản văn hoá..

C. Đem nộp cổ vật mình tìm được cho cơ quan có thẩm quyền.

D. Tố cáo hành vi xâm phạm các di tích lịch sử - văn hoá.

Câu 12: Em đồng ý với nhận định nào sau đây khi bàn về bảo vệ di sản văn hóa?

A. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

B. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể bảo vệ được các di sản văn hoá.

C. Chỉ bảo vệ di tích lịch sử – văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng. 

D. Danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của đất nước được UNESCO công nhận

được gọi là di sản văn hoá. 

Câu 13: Nhận định nào sau đây đúng đối với di sản văn hóa?

A. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

B. Di sản văn hóa bao gồm di sản lịch sử và di sản quốc gia.

C. Di sản văn hóa là những di sản văn hóa vật thể như: lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 

D. Di sản văn hóa là những di sản văn hóa phi vật thể như: một số tín ngưỡng, loại hình nghệ thuật dân tộc. 

Câu 14: Quy định nào sau đây về nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa là đúng theo pháp luật hiện nay?

A. Không được phép sở hữu di sản văn hoá.

B. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.

C. Không bắt buộc phải giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

D. Cả 2 phương án A, C đều đúng.

Câu 15: Quy định nào sau đây về quyền của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa là không đúng theo pháp luật hiện nay?

A. Không được phép sở hữu di sản văn hoá. 

B. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá.

C. Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.  

D. Cả 2 phương án B, C đều đúng.

Câu 16: Em không đồng tình với những ý kiến nào dưới đây?

A. Trong thời hiện đại ngày nay, càng  phải giữ gìn các dòng nhạc truyền thống. 

B. Chỉ cần bảo tồn và phát triển văn hoá vật thể vì điều đó mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước. 

C. Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.  

D. Tham gia tích cực trong các buổi trao đổi, tìm hiểu về di sản văn hoá là góp phần vào việc bảo tồn di sản văn hoá. 

3.VẬN DỤNG 

Câu 1: Di sản văn hóa thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc địa phận tỉnh nào sau đây?

A. Phú Thọ

B. Thừa Thiên Huế

C. Quảng Nam

D. Quảng Bình 

Câu 2: Quần thể di sản Thánh Địa Mĩ Sơn thuộc địa phận tỉnh nào của nước ta?

A. Quảng Nam 

B. Thanh Hóa

C. Đà Nẵng

D. Thừa Thiên Huế

Câu 3: Chú Hùng đào móng để xây nhà thì phát hiện một cổ vật rất quý. Chú Hùng có ý định cất giấu làm của riêng vì cho rằng nó được tìm thấy trong nhà mình, tức là tài sản thuộc sở hữu của gia đình mình. Nếu em là chú Hùng, em sẽ làm gì?

A. Cất giấu cổ vật đó đi vì nó được tìm thấy trong nhà mình

B. Mang cổ vật đi đấu giá

C. Chiếm giữ cổ vật đó để sở hữu riêng

D. Giao nộp cho chính quyền địa phương

Câu 4: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào ?

A. Danh lam thắng cảnh. 

B. Di sản văn hóa phi vật thể. 

C. Di tích lịch sử. 

D. Di sản văn hóa vật thể. 

Câu 5: Tính đến năm 2022, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận?

A. 14.

B. 15. 

C. 16. 

D. 17. 

Câu 6: Trường hợp bạn phát hiện trong vườn nhà mình có vật cổ không rõ nguồn gốc, bạn sẽ làm gì? 

A. Giấu không cho ai biết. 

B. Lờ đi coi như không biết gì

C. Mang đi bán để kiếm lời. 

D. Báo cho chính quyền địa phương 

Câu 7: Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào ?

A. Di tích lịch sử. 

B. Danh lam thắng cảnh. 

C. Di sản văn hóa phi vật thể. 

D. Di sản văn hóa vật thể.

Câu 8: Di sản tư liệu nào dưới đây được công nhận là di sản tư liệu thế giới ?

A. Mộc bản triều Nguyễn.

B. Châu bản triều Nguyễn.

C. Bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám

D. Cả A, B, C.

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Trên đường đi học về, Quân và Hiếu phát hiện mấy thanh niên lạ đang lấy trộm cổ vật trong ngôi chùa của làng. Quân rủ Hiếu đi báo công an nhưng Hiếu từ

chối và nói : “ Việc đó nguy hiểm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy ! ". Nếu là Quân, em sẽ làm gì ?

A. Khuyên bạn Hiếu cùng mình đi báo công an.

B. Báo với gia đình, người thân hoặc có thể báo người lớn trong thôn xóm. 

C. Khuyên Hiếu cùng mình đi báo công an hoặc báo người lớn trong thôn để ngăn chặn, xử lí việc phá hoại di sản văn hoá ở địa phương mình. 

D. Đồng tình với Hiếu và im lặng không thông báo với bất kỳ ai vì sợ bị trả thù.  

Câu 2: Sáng Chủ nhật, khối 7 được nhà trường phân công đi lao động quét dọn tại ngôi chùa cổ. Các bạn đều phấn khởi và tích cực tham gia buổi lao động đó, chỉ

có Lâm là tỏ ra khá bực tức vì Chủ nhật không được ở nhà để nghỉ ngơi sau một tuần học tập vất vả. Nếu là thành viên của lớp, em có lời khuyên gì cho bạn Lâm?

A. Khuyên bạn Lâm nên đi vì đây là quy định bắt buộc của Nhà trường.

B. Khuyên bạn Lâm nên nghỉ ngơi ở nhà.

C. Khuyên bạn Lâm cùng đi với lớp đến quét dọn tại ngôi chùa cổ vì việc này có ý nghĩa góp phần bảo vệ di sản văn hóa quốc gia. 

D. Khuyên bạn Lâm không nên đi vì đi lao động quét dọn sẽ mất thời gian học tập. 

Câu 3: Cuối tuần, lớp 7A được tham quan và học tập ở khu di tích lịch sử.  Cả lớp rất hào hứng vì được cô hướng dẫn viên giới thiệu rất tỉ mỉ về từng di tích,  giúp

các em hiểu thêm về lịch sử đánh giặc giữ nước của ông cha ta. Tuy nhiên, một số bạn không tập trung nghe cô nói mà tự ý tách đoàn để đi chụp ảnh, tìm cách viết

tên mình lên khu di tích. Nếu là học sinh lớp 7A, em sẽ làm gì ?

A. Yêu cầu các bạn giữ trật tự tránh làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. 

B. Khuyên các bạn chú ý lắng nghe để có thể tiếp thu những kiến thức bổ ích.

C. Khuyên các bạn không nên khắc tên lên khu di tích bởi làm như vậy sẽ phá hoại di sản.

D. Yêu cầu các bạn trật tự, chú ý lắng nghe để tiếp thu kiến thức bổ ích, không đi tách đoàn cũng như không khắc tên lên khu di tích nhằm bảo tồn di sản văn hóa của quốc gia.

Câu 4: Lớp của Hân đang chuẩn bị tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Quốc khánh. Các bạn thảo luận sẽ chọn trang phục áo dài và biểu diễn tiết mục

múa.  Khi lớp trưởng phổ biến kế hoạch, Hân phản đối vì cho rằng thời hiện đại rồi thì nên chọn trang phục biểu diễn là váy. Nếu em là bạn cùng lớp với Hân, em sẽ

làm gì?

A. Đồng tình với ý kiến của lớp trưởng bởi trang phục truyền thống vẫn là một loại trang phục có nhiều ý nghĩa, rất đáng để chúng ta giới thiệu nó đến với mọi người.

B. Đồng tình với ý kiến của Hân bởi trang phục truyền thống đã không còn phù hợp với hiện nay. 

C. Phản đối ý kiến của lớp trưởng bởi trang phục áo dài đã quá quen thuộc nên không làm cho buổi biểu diễn thu hút và đặc sắc.

D. Ý kiến trung lập, có thể chọn trang phục truyền thống hay hiện đại đều được.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay