Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối Ôn tập Bài 4, 5, 6 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 4, 5, 6 . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 4 + 5 + 6

 

Câu 1: Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về:

  • A. tinh thần, thể chất.
  • B. tiền bạc.
  • C. gia đình.
  • D. bạn bè.

 

Câu 2: Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lí cao hoặc căng thẳng trong một thời gian dài có thể gặp các vấn đề về:

  • A. tiền bạc.
  • B. giao tiếp xã hội.
  • C. mối quan hệ xã hội.
  • D. sức khỏe tinh thần và thể chất.

 

Câu 3: Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ là một số biểu hiện của:

  • A. học sinh lười học.
  • B. cơ thể bị căng thẳng.
  • C. học sinh chăm học.
  • D. người trưởng thành.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây là cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng?

  • A. đối mặt và suy nghĩ tích cực.
  • B. vấn đề thể chất, tập trung vào hơi thở.
  • C. yêu thương bản thân.
  • D. Tất cả các phương án đều đúng.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây là tác động tiêu cực của việc căng thẳng tâm lí?

  • A. Suy nhược về thể chất và tinh thần.
  • B. Ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ.
  • C. Kết quả học tập giảm sút.
  • D. Đạt được kết quả cao trong học tập.

 

Câu 6: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín ?

  • A. Đến trễ so với thời gian đã hẹn.
  • B. Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • C. Thực hiện đúng như lời hứa.
  • D. Đổ lỗi cho người khác khi phạm sai lầm.

Câu 7: Ý nghĩa của việc giữ chữ tín là gì?

  • A. Người giữ chữ tín sẽ khó hợp tác và thành công trong công việc.
  • B. Khi giữ chữ tín luôn chịu thiệt thòi hơn khi hợp tác kinh doanh với người khác.
  • C. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin tưởng,  tôn trọng.
  • D. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu.

Câu 8: Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín,  học sinh cần phải làm gì?

  • A. Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý
  • B. Tôn trọng mọi người.
  • C. Chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà,  bố mẹ.
  • D. Phải giữ lời hứa với người thân,  thầy cô,  bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm

 

Câu 9: “Có ý kiến cho rằng, để ứng phó với tâm lí căng thẳng, mỗi người cần có một sở thích, đam mê để theo đuổi, bởi nó giúp con người tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, tránh được những suy nghĩ việc làm tiêu cực.”

Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

  • A. Đồng ý vì làm như vậy giúp con người giảm thiểu được những tác hại, ảnh hưởng do căng thẳng gây ra.
  • B. Đồng ý vì làm như vậy thể hiện trong ta cái khí phách anh hùng, không thể vì những chuyện nhỏ nhặt mà quên đi việc lớn.
  • C. Không đồng ý vì đó chỉ là một sự né tránh và vấn đề vẫn còn đó, không thể giải quyết. Vấn đề vẫn sẽ làm ta căng thẳng.
  • D. Cả A và B.

Câu 10: Suy nghĩ của ai trong những tình huống dưới đây là đúng?

  • A. Gần đây Tuyết và bố mẹ có chuyện hiểu nhầm. Tuyết cho rằng bố mẹ không thương yêu mình nên không muốn nói chuyện và xa cách với bố mẹ
  • B. Hùng đang rất chán nản và thất vọng vì kết quả thi học kì của mình. Thấy Hùng như vậy nên Dương nghĩ sẽ rủ Hùng đi đá bóng và tâm sự với Hùng cho Hùng bớt buồn.
  • C. Vy đang rất đau lòng vì một người thân trong gia đình mới qua đời. Vy tìm đến bia vì cho rằng rượu bia khiến Vy quên đi được nỗi đau này.
  • D. Một số bạn trong lớp có phần xa lánh Hà vì Hà là con nhà nghèo, quần áo không đẹp. Điều này khiến Hà xấu hổ, buồn bực và cho rằng đó là do lỗi của bố mẹ.

Câu 11: Câu tục ngữ “Giận quá mất khôn” cho em bài học gì về ứng phó với căng thẳng tâm lí?

  • A. Không nên chơi với con giận vì loài vật này có thể khiến chúng ta mất đi sự khôn ngoan vốn có.
  • B. Sự tức giận khi vượt quá sự thông minh sẽ khiến cho ta lầm đường, lạc lối vì vậy hãy bớt giận, nóng nảy và cần cân bằng lối sống.
  • C. Tức giận quá sẽ khiến ta căng thẳng, rối trí và từ đó làm cho ta không có được những suy nghĩ sáng suốt như khi ở trạng thái bình thường.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 12: Nhận định nào sau đây đúng đối với di sản văn hóa?

  • A. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
  • B. Di sản văn hóa bao gồm di sản lịch sử và di sản quốc gia.
  • C. Di sản văn hóa là những di sản văn hóa vật thể như: lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  • D. Di sản văn hóa là những di sản văn hóa phi vật thể như: một số tín ngưỡng, loại hình nghệ thuật dân tộc.

Câu 13: Quy định nào sau đây về nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa là đúng theo pháp luật hiện nay?

  • A. Không được phép sở hữu di sản văn hoá.
  • B. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích
  • C. Không bắt buộc phải giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • D. Cả 2 phương án A, C đều đúng.

Câu 14: Quy định nào sau đây về quyền của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa là không đúng theo pháp luật hiện nay?

  • A. Không được phép sở hữu di sản văn hoá.
  • B. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá.
  • C. Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá. 
  • D. Cả 2 phương án B, C đều đúng.

Câu 15: Em không đồng tình với những ý kiến nào dưới đây?

  • A. Trong thời hiện đại ngày nay, càng  phải giữ gìn các dòng nhạc truyền thống.
  • B. Chỉ cần bảo tồn và phát triển văn hoá vật thể vì điều đó mang lại nhiều
  • C. Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá. 
  • D. Tham gia tích cực trong các buổi trao đổi, tìm hiểu về di sản văn hoá là

góp phần vào việc bảo tồn di sản văn hoá.

 

Câu 16: Phương án nào sau đây là sai khi bàn về đức tính giữ chữ tín?

  • A. Chúng ta không cần thiết phải giữ chữ tín đối với người thân, gia đình.
  • B. Biểu hiện của việc giữ chữ tín là biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ.
  • C. Để rèn luyện việc giữ chữ tín, chúng ta phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.
  • D. Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.

Câu 17: Ý kiến nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc giữ chữ tín?

  • A. Người giữ chữ tín sẽ có được niềm tin từ người khác.
  • B. Việc giữ chữ tín sẽ xây dựng được tinh thần đoàn kết với mọi người.
  • C. Khi giữ chữ tín sẽ nhận được sự hợp tác tích cực từ người khác.
  • D. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu.

Câu 18: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc giữ chữ tín? A. Giữ chữ tín hướng con người tới những điều tốt đẹp , trở thành chuẩn mực đạo đức trong quan hệ giữa người với người .

  • B. Chữ tín là niềm tin của con người đối với nhau .Giữ chữ tín là giữ niềm tin của người khác đối với mình .
  • C. Giữ chữ tín sẽ giúp cho chúng ta mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người, được mọi người tin tưởng và tôn trọng , góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn .
  • D. Tất cả các nhận định trên.

 

Câu 19: “Bài kiểm tra môn Vật lí của Nam được 5 điểm nên cậu buồn và lo lắng vì sợ về nhà bị mẹ mắng bởi bạn thường được điểm cao. Nam đã giấu bài kiểm tra đi nhưng bị mẹ phát hiện. Nam hứa với mẹ sẽ làm bài kiểm tra thật tốt trong dịp thi cuối học kì để gỡ lại điểm. Tuy nhiên, trong giờ thi việc nhất định phải được điểm cao khiến Nam căng thẳng, không nhớ được công thức. Để giải quyết việc này, Nam đã mở tài liệu và bị huỷ bài thi. Vì quá sợ mẹ nên Nam đã đi lang thang, Nam không dám về nhà.”

Em nhận xét thế nào về cách ứng phó của Nam trước tình huống gây tâm lí căng thẳng Nam gặp phải?

  • A. Cách ứng phó của Nam là không phù hợp. Việc Nam giấu bài kiểm tra bị điểm thấp đi cho thấy Nam là một người hèn nhát, không dám đương đầu với những khó khăn.
  • B. Cách ứng phó của Nam là không phù hợp. Việc gian lận trong thi cử là một việc làm sai; việc không về nhà sẽ khiến gia đình lo lắng, và có thể gây ra hậu quả khó lường.
  • C. Cách ứng phó của Nam là hợp lí. Với những bà mẹ độc ác và ngu ngốc như vậy thì bỏ nhà ra đi là một giải pháp hay để thoát khỏi cái gông cùm cứng nhắc.
  • D. Cách đối phó của Nam là hợp lí vì làm thế sẽ khiến mẹ Nam sợ hãi và không dám ép buộc Nam phải được điểm cao nữa. Còn việc gian lận trong lúc thi thì cũng chỉ là do ép buộc.

Câu 20: Qua tình huống ở câu 1 phần Vận dụng, theo em, học sinh trung học cơ sở cần làm gì để ứng phó với áp lực học tập và kì vọng của gia đình?

  • A. Đối với bản thân: phải chịu khó học tập, không được lười biếng. Đối với gia đình: phải chia sẻ, giãi bày những khó khăn, căng thẳng mà mình gặp phải để cùng tìm hướng giải quyết, đặc biệt không được tự ý hành xử như bạn Nam trong tình huống.
  • B. Cần phải học tập với một tần suất cao, liên tục sử dụng các loại thuốc an thần đặc hiệu để tránh căng thẳng và đạt được kì vọng của gia đình. Tuyệt đối không được tự ý hành xử như bạn Nam trong tình huống.
  • C. Cần phải yêu cầu gia đình làm theo những gì mà mình nghĩ và mình muốn nêu không thì đe doạ sẽ bỏ nhà ra đi như bạn Nam trong tình huống.
  • D. Học sinh trung học cơ sở không thể tự quyết định hành vi và vận mệnh của mình được nên việc ứng phó với áp lực học tập và kì vọng của gia đình là chuyện của nhà trường và Bộ Giáo dục.

 

Câu 21: Đâu là một cách để ứng phó với căng thẳng?

  • A. Lập kế hoạch một cách khoa học và vừa sức
  • B. Học tập và làm việc không ngừng nghỉ như các tỉ phú
  • C. Tìm kiếm sự trợ giúp từ các bác sĩ nội khoa
  • D. Tự tử

Câu 22: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Mất ngủ là một biểu hiện về mặt thể chất khi căng thẳng
  • B. Chán ăn là một biểu hiện về mặt tinh thần khi căng thẳng
  • C. Cáu kỉnh, gây gổ là một biểu hiện về mặt hành vi khi căng thẳng
  • D. Lo lắng, sợ hãi là một biểu hiện về mặt cảm xúc khi căng thẳng

Câu 23: “Trong trận đấu bóng đá hôm chủ nhật vừa rồi giữa những thanh niên trong làng, X đã có một suất trong đội hình ra sân. X đã sút rất nhiều nhưng không thể ghi được bàn nào. Không nản chí, với sự quyết tâm của mình, anh cuối cùng cũng ghi được 1 bàn vào những phút cuối hiệp 2, qua đó giúp đội của anh chiến thắng”.

Nguyên nhân nào gây ra căng thẳng cho X?

  • A. X đã sút trượt rất nhiều
  • B. Trận đấu quá căng thẳng, làm X chịu áp lực
  • C. X một mặt thì đòi hỏi quá cao ở bản thân, mặt khác thì X không có người đến cổ vũ.
  • D. X không bị căng thẳng.

 

Câu 24: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào là vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa?

  • A. Học tập, tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hoá.
  • B. Đập phá các di sản văn hoá..
  • C. Đem nộp cổ vật mình tìm được cho cơ quan có thẩm quyền.
  • D. Tố cáo hành vi xâm phạm các di tích lịch sử - văn hoá.

Câu 25: Em đồng ý với nhận định nào sau đây khi bàn về bảo vệ di sản văn hóa?

  • A. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
  • B. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể bảo vệ được các di sản văn hoá.
  • C. Chỉ bảo vệ di tích lịch sử – văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng.
  • D. Danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của đất nước được UNESCO công nhận

  được gọi là di sản văn hoá.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay