Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối Ôn tập Bài 4, 5, 6 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 4, 5, 6 . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 4 + 5 + 6

 

Câu 1: Học tập tự giác tích cực là gì?

  • A. Sự học tập bắt buộc theo quy định của giáo viên.
  • B. Sự học tập chỉ khi có sự giám sát của người khác.
  • C. Sự học tập dựa trên sự tự chủ và đam mê của bản thân.
  • D. Sự học tập chỉ khi có sự cưỡng bức từ người khác.

Câu 2: Tại sao học tập tự giác tích cực quan trọng trong giáo dục công dân?

  • A. Giúp phát triển kỹ năng tự quản lý và độc lập.
  • B. Không cần phải học tập tự giác tích cực trong giáo dục công dân.
  • C. Học tập tự giác tích cực không ảnh hưởng đến giáo dục công dân.
  • D. Học tập tự giác tích cực không có lợi ích trong giáo dục công dân.

Câu 3: Học tập tự giác tích cực đòi hỏi những yếu tố nào?

  • A. Tự chủ, sự đam mê, và sự kiên nhẫn.
  • B. Chỉ cần có sự kiên nhẫn là đủ để học tập tự giác tích cực.
  • C. Chỉ cần có sự đam mê là đủ để học tập tự giác tích cực.
  • D. Chỉ cần có sự tự chủ là đủ để học tập tự giác tích cực.

Câu 4: Học tập tự giác tích cực có thể mang lại lợi ích gì cho cá nhân?

  • A. Phát triển kỹ năng học tập và nâng cao thành tích học tập.
  • B. Không có lợi ích gì cho cá nhân khi học tập tự giác tích cực.
  • C. Làm giảm khả năng tự quản lý và độc lập của cá nhân.
  • D. Chỉ giúp cá nhân thể hiện sự đam mê của mình mà không liên quan đến học tập.

Câu 5: Học tập tự giác tích cực có thể thể hiện thông qua những hành động nào?

  • A. Tự lên kế hoạch, tổ chức và quản lý thời gian học tập.
  • B. Chỉ tham gia học tập khi có sự hướng dẫn từ giáo viên.
  • C. Không quan tâm đến việc tổ chức và quản lý thời gian học tập.
  • D. Chỉ tham gia học tập khi có áp lực từ gia đình hoặc bạn bè.

 

Câu 6: Giữ chữ tín sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.
  • B. Giúp mọi người đoàn kết.
  • C. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.
  • D. Cả ba đáp án trên.

 

Câu 7: Tình huống gây căng thẳng là những tình huống như thế nào?

  • A. Là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người.
  • B. Là những tình huống làm cho con người suy sụp, rơi vào vực thẳm chết chóc và không thể gượng lại được.
  • C. Là những tình huống làm ta cảm thấy khó chịu trong người, cần phải đi ăn hay làm gì đó.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Tình huống nào dưới đây thường gây căng thẳng?

  • A. Kết quả học tập, thi cử không như mong muốn
  • B. Bị bạn bè xa lánh
  • C. Bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Một nguyên nhân khách quan gây ra căng thẳng có thể là:

  • A. Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối.
  • B. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.
  • C. Những thành công ở giai đoạn đầu
  • D. Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật trên thế giới.

Câu 10: Đâu không phải một cách để ứng phó với căng thẳng?

  • A. Làm bài tập với tính chất là một hình thức giải trí sau những giờ chơi game căng thẳng.
  • B. Chia sẻ, tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân, người xung quanh
  • C. Suy nghĩ tích cực
  • D. Viết nhật kí.

 

Câu 11: Thế nào là di sản văn hóa?

  • A. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • B. sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • C. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
  • D. sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Câu 12: Di sản văn hóa bao gồm những loại nào sau đây?

  • A. Di sản văn hoá bao gồm: di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.
  • B. Di sản văn hóa vật thể. Ví dụ: Quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội
  • C. Di sản văn hóa phi vật thể. Ví dụ: Dân ca quan họ Bắc Ninh, hát
  • C. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: “Mẹ G có quan niệm rằng mỗi người đều phải cố gắng mọi lúc mọi nơi nên thường đặt ra những tiêu chí cho G phấn đấu, lỗ lực. Khi G đã đạt được tiêu chí nào thì mẹ G sẽ nâng tiêu chí đó lên một mức mới. Còn khi G không đạt được chỉ tiêu thì mẹ G sẽ quát mắng, trách móc, bắt G phải học nhiều hơn nữa, đã lên số 1 của lớp thì phải lên được số 1 của trường,… G luôn cảm thấy căng thẳng”.

Nguyên nhân nào gây ra căng thẳng cho G?

  • A. G không đủ năng lực để tiến đến những bậc cao trong học tập.
  • B. G không có một phương pháp học tập tốt để đáp ứng tiêu chỉ của mẹ.
  • C. Mẹ G đã tạo ra áp lực học tập quá lớn cho G.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Đâu là cách giải quyết hợp lí cho X trong trường hợp: “X cảm thấy mệt mỏi, uể oải suốt ngày”?

  • A. X nên uống thuốc hạ sốt để khỏi ốm.
  • B. X nên đi gặp bác sĩ để điều trị bệnh mất trí nhớ của mình.
  • C. X nên đi tập thể dục, chơi thể thao hay học một thứ gì đó để cảm thấy tươi mới.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 15: Giữ chữ tín sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.
  • B. Giúp mọi người đoàn kết.
  • C. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.
  • D. Cả ba đáp án trên.

Câu 16: Biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín là gì?

  • A. Biết trọng lời hứa,  đúng hẹn.
  • B. Trung thực,  thống nhất giữa lời nói và việc làm.
  • C. Thực hiện tốt chức trách,  nhiệm vụ của bản thân.
  • D. Tất cả phương án trên.

Câu 17: Giữ chữ tín sẽ nhận được những điều gì?

  • A. Giúp mọi người khó khăn hơn khi hợp tác với nhau.
  • B. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.
  • C. Làm cho các mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn
  • D. Cả A,  B,  C.

Câu 18: Người biết giữ chữ tín sẽ như thế nào?

  • A. Không được tin tưởng
  • B. Bị xem thường 
  • C. Bị lợi dụng
  • D. Được mọi người tin tưởng

Câu 19: Học sinh muốn giữ chữ tín cần làm gì?

  • A. Thật thà,  trung thực và tôn trọng người khác.
  • B. Phân biệt được đâu là hành vi giữa chữ tín và không giữ chữ tín.
  • C. Học tập và noi gương những người biết giữ chữ tín
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 20: Biểu hiện không có chữ tín là gì ?

  • A. Nói một đằng làm một nẻo.
  • B. Biết trọng lời hứa, đúng hẹn.
  • C. Trung thực.
  • D. Thống nhất giữa lời nói và việc làm.

 

Câu 21: Di sản văn hóa thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc địa phận tỉnh nào sau đây?

  • A. Phú Thọ
  • B. Thừa Thiên Huế
  • C. Quảng Nam
  • D. Quảng Bình

Câu 22: Quần thể di sản Thánh Địa Mĩ Sơn thuộc địa phận tỉnh nào của nước ta?

  • A. Quảng Nam
  • B. Thanh Hóa
  • C. Đà Nẵng
  • D. Thừa Thiên Huế

Câu 23: Chú Hùng đào móng để xây nhà thì phát hiện một cổ vật rất quý. Chú Hùng có ý định cất giấu làm của riêng vì cho rằng nó được tìm thấy trong nhà mình, tức là tài sản thuộc sở hữu của gia đình mình. Nếu em là chú Hùng, em sẽ làm gì?

  • A. Cất giấu cổ vật đó đi vì nó được tìm thấy trong nhà mình
  • B. Mang cổ vật đi đấu giá
  • C. Chiếm giữ cổ vật đó để sở hữu riêng
  • D. Giao nộp cho chính quyền địa phương

 

Câu 24: “Gia đình Tô không được hạnh phúc. Bố mẹ cậu thường xuyên xảy ra cãi vã. Mỗi lần như vậy Tô cảm thấy rất chán nản, cậu thường bỏ nhà ra cửa hàng chơi game online. Có lần cậu ở lì tại cửa hàng 3 ngày chỉ ăn bánh mì và mì tôm cho qua bữa.”

Em nhận xét gì về việc Tô bỏ nhà và chơi game online mỗi khi bố mẹ cãi nhau? Em có lời khuyên gì cho bạn trong tình huống trên?

  • A. Tình huống không hợp lí: làm gì có chuyện một học sinh lớp 7 có thể ra ngoài quán net chơi mấy ngày mấy đêm mà bố mẹ không đi tìm. Nếu ở một gia đình như vậy thì Tô cũng chẳng làm gì hơn được.
  • B. Việc làm của Tô là hợp lí. Cuộc sống của con người không thể nào ở trong trạng thái căng thẳng được. Chơi game như vậy là một hình thức ứng phó với căng thẳng rất tốt. Tô nên phát huy.
  • C. Việc làm của Tô là không phù hợp. Việc làm đó thể hiện sự bất hiếu, không giúp đỡ bố mẹ, những người đã sinh ra mình, khi gặp khó khăn. Tô nên dùng số tiền đi chơi game để mua cái gì đó cho bố mẹ.
  • D. Việc làm của Tô là không nên. Việc làm đó thể hiện sự né tránh và vấn đề sẽ mãi không thể được giải quyết. Tô nên khuyên can hay tìm sự trợ giúp ở người khác khi thấy bố mẹ cãi nhau, đồng thời thường xuyên nói chuyện với họ để tìm cách giải quyết vấn đề.

Câu 25: “Theo thống kê vào đầu tháng 6/2021 của Bệnh viện Tâm thần Trung ương (Hà Nội), trong số những người có biểu hiện tâm lí bất bình thường đến khám, tư vấn thời gian qua thì có đến 30% là học sinh, sinh viên.

Đang là một học sinh chăm chỉ học hành, bạn T.H (học sinh lớp 7) bỗng trở nên chán học, học không tập trung, thường ngủ gục,... kể từ khi em chuyển sang học online. Bạn cũng ít nói chuyện với ông bà, cha mẹ như trước. Hay như tình trạng của bạn Nh, trải qua thời kì dài học online do dịch bệnh, lần đầu tiên trải nghiệm, bạn háo hức được mấy ngày đầu. Sau đó, ngày nào bạn cũng than chán, mệt và không thích học. Ngược lại, S (học sinh lớp 8) thì lại dành quá nhiều thời gian học và làm bài tập trên máy tính khiến đầu óc luôn trong trạng thái căng thẳng, mắt kém do tiếp xúc với máy tính nhiều, không có thời gian và điều kiện để vui chơi giải trí. Gần như bạn ở lì trong phòng riêng với máy tính cả ngày, tính nết trở nên lặng lẽ, dễ cáu kỉnh.”

Qua những câu chuyện trên, theo em, học sinh có thể làm gì để ứng phó với tâm lí căng thẳng khi học online?

  • A. Học sinh cần sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để chống lại căng thẳng, thuốc mắt để làm tăng thị lực, tránh mỏi mắt. Học sinh cũng cần tìm những thú vui mới để tránh sự nhàm chán của việc học online.
  • B. Học sinh có thể nghỉ học một vài hôm nếu cảm thấy mệt mỏi, chán nản để lấy lại tinh thần.
  • C. Trong giờ học, học sinh nên đề nghị thầy cô cho hoạt động nhiều hơn, ví dụ như thảo luận, hát, kể chuyện hài,… tránh tình trạng chỉ ngồi lì nghe giảng. Ngoài giờ học thì cần giảm thiểu thời gian ngồi trước máy tính, thay vào đó là nói chuyện, vui chơi với các thành viên trong gia đình.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay