Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối bài 4: Giữ chữ tín

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Giữ chữ tín. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (23 câu)

Câu 1: Chữ tín là gì?

A. Sự kì vọng vào người khác. 

B. Sự tự tin vào bản thân mình.

C. Sự tin tưởng đặc biệt giữa những người bạn thân. 

D. Niềm tin của con người đối với nhau. 

Câu 2: Giữ chữ tín là gì?

A. Tôn trọng mọi người.

B. Coi thường lòng tin của mọi người đối với mình.

C. Giữ niềm tin của người khác đối với mình.

D. Yêu thương, tôn trọng mọi người. 

Câu 3: Biểu hiện của giữ chữ tín là gì? 

A. Thực hiện lời hứa ; nói đi đôi với làm ;đúng hẹn ; hoàn thành nhiệm vụ được giao ; giữ được niềm tin với người khác .

B. Luôn luôn giữ đúng lời hứa trong mọi hoàn cảnh và đối với tất cả mọi người.

C. Luôn biết giữ lời hứa và tin tưởng lẫn nhau trong quá trình làm việc. 

D. Giữ đúng lời hứa, coi trọng lòng tin của người khác đối với mình.  

  

Câu 4: Điền vào chỗ trống: “ Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm. ...”

A.Kiến thức, mở rộng hiểu biết.

B. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác.

C. Ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân. 

D. Được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau, . .. 

Câu 5: Khi biết giữ chữ tín, chúng ta sẽ :

A. Mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa. 

B. Khó hợp tác với nhau trong công việc. 

C. Chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng.

D. Nhận được sự tin tưởng của người khác. 

Câu 6: Học sinh có thể rèn luyện việc giữ chữ tín qua những hành động sau đây?

A. Yêu thương, sống hòa hợp, đối xử công bằng với bạn bè trong lớp.

B. NGiữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè.

C. Không tiếp xúc với những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín. 

D. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Câu 7: Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải 

A. Tôn trọng mọi người. 

B. Chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ. 

C. Phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm. 

D. Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín. 

Câu 8: Để giữ chữ tín với mọi người xung quanh, học sinh cần phải làm gì?

A. Tôn trọng và thực hiện đúng những cam kết của mình với mọi người xung quanh.

B. Tự kiểm tra và đánh giá việc thực hiện giữ lời đã hứa của bản thân.

C. Luôn coi trọng lòng tin của mọi người với mình.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Điền vào chỗ trống: “Giữ chữ tín là một phẩm chất cao quý của con người . Niềm tin của mọi người bắt nguồn từ việc biết...”

A. Giữ chữ tín , giữ lời hứa.

B. Giữ niềm tin.

C. Giữ chữ hiếu.

D. Giữ đạo đức.

Câu 10: Giữ chữ tín sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau. 

B. Giúp mọi người đoàn kết. 

C. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người. 

D. Cả ba đáp án trên. 

Câu 11: Vì sao phải giữ chữ tín?

A. Giữ chữ tín hướng con người tới những điều tốt đẹp , trở thành chuẩn mực đạo đức trong quan hệ giữa người với người .

B. Giữ chữ tín sẽ giúp cho chúng ta mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người.

C. Giữ chữ tín góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn .

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12:  Một người không giữ chữ tín

A. Không nhận được sự tin tưởng của người khác. 

B. Chịu nhiều thiệt thòi. 

C. Làm việc gì cũng khó. 

D. Sẽ giải quyết công việc một cách nhanh chóng. 

Câu 13: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Lòng tin.

B. Niềm tin.

C. Uy tín.

D. Giữ chữ tín.

Câu 14: Điền vào chỗ trống: “ Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm. ...”

A. Ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân. 

B. Kiến thức, mở rộng hiểu biết.

C. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác. 

D. Được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau,...

Câu 15: Học sinh có thể rèn luyện việc giữ chữ tín qua những hành động sau đây?

A. Yêu thương, sống hòa hợp, đối xử công bằng với bạn bè trong lớp.

B. Không tiếp xúc với những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín.

C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

D. Giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè.

Câu 16: Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải 

A. Phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm. 

B. Tôn trọng mọi người. 

C. Chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ. 

D. Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín. 

Câu 17: Giữ chữ tín sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau. 

B. Giúp mọi người đoàn kết. 

C. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người. 

D. Cả ba đáp án trên. 

Câu 18: Biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín là gì?

A. Biết trọng lời hứa,  đúng hẹn.

B. Trung thực,  thống nhất giữa lời nói và việc làm.

C. Thực hiện tốt chức trách,  nhiệm vụ của bản thân. 

D. Tất cả phương án trên.

Câu 19: Giữ chữ tín sẽ nhận được những điều gì? 

A. Giúp mọi người khó khăn hơn khi hợp tác với nhau. 

B. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người. 

C. Làm cho các mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn

D. Cả A,  B,  C.

Câu 20: Người biết giữ chữ tín sẽ như thế nào?

A. Không được tin tưởng

B. Bị xem thường  

C. Bị lợi dụng

D. Được mọi người tin tưởng 

Câu 21: Học sinh muốn giữ chữ tín cần làm gì?

A. Thật thà,  trung thực và tôn trọng người khác. 

B. Phân biệt được đâu là hành vi giữa chữ tín và không giữ chữ tín. 

C. Học tập và noi gương những người biết giữ chữ tín

D. Tất cả các ý trên.

Câu 22: Biểu hiện không có chữ tín là gì ?

A. Nói một đằng làm một nẻo. 

B. Biết trọng lời hứa, đúng hẹn.

C. Trung thực.

D. Thống nhất giữa lời nói và việc làm.

Câu 23: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín ?

A. Đến trễ so với thời gian đã hẹn. 

B. Không hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

C. Thực hiện đúng như lời hứa. 

D. Đổ lỗi cho người khác khi phạm sai lầm.

Câu 24: Ý nghĩa của việc giữ chữ tín là gì?

A. Người giữ chữ tín sẽ khó hợp tác và thành công trong công việc.

B. Khi giữ chữ tín luôn chịu thiệt thòi hơn khi hợp tác kinh doanh với người khác. 

C. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin tưởng,  tôn trọng.

D. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu. 

 

Câu 25: Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín,  học sinh cần phải làm gì? 

A. Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

B. Tôn trọng mọi người. 

C. Chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà,  bố mẹ. 

D. Phải giữ lời hứa với người thân,  thầy cô,  bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm

2. THÔNG HIỂU ( 14 câu)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về đức tính giữ chữ tín?

A. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau, . .. 

B. Người không giữ chữ tín sẽ không được mọi người tin tưởng và khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực. 

C. Chữ tín trong cuộc sống chỉ quan trọng với một số người.  

D. Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân.

Câu 2: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của người biết giữ chữ tín?

A. Không thực hiện được những điều đã cam kết trước đó. 

B. Luôn có trách nhiệm với mỗi lời nói và việc làm của bản thân. 

C. Luôn muốn người khác tin mình nhưng lại không bao giờ tin những người xung quanh.

D. Chỉ cần chú ý đúng hẹn với những người có địa vị xã hội. 

Câu 3: Hành vi, biểu hiện nào dưới đây thể hiện giữ chữ tín?

A. Hứa tất cả mọi việc để mọi người vui.

B. Luôn giữ lời hứa trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.

C. Mượn dồ của bạn quên không trả.

D. Chỉ hứa suông.

Câu 4: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về giữ chữ tín?

A. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau.

B. Chỉ cần giữ lời hứa, chân thành đối với người thân.

C. Người không giữ chữ tín sẽ khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực.

D. Chữ tín trong cuộc sống rất quan trọng với tất cả mọi người.  

Câu 5: Phương án nào sau đây là sai khi bàn về đức tính giữ chữ tín? 

A. Chúng ta không cần thiết phải giữ chữ tín đối với người thân, gia đình. 

B. Biểu hiện của việc giữ chữ tín là biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ.

C. Để rèn luyện việc giữ chữ tín, chúng ta phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.

D. Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.

Câu 6: Ý kiến nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc giữ chữ tín?

A. Người giữ chữ tín sẽ có được niềm tin từ người khác.

B. Việc giữ chữ tín sẽ xây dựng được tinh thần đoàn kết với mọi người. 

C. Khi giữ chữ tín sẽ nhận được sự hợp tác tích cực từ người khác. 

D. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu. 

Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc giữ chữ tín?

A. Giữ chữ tín hướng con người tới những điều tốt đẹp , trở thành chuẩn mực đạo đức trong quan hệ giữa người với người 

B. Chữ tín là niềm tin của con người đối với nhau .Giữ chữ tín là giữ niềm tin của người khác đối với mình .

C. Giữ chữ tín sẽ giúp cho chúng ta mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người, được mọi người tin tưởng và tôn trọng , góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn .

D. Tất cả các nhận định trên.

Câu 8: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây khi nói về người chưa biết giữ chữ tín?

A. Giữ lời hứa trong mọi hoàn cảnh.

B. Luôn làm tốt những việc mà mình đã nhận.

C. Chỉ giữ đúng lời hứa với thầy cô giáo , còn bạn bè thì không cần.

D. Hoàn thành đúng thời hạn các nhiệm vụ học tập được giao.

Câu 9: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về người biết giữ chữ tín?

A. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng thái độ của mọi người đối vớimình, biết trọng tình cảm và tin tưởng nhau.

B. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.

C. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng sự tôn trọng của mọi người đối vớimình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.

D. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng thái độ và tin tưởng nhau.

Câu 10: Người biết giữ chữ tín sẽ có những hành động nào sau đây? 

A. Hứa trước quên sau. 

B. Không hứa hẹn với ai điều gì. 

C. Né tránh, phớt lờ khi có người nhờ giúp đỡ. 

D. Luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Câu 11: Hành động nào sau đây là đúng khi nói về người giữ chữ tín?

A. Luôn có trách nhiệm với mỗi lời nói và việc làm của bản thân.

B. Chỉ cần chú ý đúng hẹn với những người có địa vị xã hội.

C. Luôn muốn người khác tin mình nhưng lại không bao giờ tin những người xung quanh.

D. Không thực hiện được những điều đã cam kết trước đó.

Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về giữ chữ tín?

A. Thất tín dù chỉ một lần cũng sẽ ảnh hưởng đến người khác . 

B. Làm tốt công việc như đã cam kết chính là giữ chữ tín. 

C. Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín,  trẻ con chưa cần giữ chữ tín. 

D. Người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng chịu thiệt hại lâu dài. 

Câu 13: Tại sao người thất tín sẽ khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực? 

A. Thất hứa dẫn đến dần dần làm mất lòng tin của mọi người đối với mình, không biết tin tưởng người khác. 

B. Người thất tín không có ý chí, động lực để tốt hơn trong tương lai.

C. Người thất tín thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

D. Người thất tín hay đi làm trễ. 

Câu 14: Hành động nào sau đây là đúng đối với người biết giữ chữ tín?

A. Kí cam kết với nhà trường và thực hiện đúng cam kết

B. Có thói quen vay tiền,  mượn đồ của bạn rồi “ quên " không trả

C. Thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

D. Hay đi làm trễ. 

3. VẬN DỤNG (9 câu)

Câu 1: Bà Phương có mở một cửa hàng bán rau sạch. Bà luôn quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là đem đến niềm vui và bảo vệ

sức khỏe cho mọi người. Nhiều lần bà Canh ngõ lời bảo bà Phương sử dụng thuốc tăng trưởng cho rau nhanh phát triển, vừa rẻ, rau xanh mơn mởn lại còn nhanh

thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà Phương thể hiện điều gì ?

A. Bà Phương là người tốt bụng. 

B. Bà Phương là người thật thà, chất phác. 

C. Bà Phương là người giữ chữ tín. 

D. Bà Phương là người kiên định. 

Câu 2: Câu tục ngữ: “Nói lời phải giữ lấy lời,  đừng như con bướm đậu rồi lại bay” nói đến điều gì ?

A. Lòng vị tha. 

B. Lòng trung thành. 

C. Giữ chữ tín. 

D. Lòng chung thủy. 

Câu 3: Bình đã nhiều lần vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học. Mặc dù Bình đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ

học nào bạn Bình cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào số đầu bài. Việc làm đó của Bình thể hiện điều gì ?

A. Bình là người tôn trọng người khác. 

B. Bình là người không giữ chữ tín. 

C. Bình là người giữ chữ tín. 

D. Bình là người không tôn trọng người khác. 

Câu 4: Nhân vật nào dưới đây đã không giữ chữ tín ?

A. Anh Qúy luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

B. Bạn Khánh thường nói dối bố mẹ để trốn học,  đi chơi. 

C. Chị Xuân luôn thực hiện đúng những gì đã hứa. 

D. Anh Huy đến điểm hẹn đúng giờ. 

Câu 5: Trong các trường hợp dưới đây, nhân vật nào chưa biết giữ chữ tín? 

A. Vy hứa sẽ giúp Duy học tốt môn Tiếng Anh. Tuy bận rộn nhưng Vy vẫn sắp xếp thời gian để học cùng và hướng dẫn Duy. Chỉ sau một thời gian ngắn, trình độ

Tiếng Anh của Duy đã tiến bộ. 

B. Quách hứa vào ngày Chủ nhật sẽ sang nhà Vũ để giúp bạn học Toán. Sáng chủ nhật,  mặc dù trời nắng to nhưng Quách vẫn sang nhà bạn như đã hứa. 

C. Để đàn lợn nhanh xuất chuồng,  T đã cho lợn ăn thật nhiều cám tăng trọng để bán lấy lời mà không màng đến uy tín buôn bán lâu nay của trang trại.

D. H hứa với bố mẹ sẽ chăm chỉ học tập. Cuối năm học,  kết quả học tập của H đã tiến bộ. H được cô giáo khen khiến bố mẹ rất vui. 

Câu 6: Câu ca dao "Nói chín thì phải làm mười/Nói mười làm chín kẻ cười người chê. " thể hiện điều gì?  

A. Trách nhiệm

B. Tôn trọng người khác

C. Lòng tự trọng

D. Giữ chữ tín 

Câu 7: Câu tục ngữ “ Một lần thất tín,  vạn lần chẳng tin ” nói lên phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

A. Bao dung. 

B. Liêm khiết. 

C. Tôn trọng lẽ phải 

D. Giữ chữ tín. 

Câu 8: Ý kiến nào sau đây không nói về việc giữ chữ tín?

A. Trăm voi không được bát nước xáo. 

B. Nói chín thì nên làm mười. 

C. Nói lời phải giữ lấy lời. 

D. Quân tử nhất ngôn. 

Câu 9: Câu tục ngữ : “Hay gì lừa đảo kiểm lời / Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang” khuyên chúng ta điều gì ?

A. Giữ lời hứa. 

B. Giữ lòng tin. 

C. Giữ lời nói. 

D. Giữ chữ tín. 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Ngày thứ Bảy,  Yến giúp mẹ bán rau,  có khách đến mua rau,  họ đã trả tiền và nhờ Yến nhặt rau giúp nhưng đã cuối ngày mà không thấy người khách quay

lại. Nếu em là bạn của Yến, em có lời khuyên nào dành cho Yến trong tình huống trên?

A. Khuyên Yến đợi khách thêm một chút thời gian. Nếu hôm nay khách quên không đến lấy rau thì em sẽ nói với mẹ để trả lại tiền cho khách.

B. Khuyên Yến đợi khách thêm một chút thời gian. Nếu hôm nay khách quên không đến lấy rau thì em sẽ giữ lại số tiền đó

C. Khuyên Yến giữ lại số tiền vì khách hàng đã thất hứa.

D. Khuyên Yến giữ lại số tiền vì không phải lỗi của Yến.

Câu 2: Bố mẹ hứa sẽ mua đàn cho Mận nếu bạn đạt danh hiệu Học sinh Giỏi. Mận đã cố gắng học và đã đạt được danh hiệu đó nhưng do ảnh hưởng của dịch

bệnh,  công việc khó khăn,  thu nhập giảm nên bố mẹ vẫn chưa mua đàn cho Mận. Nếu là Mận em sẽ làm gì? 

A. Không bao giờ tin tưởng bố mẹ nữa vì họ đã thất hứa

B. Yêu cầu bố mẹ mua đàn theo như lời hứa

C. Yêu cầu bố mẹ phải đền tiền do không thực hiện đúng theo lời hứa

D. Thông cảm với bố mẹ và xin bố mẹ mua một món quà có giá trị vật chất nhỏ hơn để phù hợp với thu nhập, điều kiện kinh tế của gia đình.

Câu 3: Huỳnh hẹn đi xem xiếc cùng Phong nhưng do nhà có việc đột xuất nên không đi được. Huỳnh gọi điện xin lỗi Phong và hẹn hôm khác sẽ đi. Huỳnh là người

như thế nào? 

A. Huỳnh là người không giữ chữ tín vì Huỳnh đã hẹn đi xem xiếc nhưng lại không đi được. 

B. Huỳnh là người chịu thương, chịu khó

C. Huỳnh là người không giữ chữ tín. 

D. Huỳnh là người giữ chữ tín vì Huỳnh đã gọi điện xin lỗi Phong và hẹn một buổi hẹn khác để không bị lỡ hẹn với Phong. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay