Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 1.NHẬN BIẾT (27 câu)

 Câu 1: Truyền thống quê hương là gì?

A. Truyền thống quê hương là những truyền thống của dòng họ được hình thành và khẳng định qua thời gian. 

B. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương.

C. Truyền thống quê hương là những truyền thống gia đình của mỗi vùng miền, địa phương, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác..

D. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác..

  

Câu 2: Một số truyền thống quê hương tiêu biểu của dân tộc Việt Nam như

A. Dũng cảm, bất khuất.

B. Yêu thương con người, tương thân tương ái.

C. Cần cù lao động.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 3: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần phê phán hành vi nào sau đây? 

A. Luôn có trách nhiệm với quê hương. 

B. Những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.

C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương. 

D. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương. 

Câu 4: Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, học sinh cần phải làm gì?

A. Lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ.

B. Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau. 

C. Tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương. 

D. Cả hai phương án B, C đều đúng.

Câu 5: Ý nghĩa của truyền thống đoàn kết và yêu thương con người của dân tộc Việt Nam là gì?

A. Góp phần quảng bá hình ảnh đẹp của quê hương tới bạn bè ở khắp nơi trong nước và thế giới.

B. Nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta phải biết ghi nhớ, gìn giữ những nét đẹp, tinh hoa văn hóa vốn có của dân tộc. 

C. Giúp dân tộc ta một lòng cùng Đảng và Nhà nước vượt qua những khó khăn.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 6: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành, khẳng định qua thời gian và

A. được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

B. được lưu truyền từ những quan niệm, tư tưởng cũ. 

C. được lưu truyền từ những tư tưởng lâu đời. 

D. được lưu truyền từ những định kiến xã hội phong kiến. 

Câu 7: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình?

A. Truyền thống nhân ái.

B. Truyền thống đoàn kết dân tộc.

C. Truyền thống hiếu thảo.

D. Truyền thống hiếu học. 

Câu 8:  Truyền thống nào sau đây tôn vinh tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững của dân tộc Việt Nam?

A. Truyền thống yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm.

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống nghệ thuật các làn điệu dân ca.

D. Đức tính trung thực.

Câu 9: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm?

A. Truyền thống kiên trì, bất khuất.

B. Truyền thống hiếu học. 

C. Đức tính trung thực, thật thà.

D. Truyền thống cần cù lao động.

Câu 10: Để gìn giữ các truyền thống quê hương, học sinh cần phải làm gì? 

A. Tìm đọc tài liệu nói về các lễ hội văn hoá truyền thống.

B. Tích cực tìm hiểu những loại hình nghệ thuật dân gian.

C. Tích cực xem phim, kịch, nghe nhạc của nước ngoài.

D. Cả 3 phương án A, B đều đúng.

Câu 11: Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng nhân tài.

B. Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, vượt khó vươn lên.

C. Truyền thống đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, sống có nghĩa tình, thủy chung.

D. Truyền thống quê hương.

Câu 12: Đối với học sinh, để tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của quê hương cần phải làm gì?

A. Tham gia giữ gìn an ninh thôn, xóm.

B. Tìm hiểu truyền thống đánh giặc.

C. Tích cực học tập, rèn luyện.

D. Tích cực lao động sản xuất.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?

A. Tôn sư trọng đạo.  

B. Hiếu học.

C. Tảo hôn

D. Nhân ái. 

Câu 14: Truyền thống nào sau đây được coi là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? 

A. Truyền thống hiếu học.

B. Truyền thống yêu nước.

C. Truyền thống nhân nghĩa.

D. Cả A, B, C.

Câu 15: Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống truyền thống nào sau đây?

A. Hiếu học.

B. Yêu nước, chống ngoại xâm.

C. Kiên cường, bất khuất.

D. Tương thân, tương ái.  

Câu 16: Tự hào về truyền thống của quê hương là gì? 

A. Sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra.

B. Sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

C. Sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

D. Cả 3 phương án A, B, C đều sai.

Câu 17: Những việc làm nào sau đây phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương? 

A. Tôn trọng sự đa dạng văn hoá vùng miền.

B. Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.  

C. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. 

D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng.

Câu 18: Học sinh cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Do lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ

B. Đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của quê hương

C. Làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của cộng đồng. 

D. Tìm hiểu văn hóa, các giá trị tốt đẹp của quê hương. 

Câu 19: Ý nghĩa của việc tự hào về truyền thống quê hương là gì?

A. Góp phần quảng bá hình ảnh đẹp của quê hương tới bạn bè ở khắp nơi trong nước và thế giới.

B. Truyền thống quê hương là điều nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta phải biết ghi nhớ, gìn giữ những nét đẹp, tinh hoa văn hóa vốn có của dân tộc. 

C. Giúp dân tộc Việt Nam vượt qua bao thử thách, khó khăn.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 20: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi

vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua

A. Lối sống của cộng đồng. 

B. Quan niệm, tư tưởng 

C. Thời gian. 

D. Định kiến xã hội. 

Câu 21: Để gìn giữ các truyền thống quê hương, học sinh cần phải làm gì? 

A. Tìm đọc tài liệu nói về truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc.

B. Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

C. Tích cực xem phim, kịch, nghe nhạc của nước ngoài.

D. Cả 3 phương án A, B đều đúng.

Câu 22: Truyền thống nào sau đây đề cao tinh thần học hỏi, phát triển tri thức của cá nhân, nâng cao được triết lý nhân sinh của xã hội

A. Tinh thần hiếu học.

B. Tinh thần chịu thương chịu khó.

C. Cần cù lao động.

D. Truyền thống nhân nghĩa.

Câu 23: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những

người đã từng dạy dỗ mình ?

A. Hiếu thảo. 

B. Lao động cần cù. 

C. Uống nước nhớ nguồn. 

D. Truyền thống múa rối nước dân gian.

Câu 24: Những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ đời này qua đời khác được gọi là 

A. Truyền thống quê hương.  

B. Truyền thống gia đình.  

C. Truyền thống dòng họ.  

D. Truyền thống dân tộc. 

Câu 25: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây ?

A. Đi ngược lại với truyền thống quê hương. 

B. Luôn có trách nhiệm với quê hương. 

C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.  

D. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương. 

Câu 26: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?

A. Hiếu học.

B. Cần cù.

C. Khiêm tốn.

D. Hiếu thảo.

 

Câu 27: Đối với học sinh, sinh viên, truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

A. Tôn sư trọng đạo. 

B. Hiếu thảo. 

C. Lao động cần cù. 

D. Uống nước nhớ nguồn. 

Câu 28: Đối với học sinh, để tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của quê hương cần phải làm gì?

A. Tham gia giữ gìn an ninh thôn, xóm.

B. Tìm hiểu truyền thống đánh giặc.

C. Tích cực học tập, rèn luyện.

D. Tích cực lao động sản xuất.

Câu 29: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?

A. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.

B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.

C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.

D. Tư tưởng “ một người làm quan cả họ được nhờ "; “phép vua còn thua lệ

Làng”; “trọng nam khinh nữ”.

Câu 30: Những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ đời này qua đời khác được gọi là 

A. Truyền thống quê hương.  

B. Truyền thống gia đình.  

C. Truyền thống dòng họ.  

D. Truyền thống dân tộc. 

Câu 31: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?

A. Đi ngược lại với truyền thống quê hương. 

B. Luôn có trách nhiệm với quê hương. 

C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.  

D. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương. 

Câu 32: Truyền thống nào sau đây được coi là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? 

A. Truyền thống hiếu học.

B. Truyền thống yêu nước.

C. Truyền thống nhân nghĩa.

D. Cả A, B, C.

 

Câu 33: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?

A. Hiếu học.

B. Cần cù.

C. Khiêm tốn.

D. Hiếu thảo.

Câu 34: Đối với học sinh, sinh viên, truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

A. Tôn sư trọng đạo. 

B. Hiếu thảo. 

C. Lao động cần cù. 

D. Uống nước nhớ nguồn. 

Câu 35: Tự hào về truyền thống của quê hương là gì? 

A. Sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra.

B. Sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

C. Sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

D. Cả 3 phương án A, B, C đều sai.

Câu 36: Những việc làm nào sau đây phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương? 

A. Tôn trọng sự đa dạng văn hoá vùng miền.

B. Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.  

C. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. 

D. Cả 3 phương án a, b, c đều đúng.

2. THÔNG HIỂU ( 13 câu)

Câu 1: Hành động nào dưới đây góp phần giữ gìn truyền thống hiếu học của dân tộc?  

A. Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác. 

B. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền. 

C. Chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp, các hoạt động tập thể.

D. Ủng hộ tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được

giữ gìn và phát huy ?

A. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa. 

B. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền. 

C. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”, “trọng nam khinh nữ”.

D. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình. 

Câu 3: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy

truyền thống cần cù lao động của quê hương ?

A. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.

B. Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia các hoạt động thiện nguyện.

C. Chăm chỉ làm việc, học tập, thường xuyên giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà.

D. Tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp, các hoạt động tập thể.

Câu 4: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và

phát huy truyền thống quê hương ?

A. Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác.

B. Tìm gặp nghệ nhân để phỏng vấn và viết bài giới thiệu về các hoạt động văn hoá. 

C. Ước mơ sau này sẽ trở thành hướng dẫn viên du lịch. 

D. Giới thiệu với mọi người về sự ra đời và giá trị của các lễ hội truyền thống. 

Câu 5: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào nhằm góp phần giữ gìn và

phát huy truyền thống quê hương ?

A. Tham gia và hỗ trợ hoạt động tổ chức các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa ở địa phương, quê hương mình.

B. Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của các nghề truyền thống.

C. Học tập tốt, rèn luyện tu dưỡng đạo đức góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.

D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 6: Những việc làm nào sau đây là không phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương?

A. Giữ gìn mọi phong tục, tập quán, thói quen của quê hương mình. 

B. Giới thiệu với mọi người về lễ hội truyền thống của quê mình. 

C. Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác. 

D. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện. 

Câu 7: Những việc làm nào sau đây là phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương?

A. Giữ gìn và bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường và những nơi công cộng. 

B. Không ủng hộ những môn nghệ thuật dân gian.

C. Mong muốn được giúp đỡ mọi người khi đến tham gia hoặc tham quan lễ hội.

D. Cả 2 phương án A, C đều đúng.

Câu 8: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về niềm tự hào truyền thống quê hương? 

A. Đi thăm đền chùa, di tích không phải cách thể hiện tự hào về truyền thống quê hương.     

B. Nếu không giữ gìn truyền thống thì quê hương sẽ không phát triển. 

C. Giữ gìn truyền thống quê hương là góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc. 

D. Tìm hiểu truyền thống của các dân tộc khác cũng là giữ gìn truyền thống

quê hương. 

Câu 9: Nhận định nào sâu đây là đúng khi bàn về những truyền thống quê hương? 

A. Giữ gìn truyền thống, bản sắc quê hương thì chỉ cần giữ gìn những gì mình có, không nên học hỏi, đưa các giá trị, truyền thống của nơi khác đến quê mình. 

B. Truyền thống quê hương là những giá trị của mỗi vùng miền địa phương, làm nên bản sắc riêng của mỗi vùng miền. 

C. Học sinh trung học cơ sở chỉ cần chăm ngoan và học thật tốt còn việc giữ gìn truyền thống là của người lớn. 

D. Truyền thống ở mỗi vùng miền trên cả nước đều giống nhau.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được

giữ gìn và phát huy ?

A. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa. 

B. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền. 

C. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”, “trọng nam khinh nữ”.

D. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình. 

 

Câu 11: Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ ?

A. Nhân ái. 

B. Các lễ hội truyền thống.

C. Nghề truyền thống.

D. Lười biếng, há miệng chờ sung.

Câu 12: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương ?

A.  Làm xấu hình ảnh quê hương. 

B. Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương. 

C. Không quan tâm đến truyền thống quê hương. 

D. Từ chối tìm hiểu về giá trị của truyền thống quê hương. 

Câu 13: Những việc làm nào sau đây là phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương?

A. Quảng bá những nét đẹp văn hóa cho người khác bằng cách tham gia các cuộc thi, làm video đăng tải lên mạng xã hội chính thống.

B. Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa.

C. Tích cực tìm hiểu, học tập và duy trì những giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương. 

D. Cả 2 phương án A, C đều đúng.

Câu 14: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về truyền thống quê hương ?

A. Mỗi vùng miền, địa phương đều có những truyền thống tốt đẹp về ẩm thực, lễ hội.

B. Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì quá lạc hậu.

C. Là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ đời này sang đời khác.

D. Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, tổ tiên mình.

Câu 15: Chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền, vì mỗi địa phương đều

A. Giống nhau về văn hóa ẩm thực, trang phục.

B. Có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng.

C. Có những nghề thủ công truyền thống giống nhau.

D. Giống nhau về trang phục và lễ hội truyền thống.

Câu 16: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống yêu nước?

A. Anh Tuấn được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc năm vì sự chăm chỉ.

B. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh Phong thường bỏ cuộc.

C. Anh Quân hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi ( 18 tuổi ).

D. Bạn Khánh thường xuyên trốn học, không làm bài tập về nhà.

Câu 17: Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của

A. Mọi doanh nghiệp

B. Người lao động.

C. Mọi người sống trên đất nước việt nam.

D. Dân tộc việt nam.

Câu 18: Phương án nào sau đây không được coi là truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương

A. Cần cù lao động.

B. Trân trọng trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc.

C. Thách cưới cao, tổ chức ma chay linh đình, kéo dài nhiều ngày.

D. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương.

B. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

C. Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương.

D. Thái độ kì thị sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền.

Câu 20: Biểu hiện của việc không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?

A. Quảng bá nghề làm phở ra nước ngoài.

B. Lưu giữ nghề làm gốm.

C. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu.

D. Cả A, B, C.

3. VẬN DỤNG (9 câu)

Câu 1: Làng gốm Bát Tràng là nét đẹp nghề truyền thống của tỉnh thành nào sau đây?

A. Hưng Yên.  

B. Ninh Bình. 

C. Bình Định. 

D. Hà Nội.

Câu 2: Quê hương của Hưng là một vùng quê nghèo khó. Bao đời này, trong dòng họ của Hưng chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hưng không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè bởi Hưng cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình. Em có đồng tình với cách nghĩ của Hưng không ?

A. Phân vân 

B. Có 

C. Không

D. Không đáp án nào

Câu 3: Nhân vật nào dưới đây thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương ?

A. Bạn M xấu hổ về nghề làm gốm của địa phương vì cho rằng nghề này lạc hậu.

B. Chị G tuyên truyền những thông tin sai lệch về văn hóa quê hương trên Fakebook 

C. Bạn K lập nhóm tìm hiểu truyền thống yêu nước của thành phố nơi mình sống.

D. Bà P tăng giá cả hàng hóa gấp nhiều lần khi bán cho khách du lịch nước ngoài.

Câu 4: Hát quan họ là nét đẹp truyền thống của tỉnh nào sau đây ?

A. Bắc Ninh.

B. Ninh Bình.

C. Hà Nội.

D. Thanh Hóa. 

Câu 5: Hàng năm cứ vào cuối năm học dòng họ D luôn tổ chức tặng quà cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm đó thể hiện điều gì ?

A. Phô trương cho mọi người biết

B. Động viên tinh thần và khích lệ con cháu học tập tốt..

C. Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.

D. Cả B và C.

Câu 6: Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?

A. Bỏ nghề làm bánh đa sang nghề làm đẹp.

B. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu.

C. Bán lại bí quyết làm bánh cuốn cho người nhiều tiền.

D. Truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.

Câu 7: Em hãy cho biết câu ca dao: “Ai về Bình Định mà coi/ Con gái Bình Định cầm roi đi quyền.” thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? 

A. Truyền thống nhân nghĩa.

B. Thể hiện tinh thần yêu nước, thượng võ 

C. Truyền thống nhân nghĩa.

D. Truyền thống tôn sư trọng đạo. 

Câu 8: Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Xấu hổ vì sự nghèo nàn của quê hương.

B. Quảng bá về ngành nghề truyền thống của quê hương.

C. Giới thiệu về nghề truyền thống của gia đình và dòng họ.

D. Cả B và C đúng.

Câu 9:  Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào ?

A. Truyền thống yêu nước.

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

Câu 10: Đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ được nhận những món quà từ người dân cả nước quyên góp thể hiện truyền thống nào sau đây ?

A. Hiếu học.

B. Tự lực, tự cường.

C. Dũng cảm.

D. Tương thân, tương ái.  

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Gia đình ông Phong muốn truyền lại nghề vẽ tranh dân gian cho anh Thành là cháu mình để mai sau có cơ hội phát huy, phát triển. Tuy nhiên, bố mẹ của anh Thành lại ngăn cản vì muốn con sau này học ngành nghề tốt hơn thay vì phát huy nghề truyền thống. Trong trường hợp này việc làm của bố mẹ anh Thành thể hiện:

A. Có lối sống theo hướng hiện đại..

B. Có tư duy đổi mới, bắt kịp xu thế.

C. Không có ý thức phát huy nghề truyền thống.

D. Có ý thức phát huy nghề truyền thống.

Câu 2: Bà Hoa là chủ một cơ sở kinh doanh hải sản ở Nha Trang. Khi bán hải sản cho khách hàng, bà Hoa luôn cân đúng trọng lượng, niêm yết giá cả rõ ràng. Thấy vậy, bà Phúc ( chị gái của bà Hoa ) không đồng tình, bà Phúc cho rằng : kinh doanh mà thật thà như thế thì không thu được nhiều lợi nhuận. Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có suy nghĩ hành động gây tỗn hại đến truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương ?

A. Không có nhân vật nào.

B. Bà Hoa.

C. Bà Phúc.

D. Bà Hoa và bà Phúc.

Câu 3: Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Tùng thường được nghe ông kể về thời kháng chiến chống thực dân, đế quốc của người dân Thủ đô. Tùng rất tự hào và rủ bạn bè cùng lập nhóm tìm hiểu lịch sử chống giặc ngoại xâm của các thế hệ trước. Nếu nhận được lời mời của Tùng, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Không thích nhưng vẫn đồng ý để khỏi mất lòng bạn.

B. Không tham gia, vì không nên hoài niệm về quá khứ.

C. Làm ngơ vì truyền thống đó không gì đáng tự hào.

D. Đồng ý và tham gia một cách hăng hái, tích cực.

Câu 4: Từ nhỏ, Hà đã yêu thích những bộ trang phục truyền thống nhiều màu sắc, được thêu cầu kì của dân tộc mình và luôn ao ước có thể làm những bộ trang phục đẹp như vậy. Hà dự định sẽ tự may, thêu cho mình bộ trang phục truyền thống của người Dao quê mình và mặc trong lễ tốt nghiệp trung học cơ sở. Biết được dự định của Hà, bạn Phong rất hào hứng và ủng hộ. Tuy nhiên, các bạn Hiền và Xuân đã cười phá lên và mỉa mai Hà là quê mùa. Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương ?

A. Bạn Hà và bạn Phong.

B. Bạn Hiền.

C. Bạn Xuân.

D. Tất cả 3 bạn Hiền, Xuân, Phong

Câu 5: Nhân ngày 20/11, lớp của bạn Minh tổ chức một tiết mục văn nghệ đóng góp cho hội văn nghệ của nhà trường. Bạn Minh có đề xuất lớp biểu diễn điệu múa truyền thống của người Chăm. Tuy nhiên, bạn Hà và Huệ lại cho rằng điệu múa cổ truyền đã lạc hậu, không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại. Em có ý kiến gì trong trường hợp này? 

A. Đồng tình với ý kiến của bạn Hà và bạn Huệ

B. Đồng ý với ý kiến của Bạn Minh 

C. Phân vân 

D. Không đồng ý với ý kiến của cả 3 bạn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay