Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối Ôn tập Bài 1, 2, 3 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 1, 2, 3. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 1 + 2 + 3

 

Câu 1: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về truyền thống quê hương?

  • A. Là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ đời này sang đời khác.
  • B. Mỗi vùng miền, địa phương đều có những truyền thống tốt đẹp về ẩm thực, lễ hội,...
  • C. Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, tổ tiên mình.
  • D. Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì quá lạc hậu.

Câu 2: Một trong những lễ hội truyền thống của người dân huyện Mỹ Đức (Hà Nội) là:

  • A. lễ hội chùa Hương.
  • B. lễ cày tịch điền Đọi Sơn.
  • C. lễ hội Lồng Tồng.
  • D. lễ hội cồng chiêng.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam?

  • A. Yêu nước.
  • B. Hiếu học.
  • C. Dũng cảm.
  • D. Ích kỉ.

Câu 4: Dân ca quan họ là loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng của người dân vùng:

  • A. Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang).
  • B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • C. Bắc Trung Bộ.
  • D. Tây Nguyên và Nam Bộ.

Câu 5: Hành động góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

  • A. Không tham gia các hoạt động
  • B. Chỉ tham gia lễ hội yêu thích
  • C. Tuyên truyền, lôi kéo mọi người không tham gia
  • D. Tự hào và tham gia tích cực vào các hoạt động lễ hội

 

 

Câu 6: Nhân vật nào dưới đây thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương ?

  • A. Bạn M xấu hổ về nghề làm gốm của địa phương vì cho rằng nghề này lạc hậu.
  • B. Chị G tuyên truyền những thông tin sai lệch về văn hóa quê hương trên Fakebook
  • C. Bạn K lập nhóm tìm hiểu truyền thống yêu nước của thành phố nơi mình sống.
  • D. Bà P tăng giá cả hàng hóa gấp nhiều lần khi bán cho khách du lịch nước ngoài.

Câu 7: Hát quan họ là nét đẹp truyền thống của tỉnh nào sau đây ?

  • A. Bắc Ninh.
  • B. Ninh Bình.
  • C. Hà Nội.
  • D. Thanh Hóa.

Câu 8: Hàng năm cứ vào cuối năm học dòng họ D luôn tổ chức tặng quà cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm đó thể hiện điều gì ?

  • A. Phô trương cho mọi người biết
  • B. Động viên tinh thần và khích lệ con cháu học tập tốt..
  • C. Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.
  • D. Cả B và C.

Câu 9: Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là ?

  • A. Bỏ nghề làm bánh đa sang nghề làm đẹp.
  • B. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu.
  • C. Bán lại bí quyết làm bánh cuốn cho người nhiều tiền.
  • D. Truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.

Câu 10: Đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ được nhận những món quà từ người dân cả nước quyên góp thể hiện truyền thống nào sau đây ?

  • A. Hiếu học.
  • B. Tự lực, tự cường.
  • C. Dũng cảm.
  • D. Tương thân, tương ái. 

 

Câu 11: Các bạn học sinh nên thực hiện những việc làm nào sau đây để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với xã hội?

  • A. Không chơi với những bạn học kém.
  • B. Phớt lờ khi thấy tai nạn giao thông.
  • C. Rủ bạn đi chơi khi mẹ ốm.
  • D. Không bao giờ thăm hỏi và động viên người già neo đơn.

Câu 12: Khi một người lầm đường lạc lỗi đã biết ăn năn hối cải, chúng ta cần tỏ thái độ gì ?

  • A. Phê bình.
  • B. Xua đuổi.
  • C. Thờ ơ.
  • D. Khoan dung 

 

Câu 13: Khi bài tập về nhà có một bài toán khó, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp ?

  • A. Bỏ qua để chờ ngày hôm sau cô giáo chữa bài rồi chép vào vở.
  • B. Hỏi bạn bè xem ai đã làm thì mượn vở chép.
  • C. Ôn lại nội dung kiến thức phần đó để cố gắng suy nghĩ lại cách giải bài toán.
  • D. Lên mạng tìm đáp án để chép vào vở cho nhanh.

Câu 14: Buổi tối, Ngọc thường xuyên ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng tay vẫn cầm điện thoại để nhắn tin và chỉ tập trung học bài khi bố mẹ thúc giục, kiểm tra. Em thấy Ngọc là người như thế nào?.

  • A. Chăm chỉ, cần cù
  • B. Chịu thương, chịu khó
  • C. Mạnh mẽ, quyết liệt
  • D. Không tự giác tích cực trong học tập

Câu 15: Biểu hiện của nhân vật nào dưới đây thể hiện tự giác, tích cực trong học tập ?

  • A. Trong giờ học, Thịnh luôn mất tập trung và nói chuyện riêng.
  • B. Mỗi khi làm bài kiểm tra, Khanh thường xuyên chép bài của bạn.
  • C. Bạn Hùng thường tìm các các bài toán hay trên mạng để tự giải.
  • D. Bạn Ánh thường xuyên trốn học để đi chơi.

Câu 16: Vì sợ thua điểm về môn Tiếng Anh nên Vãng chỉ dành thời gian và cố gắng học thật tốt môn này còn các môn khác thường bỏ qua. Nếu em là Vãng, em sẽ làm gì?

  • A. Cố gắng học thật tốt môn Tiếng Anh để đạt điểm cao.
  • B. Tự giác tích cực học tốt ở tất cả các môn vì mỗi môn học đều bổ ích và sẽ đem đến cho chúng ta những trải nghiệm và kiến thức khác nhau.
  • C. Chỉ học những môn như Toán, Văn, Anh vì cho rằng những môn khác là môn phụ nên không quan trọng.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

Câu 17: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống yêu nước?

  • A. Anh Tuấn được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc năm vì sự chăm chỉ.
  • B. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh Phong thường bỏ cuộc.
  • C. Anh Quân hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi ( 18 tuổi ).
  • D. Bạn Khánh thường xuyên trốn học, không làm bài tập về nhà.

Câu 18: Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của:

  • A. Mọi doanh nghiệp
  • B. Người lao động.
  • C. Mọi người sống trên đất nước việt nam.
  • D. Dân tộc việt nam.

Câu 19: Phương án nào sau đây không được coi là truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương:

  • A. Cần cù lao động.
  • B. Trân trọng trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc.
  • C. Thách cưới cao, tổ chức ma chay linh đình, kéo dài nhiều ngày.
  • D. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm.

 

Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương ?

  • A. Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương.
  • B. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
  • C. Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương.
  • D. Thái độ kì thị sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền.

Câu 21: Biểu hiện của việc không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?

  • A. Quảng bá nghề làm phở ra nước ngoài.
  • B. Lưu giữ nghề làm gốm.
  • C. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu.
  • D. Cả A, B, C.

 

Câu 22: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ nhận được điều gì sau đây ?

  • A. Bị mọi người bắt nạt, xa lánh, khinh rẻ.
  • B. Được mọi người yêu mến, kính trọng.
  • C. Luôn phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống.
  • D. Luôn phải chịu thiệt thòi về mình.

Câu 23: Việc làm nào sau đây có ở người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

  • A. Thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người.
  • B. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu.
  • C. Thường xuyên động viên, an ủi người gặp khó khăn.
  • D. Bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích.

Câu 24:Ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là gì?

  • A. Mỗi người sẽ có động lực vượt qua khó khăn, thử thách.
  • B. Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.
  • C. Mang lại tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc cho cuộc sống ;
  • D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng.

Câu 25: Hoạt động nào sau đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

  • A. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
  • B. Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm ;
  • C. Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn ;
  • D. Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác ;

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay