Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối Bài 8: quản lí tiền

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: quản lí tiền . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 8: QUẢN LÍ TIỀN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Quản lí tiền là gì?

A. Là tiêu tiền một cách phung phí, vô ích.

B. Là biết sử dụng tiền hợp lí, có hiệu quả

C. Là một hình thức kiểm soát lưu thông tiền tệ của ngân hàng nhà nước.

D. Cả B và C.

Câu 2: Ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả là gì?

A. Giúp chúng ta rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm, biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình,… để tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển.

B. Cho chúng ta hiểu được cách thức, cơ chế của hoạt động lưu thông tiền tệ, từ đó giúp chúng ta biết cách đầu tư, kinh doanh hợp lí, đảm bảo nguồn thu.

C. Tạo dựng nền tảng vững chắc cho tương lai của con cháu chúng ta, vì những gì tốt chúng ta làm được ngày hôm nay sẽ được con cháu chúng ta tiếp thu.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Chi tiêu như thế nào là chi tiêu có kế hoạch?

A. Vay nợ trước để đầu tư rồi làm việc để trả nợ.

B. Chỉ mua những thứ thực sự cần và phù hợp với khả năng chi trả.

C. Tập trung mua những món đồ công nghệ mới, có tác dụng mạnh mẽ trong việc giáo dục con trẻ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Chúng ta chỉ nên vay tiền khi nào?

A. Khi đã trả xong nợ cũ

B. Khi cần lấy tiền của người này đắp vào chỗ nợ của người kia

C. Khi thực sự cần thiết

D. Cả A và C.

Câu 5: Chúng ta có thể tiết kiệm tiền bằng cách:

A. Không lãng phí thức ăn, điện, nước,…

B. Đầu tư vào các sàn giao dịch chứng khoán, bitcoin

C. Lấy tiền tiết kiệm của người khác.

D. Tham gia khoá học “Tiết kiệm tiền”.

Câu 6: Là một học sinh, chúng ta không nên kiếm tiền bằng cách nào sau đây?

A. Làm đồ thủ công để bán

B. Làm phụ giúp bố mẹ

C. Nhờ bố mẹ gửi tiết kiệm ngân hàng nếu có tiền mà chưa cần dùng vào việc gì

D. Bỏ học để đi làm

Câu 7: Để quản lí tiền hiệu quả, chúng ta cần:

A. Sử dụng tiền hợp lí

B. Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền

C. Học cách kiếm tiền phù hợp

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: “Học sinh nên tập trung vào học hành, không nên quan tâm đến tiền bạc.” Em có đồng tình với ý kiến này không?

A. Có. Vì có ở độ tuổi học sinh, các em chỉ biết cách học tập sao cho hiệu quả, còn tiền bạc thì lại là một vấn đề hết sức nan giải, ngay cả các giáo sư đại học cũng không thể giải quyết triệt để được.

B. Có. Vì học thật tốt thì học sinh sau này mới có thể kiếm được tiền, còn một chút tiền nhỏ nhoi mà học sinh có được bây giờ không thực sự quan trọng mà phải cần đến việc quản lí.

C. Không. Vì Luật Tài chính Việt Nam năm 2020 quy định nghiêm cấm học sinh sở hữu, sử dụng tiền bạc.

D. Không. Vì quản lí chi tiêu luôn là cần thiết với mỗi người ngay từ khi có nhu cầu chi tiêu nên học sinh cần có kĩ năng tài chính để đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp khi cần chi tiêu tiền.

Câu 2: “Học sinh không nên giữ tiền vì không giữ được tiền cẩn thận và hay chi vào những việc không cần thiết.” Em có đồng tình với ý kiến này không?

A. Có. Vì hiện nay, điện thoại rất phổ biến, nếu có biến cố gì xảy ra thì học sinh có thể gọi cho bố mẹ, nên không học sinh không nên giữ tiền.

B. Có. Vì luật pháp Việt Nam không cấm một người ở độ tuổi học sinh không được giữ tiền.

C. Không. Vì trong thực tế, mỗi học sinh sẽ có lúc cần có tiền để chi cho những việc cần thiết. Vì vậy, mỗi người cần có một số tiền nhất định dự phòng trong người.

D. Không. Vì học sinh biết giữ tiền cẩn thận nhưng lại hay chi vào những việc không cần thiết.

Câu 3: “Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều.” Em có đồng tình với ý kiến này không?

A. Có. Vì chi tiêu tiền một cách không tiết kiệm sẽ khiến người tiêu tiền sa đà vào tệ nạn xã hội.

B. Không. Vì tiết kiệm tiền chỉ dành cho người có thu nhập thấp, nếu tiêu quá nhiều sẽ dẫn đến nợ nần.

C. Không. Vì tiết kiệm tiền không chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều tiền mà còn rất cần với người chi tiêu ít, vì người chi tiêu ít có thể là vì họ có thu nhập thấp, không có nhiều tiền.

D. Cả B và C.

Câu 4: “Biết quản lí tiền sẽ có một cuộc sống đầy đủ.” Em có đồng tình với ý kiến này không?

A. Có. Vì biết quản lí tiền và cuộc sống đầy đủ là hai phạm trù nhân – quả được xác lập trong học thuyết Marx – Lenin và được chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển lên.

B. Có. Vì ý kiến này cho thấy rõ hơn ý nghĩa của việc quản lí tiền. Một người biết quản lí tiền sẽ chi tiêu hợp lí, không lãng phí, biết tiết kiệm thì sẽ luôn có điều kiện để cải thiện chất lượng cuộc sống, sẽ có một cuộc sống đủ đầy.

C. Không. Vì biết quản lí tiền chỉ là một yếu tố nhỏ nhoi để một người có thể thành công. Bằng chứng có thể thấy là rất nhiều người tiên tiền lãng phí vẫn có một cuộc sống đầy đủ.

D. Cả A và B.

Câu 5: Ta có thể đồng tình với hành vi của nhân vật nào trong các trường hợp dưới đây?

A. N thường vay tiền để chơi điện tử.

B. Mỗi khi có tiền, H nghĩ đến rất nhiều thứ mình thích và tìm cách mua ngay để tiêu hết số tiền đang có.

C. Để có thêm tiền chi tiêu, L thường đề nghị bố mẹ cho tiền khi nhổ tóc bạc cho bố, lau nhà, rửa bát, phơi quần áo,...

D. Mỗi khi Tết đến, M lại đặt ra mục tiêu sẽ tiết kiệm một khoản tiền trong một năm để thực hiện kế hoạch của cá nhân trong năm tiếp theo.

Câu 6: “Cả tuần vừa rồi K đều nhịn ăn sáng để dành tiền mua cuốn truyện yêu thích.” Em có nhận xét gì về việc làm của K?

A. Việc làm của K thể hiện rõ nét nguyên tắc sự dụng tiền hiệu quả.

B. Việc làm của K cho thấy tầm nhìn mang tính chiến lược của K trong việc tiết kiệm tiền để mưu đồ đại sự.

C. Việc làm của K là không nên. Ăn sáng là một việc cần thiết để đảm bảo sức khoẻ. K không nên chỉ vì thích thú một cuốn truyện mà không quan tâm đến sức khoẻ.

D. Việc làm của K làm bà bán xôi mất đi một khách hàng, nhưng lại giúp nhà sách có thêm một khách hàng.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: “Ngay tuần đầu tiên, H đã dùng hết số tiền mẹ cho để chi tiêu trong cả tháng.” Em có nhận xét gì về việc làm của H?

A. Việc làm của H thể hiện H là một con người chịu chơi, không vì tiếc rẻ mấy đồng tiền tiêu vặt mà làm bản thân mất vui.

B. Việc làm của H là không thể chấp nhận được. H đã sử dụng tiền một cách quá phung phí, không có mục tiêu, kế hoạch.

C. Việc làm của H sẽ khiến H rất vào tình trạng nợ nần, ảnh hưởng đến học tập, gia đình và người thân.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: “Tháng nào, Q cũng đặt ra mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền nhất định.” Em có nhận xét gì về việc làm của Q?

A. Việc làm của Q tuân thủ nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả. Điều này giúp ích rất nhiều cho Q trong tương lai.

B. Việc làm của Q cho thấy ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả, đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội.

C. Việc làm của Q sẽ đem đến cho Q một khoản tiền khổng lồ sau này, lúc đó Q có thể mua xổ số kiếm bộn tiền.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: “Em và H đang đi xem phim. H muốn mua trà sữa nhưng lại không có tiền. Em có tiền nhưng em dự định để dành số tiền này cho một việc khác.” Em sẽ làm gì trong tình huống này?

A. Em sẽ nói cho H hiểu rằng trà sữa không cần thiết vào lúc này lắm, chúng ta không nên tốn tiền vào việc đó.

B. Em sẽ nói với H là không có tiền còn bày đặt mua trà sữa.

C. Em sẽ cho H mượn tiền, vì là bạn với nhau, có mấy đồng mua trà sữa mà không cho nhau mượn được thì đó không phải là một tình bạn đẹp.

D. Em sẽ mua trà sữa nhưng không cho H uống.

Câu 4: “Tháng trước, em vay tiền của G và hứa sẽ trả lại sau một tháng. Khi nhận được tiền mẹ cho để chi tiêu trong tháng này, em nhận ra rằng nếu trả số tiền đã vay của G thì sẽ không còn tiền để chi tiêu.”

Em có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?

A. Em sẽ nói với G rằng mình không có tiền đủ để trả cho bạn, bao giờ mình có thì mình trả, mà bao giờ mình có thì mình chưa biết.

B. Em sẽ không gặp mặt G nữa để quỵt luôn số tiền vay của G.

C. Em sẽ trả một phần số tiền mẹ cho để trả G, hứa với G sẽ trả nốt trong 1, 2 tháng tới và để lại một phần để chi tiêu.

D. Em sẽ trả hết cho G còn bản thân mình thì có gắng không chi tiêu trong tháng này.

Câu 5: “Em đang ở cửa hàng và rất thích một chiếc áo nhưng nếu mua nó em sẽ phải dùng số tiền chi tiêu trong tháng tới để mua.” Em sẽ làm gì trong tình huống này?

A. Em sẽ mặc cả, nếu không được em sẽ ăn trộm chiếc áo đó.

B. Em sẽ về bảo bố mẹ cho tiền để mua chiếc áo đó, đổi lại, trong vài tháng tới, em sẽ nhận ít tiền chi tiêu hơn.

C. Em sẽ mua chiếc áo đó, rồi mặc chiếc áo đẹp đó đi kiếm tiền.

D. Em sẽ vay nặng lãi để mua chiếc áo đó, rồi tìm cách trả trong vài năm tới.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: “L là bạn thân cùng lớp với V. Một hôm, L rủ V tham gia trò chơi trên mạng rất hấp dẫn lại có thể kiếm được tiền.” Nếu là V, em sẽ khuyên L điều gì?

A. Em sẽ khuyên L không nên chơi những trò chơi đó nữa vì khi ta thực hiện các hoạt động đó sẽ bị mọi người đánh giá là yếu kém về mặt nhận thức

B. Em sẽ khuyên L không nên chơi những trò chơi đó nữa vì đó là những trò chơi may rủi, hơn nữa, nhiều trang mạng không được pháp luật cho phép, rất dễ khiến chúng ta mất tiền oan.

C. Em sẽ khuyên L nên bỏ học và tập trung vào chơi các trò chơi trên mạng đó nếu nó thực sự kiếm được rất nhiều tiền.

D. Em sẽ khuyên L nên chơi nhiều hơn để gia tăng khả năng, kinh nghiệm giao tiếp, kiếm tiền.

Câu 2: “Trời đã tối, ngồi ôn thi trong phòng nhưng P vẫn không bật đèn để đỡ tốn tiền điện.” Em có lời khuyên gì cho P?

A. Em khuyên bạn nên thường xuyên làm như vậy hơn để có thể tiết kiệm được nhiều điện hơn,

B. Em khuyên bạn chỉ nên học trong trời tối còn lúc ôn thi thì phải bật đèn.

C. Em khuyện bạn phải bật tất cả mọi thứ lên, như vậy mới có thể tạo cảm giác thoải mái mà ôn thi cho được.

D. Em khuyên bạn không nên vì tiết kiệm điện kiểu như vậy, việc làm đó nói đúng ra là tằn tiện, và nó sẽ gây hại cho mắt.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay