Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)
1. NHẬN BIẾT (28 câu)
Câu 1: Quan tâm là gì?
A. Là thường xuyên để ý tiểu tiết.
B. Là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.
C. Là thường xuyên lo lắng đến vấn đề của người khác.
D. Là chỉ chú ý đến bản thân mình.
Câu 2: Đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 3: Chia sẻ là gì?
A. Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ.
B. Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.
C. Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.
D. Yêu thương, vị tha, giàu lòng nhân ái.
Câu 4: Thường xuyên chú ý tới người khác là nội dung khái niệm nào sau đây?
A. Yêu thương.
B. Quan tâm.
C. Nhân ái.
D. Cảm thông.
Câu 5: Điền vào chỗ trống: “Trong cuộc sống, sự quan tâm, sẻ chia và đồng cảm chính là sợi dây gắn kết giúp....”
A. tạo dựng mối quan hệ mật thiết với mọi người xung quanh.
B. thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.
C. đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ.
D. thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.
Câu 6: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được biểu hiện thông qua các hành vi,
việc làm cụ thể như
A. An ủi, động viên, hỏi thăm, lắng nghe.
B. Giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.
C. Tham gia các hoạt động thiện nguyện trong nhà trường và ngoài xã hội.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 7: Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong đời sống xã hội hiện nay là gì?
A. giúp con người gần gũi, gắn bó ; có thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
B. Thay đổi định kiến của xã hội.
C. Góp phần giúp cho nền kinh tế phát triển toàn cầu.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Để rèn luyện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ, bản thân mỗi học sinh cần phải làm gì?
A. Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
B. Chủ động quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác.
C. Cần quan sát, lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người khác.
D. Tất cả các đáp án A, B, C.
Câu 9: Mỗi học sinh cần phải làm gì để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với thầy, cô giáo?
A. Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của bạn bè.
B. Ủng hộ sách vở cho các bạn vùng lũ.
C. Chăm chỉ học tập, dành những lời chúc tốt đẹp cho thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 10: Vì sao con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau?
A.Giúp người gặp khó khăn tạo thành sức mạnh to lớn, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.
B. Giúp mọi người gần gũi, gắn bó hơn và là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp.
C. Gia đình êm ấm, hạnh phúc; đất nước sẽ phồn vinh và thịnh vượng hơn; xã hội văn mình, tốt đẹp.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11: Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người thân trong gia đình, bản thân mỗi học sinh cần phải làm gì?
A. Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà.
B. Đến thăm bạn trong lớp khi bị ốm.
C. Làm thiệp tặng sinh nhật bạn bè.
D. Giúp đỡ cụ già qua đường.
Câu 12: Đối với bạn bè, mỗi học sinh cần có những hành động như thế nào để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn quên.
B. Đến thăm khi bạn ốm.
C. Tâm sự chia sẻ mỗi khi bạn có chuyện buồn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong đời sống xã hội hiện nay là gì?
A. Giúp chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau.
B. Góp phần giúp cho nền kinh tế phát triển toàn cầu.
C. Thay đổi định kiến của xã hội.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 14: Để rèn luyện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ, bản thân mỗi học sinh cần phải làm gì?
A. Động viên, khích lệ bạn bè cùng thực hiện.
B. Cần quan sát, lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người khác.
C. Chủ động quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác.
D. Tất cả các đáp án A, B, C.
Câu 15: Mỗi học sinh cần phải làm gì để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với thầy, cô giáo?
A. Ủng hộ sách vở cho các bạn vùng lũ.
B. Dành những lời chúc tốt đẹp cho thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
C. Chăm chỉ học tập.
D. Cả hai phương án B, C đều đúng.
Câu 16: Vì sao con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau ?
A. Giúp người gặp khó khăn tạo thành sức mạnh to lớn, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.
B. Giúp mọi người gần gũi, gắn bó hơn và là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp.
C. Gia đình êm ấm, hạnh phúc; đất nước sẽ phồn vinh và thịnh vượng hơn; xã hội văn mình, tốt đẹp.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 17: Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người thân trong gia đình, bản thân mỗi học sinh cần phải làm gì?
A. Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà.
B. Đến thăm bạn trong lớp khi bị ốm.
C. Làm thiệp tặng sinh nhật bạn bè.
D. Giúp đỡ cụ già qua đường.
Câu 18: Đối với bạn bè, mỗi học sinh cần có những hành động như thế nào để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn quên.
B. Đến thăm khi bạn ốm.
C. Tâm sự chia sẻ mỗi khi bạn có chuyện buồn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 19: Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được hiểu là gì?
A. Sự chăm sóc bằng tình cảm chân thành.
B. Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của họ.
C. Giúp đỡ, trao gửi những điều tốt đẹp cho nhau.
D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng.
Câu 20: Quan tâm, cảm thông, chia sẽ được biểu hiện thông qua hành vi, việc làm nào sau đây ?
A. An ủi.
B. Động viên.
C. Hỏi thăm.
D. Tất cả các hành vi trên
Câu 21: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ nhận được điều gì sau đây ?
A. Bị mọi người bắt nạt, xa lánh, khinh rẻ.
B. Được mọi người yêu mến, kính trọng.
C. Luôn phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống.
D. Luôn phải chịu thiệt thòi về mình.
Câu 22: Ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là gì?
A. Mỗi người sẽ có động lực vượt qua khó khăn, thử thách.
B. Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.
C. Mang lại tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc cho cuộc sống ;
D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng.
Câu 23: Việc làm nào sau đây có ở người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. Thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người.
B. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu.
C. Thường xuyên động viên, an ủi người gặp khó khăn.
D. Bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích.
Câu 24: Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để
A. Đồng hành với việc làm của người đó.
B. Biết và hiểu được cảm xúc của người đó.
C. Chế nhạo những việc làm của người đó.
D. Chứng tỏ bản thân mình trước người đó.
Câu 25: Học sinh thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ qua các hoạt động nào sau đây?
A. Ủng hộ đồng bào vùng bị lũ lụt.
B. Cho bạn sao chép bài trong giờ kiểm tra
C. Lao động cần cù.
D. Uống nước nhớ nguồn.
Câu 26: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta nên có biểu hiện nào sau đây?
A. Sống khép mình, không quan tâm đến mối quan hệ xung quanh.
B. Có lối sống ích kỷ, nhỏ nhen trước mọi người.
C. Quan tâm người khác khi bản thân thấy có lợi.
D. Sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn, mất mát.
Câu 27: Các bạn học sinh nên thực hiện những việc làm nào sau đây để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với xã hội?
A. Không chơi với những bạn học kém.
B. Phớt lờ khi thấy tai nạn giao thông.
C. Rủ bạn đi chơi khi mẹ ốm.
D. Không bao giờ thăm hỏi và động viên người già neo đơn.
Câu 28: Khi một người lầm đường lạc lỗi đã biết ăn năn hối cải, chúng ta cần tỏ thái độ gì ?
A. Phê bình.
B. Xua đuổi.
C. Thờ ơ.
D. Khoan dung
2. THÔNG HIỂU ( 17 câu)
Câu 1: Những biểu hiện nào sau đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Chế giễu, trêu chọc người khuyết tật.
B. Không chơi với những bạn học kém hơn mình.
C. Tham gia thiện nguyện giúp đỡ bà con vùng lũ lụt.
D. Ganh ghét, đố kị với người khác.
Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không đúng với người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Tham gia dạy học cho trẻ em bị bỏ rơi.
B. Lảng tránh thật xa khi có tai nạn giao thông.
C. Phụ việc gia đình giúp bố mẹ.
D. Thăm hỏi mẹ Việt Nam anh hùng.
Câu 3: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác ?
A. Ganh ghét, đố kị với người khác.
B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
C. Đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
D. Không giao lưu kết bạn với người nghèo.
Câu 4: Trong những việc làm sau, theo em việc nào nên làm để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Không chơi với những bạn học kém.
B. Gọi cấp cứu khi thấy tai nạn giao thông.
C. Rủ bạn đi chơi khi mẹ ốm.
D. Không quan tâm đến mọi người xung quanh.
Câu 5: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác ?
A. Thương cảm trước nỗi đau của người khác.
B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình.
C. Bao che cho bạn khi mắc lỗi.
D. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân.
Câu 6: Hành động nào sau đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với bố mẹ, người thân trong gia đình?
A. Giúp mẹ làm việc nhà, nấu cơm, quét nhà, rửa bát.. .
B. Nói năng nhẹ nhàng, lễ phép với ông bà, bố mẹ.
C. Chăm sóc khi bố mẹ, ông bà ốm.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 7: Hành động nào sau đây là phù hợp để khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác?
A. An ủi, động viên, hỏi thăm, lắng nghe kịp thời.
B. Giúp đỡ người khác khi khó khăn, hoạn nạn.
C. Sử dụng từ ngữ một cách trịnh trọng.
D. Cả phương án A, B đều đúng.
Câu 8: Trong cuộc sống, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được biểu hiện cụ thể như thế nào?
A. Thờ ơ, phớt lờ khi thấy người khác cần giúp đỡ.
B. Biết san sẻ niềm vui, xoa dịu nỗi buồn với những người xung quanh.
C. Biết cảm thông, thấu hiểu với những người thân trong gia đình, đối với người ngoài thì không cần thiết.
D. Lập hội nhóm trong lớp để cô lập các bạn khác.
Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong đời sống xã hội giúp chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau.
B. Trong cuộc sống, sự quan tâm, sẻ chia và đồng cảm chính là sợi dây gắn kết giúp tạo dựng mối quan hệ mật thiết với mọi người xung quanh.
C. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được thể hiện qua ánh mắt, lời nói, cử chỉ, cái ôm,..
D. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ làm cho chúng ta yếu đuối, ỷ lại vào người khác.
Câu 10: Trong cuộc sống chúng ta ủng hộ cách xử sự nào sau đây ?
A. Đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại.
B. Thấy người khác chết mà không cứu.
C. Chẳng ăn được thì đạp đổ.
D. Thấy nhà hàng xóm bị cháy mà vẫn bình chân như vại.
Câu 11: Hoạt động nào sau đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
B. Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm ;
C. Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn ;
D. Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác ;
Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Khi ai đó có lời đề nghị thì mình mới cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ
B. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp mọi người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và yêu thương
C. Chỉ người nào gặp khó khăn mới cần tới sự quan tâm,cảm thông và chia sẻ.
D. Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông chia sẻ chỉ cần tặng quà là đủ.
Câu 13: Người biết cảm thông là người như thế nào?
A. Một người biết cảm thông có thể bỏ qua tất cả lỗi lầm của người khác.
B. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi.
C. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp.
D. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông.
Câu 14: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây?
A. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác.
B. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.
C. Phê phán thói thờ ơ, ích kỷ với những khó khăn của người khác.
D. Khích lệ người khác biết quan tâm và chia sẻ.
Câu 15: Nhận định nào sau đây là đúng khi bàn về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn
B. Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm
C. Chỉ cần tặng quà là đủ để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
D. Cả 2 phương án A và B đều đúng.
Câu 16: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về sự cảm thông ?
A. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp.
B. Vô cảm, thờ ơ trước khó khăn đau khổ của người khác.
C. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông.
D. Cả 2 phương án B và C.
Câu 17: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Bao che cho bạn khi mắc lỗi.
B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình.
C. Thương cảm trước nỗi đau của người khác.
D. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân.
3. VẬN DỤNG (9 câu)
Câu 1: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Đi đường thấy người bị tai nạn không quay lại giúp đỡ
B. Không nhường ghế cho người già khi lên xe buýt.
C. Tiến bị ốm, Lâm sang hỏi thăm và động viên bạn nhanh khỏi.
D. Bạn Ngọc bị khuyết một tay, các bạn trêu cười, chế nhạo.
Câu 2: Gia đình Quân có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ Quân phải một mình làm lụng nuôi hai con. Gần đây, mẹ của Quân bị ốm nên Quân thường xuyên phải nghỉ học để chăm mẹ. Nếu là bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của Quân em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Khuyên Quân nên nghỉ học để ở nhà làm việc giúp mẹ.
B. Kêu gọi các bạn trong lớp xa lánh Quân.
C. Kêu gọi các bạn cùng lớp quyên góp, hỗ trợ Quân.
D. Làm quan tâm vì không liên quan đến bản thân mình.
Câu 3: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ ?
A. Ở hiền gặp lành.
B. Ăn không ngồi rồi.
C. Lá lành đùm lá rách.
D. Uống nước nhớ nguồn.
Câu 4: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Chị ngã em nâng.
B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
C. Nhường cơm, sẻ áo.
D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.
Câu 5: Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị đụng xe, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Trêu tức bạn.
B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
C. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.
D. Đỡ bạn, mang xe đi sửa sau đó chở bạn đến trường.
Câu 6: Câu danh ngôn nào sau đây không nói về quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Việc làm nghiêm chỉnh nhất của ta trên trái đất này là yêu thương, những việc khác chẳng đáng kể.
B. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.
C. Nếu không muốn nghe lời xấu thì đừng nói lời xấu.
D. Một từ giải phóng chúng ta khỏi sức nặng và đau đớn của cuộc đời đó là: Yêu thương. Nhưng bạn thấy đó, thước đo về địa ngục mà bạn có thể chịu đựng cũng là thước đo về tình yêu thương mà bạn có.
Câu 7: Em hãy cho biết, trong những hành vi sau đây hành vi nào không thể hiện quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?
A. Mẹ bạn Hòa không may bị ốm, Huy biết tin đã rủ một bạn khác tới thăm hỏi, chăm sóc mẹ bạn Hòa.
B. Vân Anh bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội lớp đã cử Tùng chép và giảng bài cho Vân Anh sau mỗi buổi học, nhưng bạn Tùng không đồng ý với lí do Vân Anh không phải là bạn thân của Tùng.
C. Thành bị ốm, Khánh sang hỏi thăm và động viên bạn nhanh khỏi.
D. Bé Tiên ở nhà một mình, chẳng may bị ngã. Linh đi học về qua thấy vậy đã vào băng bó vết thương cho Tiên và mời thầy thuốc đến khám cho em.
Câu 8: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói đến sự quan tâm, cảm thông
và chia sẻ ?
A. Thương người như thể thương thân
B. Yêu nên tốt, ghét nên xấu.
C. Nhường cơm sẻ áo.
D. Cả 2 phương án A và C đều đúng
Câu 9: Vào lúc rảnh rỗi Minh Anh thường sang nhà Văn dạy học vì bạn Văn là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn Minh Anh là người như thế nào ?
A. Là người biết quan tâm, cảm thông.
B. Là người trung thực.
C. Là người sống giản dị.
D. Là người có lòng tự trọng.
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Ánh và Na là bạn học cùng lớp và ở gần nhà nhau. Na bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Hết giờ học, Ánh sang nhà đưa vở cho bạn chép và giải thích những
chỗ khó hiểu để Na có thể theo kịp bài học trên lớp. Hương cùng lớp thấy vậy cho rằng Ánh làm thế không đúng vì việc học là nhiệm vụ của học sinh, Na phải tự tìm
hiểu và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Ánh?
A. Việc làm của bạn Ánh đã thể hiện bạn là một người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nối khó khăn của bạn bè.
B. Việc làm của bạn Ánh làm cho bạn Na ỷ lại, không có ý thức học tập
C. Việc làm của bạn Ánh là không cần thiết, tốn thời gian
D. Phương án B, C đúng
Câu 2: Trong giờ kiểm tra môn Giáo dục công dân, Nga không thuộc bài, Hiền ngồi cạnh đã đưa bài cho Nga chép. Theo em, việc làm của có đúng không?
A. Việc Hiền đưa bài cho Nga chép là không đúng vì sẽ khiến cho Nga ỷ lại vào Hiền những giờ kiểm tra sau
B. Việc Hiền đưa bài cho Nga chép vào giờ kiểm tra thể hiện sự chia sẻ với Nga
C. Việc Hiền đưa bài cho Nga chép là thể hiện sự quan tâm đến Nga
D. Cả 3 phương án trên đều sai
Câu 3: Khi đi học cùng bạn, em thấy một em bé đang khóc vì bị lạc. Những người xung quanh có chú ý đến em bé nhưng đều lẳng lặng rời đi. Bạn em nói: "Đi
nhanh thôi, sắp đến giờ vào học rồi, kệ em ấy, ở đây bao nhiêu người, rồi sẽ có người khác giúp em ấy, mình phải đến trường cho kịp giờ học". Em sẽ làm gì trong
tình huống trên?
A. Không muốn giúp vì không liên quan gì đến bản thân
B. Làm ngơ như không có chuyện gì xảy ra
C. Không giúp em bé vì sợ muộn học
D. Đến hỏi han, giúp đỡ em bé tìm người thân
=> Bài giảng điện tử công dân 7 kết nối tri thức bài 2: Quan tâm , cảm thông và chia sẻ