Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối Ôn tập Bài 7, 8, 9 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 4, 5, 6 . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 7 + 8 + 9 + 10

 

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn bản sau: "Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập."

  • A. Bạo lực gia đình.
  • B. Bạo hành trẻ em.
  • C. Bạo lực học đường.
  • D. Ngược đãi trẻ em.

Câu 2: Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là gì?

  • A. Đánh đập.
  • B. Quan tâm.
  • C. Sẻ chia.
  • D. Cảm thông.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường?

  • A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân.
  • B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.
  • C. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiến an toàn.
  • D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kĩ luật.

Câu 4: Nhận định nào dưới đây không đúng về bạo lực học đường?

  • A. Bạo lực học đường là vấn đề nan giải, gây những tác hại về nhiều mặt.
  • B. Đánh đập, ngược đãi, chê bai là những biểu hiện của bạo lực học đường.
  • C. Nguyên nhân chủ quan gây bạo lực học đường là do thiếu sự quan tâm từ gia đình.
  • D. Khi gặp bạo lực học đường chúng ta cần bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc tiêu cực.

Câu 5: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì?

  • A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
  • B. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
  • C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
  • D. Tác động từ các game có tính bạo lực.

 

Câu 6: Đâu là định nghĩa đúng về gia đình?

  • A. Gia đình là một tế bào sống của xã hội hiện đại, gồm có bố mẹ, anh chị, con cái, ông bà, tổ tiên.
  • B. Gia đình là một nhóm những người thường xuyên sống với nhau, người này đẻ ra người kia, người kia lại nuôi lại người này. Nói chung là có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
  • C. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Đối với mỗi người, gia đình chính là:

  • A. Mái ấm yêu thương
  • B. Nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách
  • C. Chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Đối với xã hội, gia đình có vai trò như thế nào?

  • A. Có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc. Mỗi một gia đình tốt là một tế bào lành mạnh cho xã hội.
  • B. Có vai trò thiết yếu trong việc duy trì nòi giống, góp phần giúp cho xã hội tránh khỏi thảm hoạ diệt vong.
  • C. Có vai trò nhỏ bé, thường chỉ có tác dụng là chỗ dựa về tinh thần và vật chất cho các cá thể của xã hội.
  • D. Không có vai trò gì đáng kể.

Câu 9: Câu nào sau đây là đúng?

  • A. Chồng có quyền lớn hơn và nghĩa vụ nhỏ hơn vợ về mọi mặt trong gia đình.
  • B. Vợ có quyền lớn hơn và nghĩa vụ nhỏ hơn chồng về mọi mặt trong gia đình.
  • C. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
  • D. Chồng có nghĩa vụ làm việc quần quật cả tháng rồi đưa tiền cho vợ và không có quyền gì cả. Vợ có mọi quyền hành và không cần thực hiện nghĩa vụ nào.

Câu 10: Một trong những quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong gia đình là:

  • A. Nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng con
  • B. Được phân biệt đối xử giữa các con.
  • C. Được ép buộc con làm điều trái đạo đức, trái pháp luật
  • D. Có quyền thao túng tâm lí con cái

Câu 11: Quản lí tiền là gì?

  • A. Là tiêu tiền một cách phung phí, vô ích.
  • B. Là biết sử dụng tiền hợp lí, có hiệu quả
  • C. Là một hình thức kiểm soát lưu thông tiền tệ của ngân hàng nhà nước.
  • D. Cả B và C.

Câu 12: Ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả là gì?

  • A. Giúp chúng ta rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm, biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình,… để tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển.
  • B. Cho chúng ta hiểu được cách thức, cơ chế của hoạt động lưu thông tiền tệ, từ đó giúp chúng ta biết cách đầu tư, kinh doanh hợp lí, đảm bảo nguồn thu.
  • C. Tạo dựng nền tảng vững chắc cho tương lai của con cháu chúng ta, vì những gì tốt chúng ta làm được ngày hôm nay sẽ được con cháu chúng ta tiếp thu.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Chi tiêu như thế nào là chi tiêu có kế hoạch?

  • A. Vay nợ trước để đầu tư rồi làm việc để trả nợ.
  • B. Chỉ mua những thứ thực sự cần và phù hợp với khả năng chi trả.
  • C. Tập trung mua những món đồ công nghệ mới, có tác dụng mạnh mẽ trong việc giáo dục con trẻ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Chúng ta chỉ nên vay tiền khi nào?

  • A. Khi đã trả xong nợ cũ
  • B. Khi cần lấy tiền của người này đắp vào chỗ nợ của người kia
  • C. Khi thực sự cần thiết
  • D. Cả A và C.

Câu 15: Chúng ta có thể tiết kiệm tiền bằng cách:

  • A. Không lãng phí thức ăn, điện, nước,…
  • B. Đầu tư vào các sàn giao dịch chứng khoán, bitcoin
  • C. Lấy tiền tiết kiệm của người khác.
  • D. Tham gia khoá học “Tiết kiệm tiền”.

 

Câu 16: Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ:

  • A. Bị xử lí theo quy định của pháp luật.
  • B. Bị xử lí theo quy định của nhà trường.
  • C. Được xử lí theo quy định của Trung ương Đảng.
  • D. Được khoan hồng nếu người vi phạm là học sinh lớp 7

Câu 17: Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội là gì?

  • A. Thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn và tuân thủ pháp luật.
  • B. Tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do trường, lớp và địa phương tổ chức.
  • C. Đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào mua bán trái phép chất ma tuý thì bị phạt tù trong thời gian bao lâu?

  • A. 1 đến 5 năm
  • B. 2 đến 7 năm
  • C. 3 đến 9 năm
  • D. 4 đến 11 năm

Câu 19: Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003?

  • A. Mua dâm.
  • B. Môi giới mại dâm.
  • C. Bán dâm.
  • D. Tố cáo hoạt động mại dâm.

Câu 20: “Trong khi phần lớn những vụ việc bạo lực học đường xảy ra ở trong và ngoài trường học, thì lại có vụ việc xảy ra ở ngay lớp học. Như trường hợp của M bị 5 bạn nam cùng lớp hành hung ngay tại lớp học, vì không cho bạn chép bài tập về nhà; hay vụ nữ sinh N bị nhóm bạn bắt quỳ gối yêu cầu xin lỗi ngay trên bục giảng trong giờ nghỉ giải lao vì không trả lời tin nhắn điện thoại. Sau vụ việc này, các bạn bị hành vi bạo lực cảm thấy rất lo sợ mỗi khi đến lớp, chỉ mong sao cho buổi học qua mau để thoát nạn, được về nhà.”

Em có thể nói gì về hành vi của các bạn gây ra hành vi bạo lực trong hai trường hợp trên?

  • A. Đây là những hành vi vi phạm luật hình sự, điều đó cũng cho thấy sự đáng sợ của trường học hiện nay.
  • B. Đây là những hành vi phổ biến ở trường học, đó chỉ là những thử thách dành cho những người yếu đuối, không đáng phải lưu tâm.
  • C. Đây là những hành vi gây ra tổn thương nặng nề về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực không phải chỉ ở lúc đó mà còn là ở sau này.
  • D. Cả A và C.

Câu 21: “Vào một ngày thứ bảy, lớp 7A Trường Trung học cơ sở M tổ chức đi tham quan danh lam thắng cảnh ở ngoại ô thành phố. Buổi chiều, trên đường trở về trường, H bị một bạn trong lớp chụp lại cảnh đang ngủ trên xe, sau đó đăng tải bức ảnh đó lên trên mạng Facebook cùng những lời lẽ không hay, có ý bêu riếu, xúc phạm H. H đã bật khóc ngay khi nhìn thấy tấm ảnh vì cảm thấy bị xúc phạm nặng nề.”

Hành vi đăng ảnh của người khác cùng những lời lẽ xúc phạm lên mạng xã hội có phải là hành vi bạo lực học đường không?

  • A. Có vì đây là hành vi bạo lực trực tuyến, làm tổn hại đến danh dự và nhân phẩm của H.
  • B. Có vì đây là hành vi này khiến cho chất lượng học tập của H bị giảm sút.
  • C. Không vì đây chỉ là một trò đùa vui nhưng H đã làm quá khi cho rằng mình bị xúc phạm.
  • D. Không vì H xứng đáng được chụp ở một tình huống đẹp hơn, để tôn lên cái thần thái của mình.

Câu 22: Đọc tình huống ở câu 1 phần Vận dụng. Theo em, trong trường hợp này H phải ứng phó như thế nào để chấm dứt bạo lực học đường từ bạn học trong lớp?

  • A. H không bị bạo lực học đường trong trường hợp này.
  • B. H nên báo cho thầy cô về việc làm không đúng của bạn học.
  • C. H nên báo cáo sai phạm của bài đăng đó trên Facebook.
  • D. Cả B và C.

Câu 23: “Từng là một nạn nhân của việc thoá mạ trên mạng xã hội, N là học sinh lớp 7, bị bịa đặt loan truyền trong lớp về những câu chuyện hoàn toàn sai sự thật về mình. Trong đó có chuyện bịa là N hay nhìn bài của bạn khi kiểm tra nên mới được điểm cao, hay chuyện chê N “béo như lợn”, “xấu tính”, và còn nhiều chuyện rất không hay về N và gia đình. Chỉ một thời gian sau, những lời nói xấu N bị đăng tải lên Facebook. Lúc đó có rất nhiều người hùa theo chửi bới N mà chẳng cần biết chuyện đúng hay sai sự thật. Từ đó N không sao chịu nổi và trở nên trầm cảm.”

Em nhận xét thế nào về hành vi của những bạn trong lớp đối với N?

  • A. Đó là những hành vi mang tính trêu đùa nhưng có hơi thái quá.
  • B. Đó là những hành vi mang tính bạo lực nhưng họ chỉ là những đứa trẻ chưa hiểu chuyện. Hơn nữa, không có lửa thì sao có khói, chính bản thân N cũng đã làm những điều sai trái.
  • C. Đó là những hành vi bạo lực học đường, gây tổn thương nặng nề về mặt tinh thần cho N. Đó là những hành vi đáng chê trách.
  • D. Đó là những hành vi bạo lực học đường, làm cho đối tượng bị bạo lực mất năng lực phản kháng. Đó là những hành vi có thể đẩy một người đến chỗ chết.

 

Câu 24: “Sau khi bố mẹ li hôn, H chán nản, bỏ học và theo bạn bè đến các địa điểm ăn chơi. Thấy H xinh đẹp, ham chơi, bà M chủ quán cà phê đã dụ dỗ H đến làm. Để có nhiều tiền ăn chơi, H đã đồng ý bán dâm cho khách của quán bà M.”

Nếu là bạn của H, em sẽ làm gì để giúp bạn?

  • A. Em sẽ đi bán dâm cùng bạn cho bạn đỡ tủi thân.
  • B. Em sẽ khuyên giải bạn, giúp bạn hiểu được tác hại của việc bán dâm: có thể gây tổn hại về thể xác, danh dự và tinh thần.
  • C. Em sẽ thỉnh thoảng đi cho bạn để ủng hộ bạn hoặc giới thiệu khách vip cho bạn.
  • D. Em sẽ bắt bạn phải đưa cho mình một ít tiền nếu không sẽ tố giác và đi rêu rao việc làm của bạn.

Câu 25: “Có ý kiến cho rằng, nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến học sinh mắc các tệ nạn xã hội là do thiếu một môi trường sống lành mạnh.” Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

  • A. Có vì môi trường sống có tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của mỗi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, kể cả việc giáo dục cũng bị tác động theo.
  • B. Có vì đây là nguyên tắc cơ bản trong việc hình thành nhân cách cho con người.
  • C. Không vì giáo dục và suy nghĩ của chính học sinh mới là thứ quyết định đến việc có mắc vào tệ nạn hay không.
  • D. Không vì học sinh mắc vào tệ nạn chưa bao giờ quan tâm đến môi trường sống của mình.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay